Bộ trưởng Bộ Nội vụ kể về những cuộc họp cân não từ sáng đến tối muộn để tinh gọn bộ máy

PV - 29/01/2025 14:35 (GMT+7)

(VNF) - Bên thềm Xuân Ất Tỵ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ rằng bà từng “mất ăn, mất ngủ” khi bắt tay vào xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.

Những cuộc họp cân não kéo dài từ sáng đến tối muộn

- Bộ trưởng có thể chia sẻ cảm xúc của mình sau gần 2 tháng “chạy đua” với thời gian để thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy trong bối cảnh rất nhiều nhiệm vụ khác của Bộ cũng phải hoàn thành?

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Thực sự là một cuộc “chạy đua” với thời gian, với tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”. Cho đến khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua các đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chúng tôi mới có thể thở phào nhẹ nhõm.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Có thể thấy Tổng Bí thư Tô Lâm quyết định lựa chọn thời điểm để tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy rất đặc biệt, có ý nghĩa lịch sử, nếu chậm trễ là có lỗi với nhân dân. Đó là thời điểm trước thềm Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng và nhiều sự kiện quan trọng của đất nước như kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, 80 năm thành lập nước với những quyết sách lớn để đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới – kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy là một trong những quyết sách lớn, có ý nghĩa quan trọng và có sức nóng mạnh mẽ, lan tỏa trong cả hệ thống chính trị với khí thế toàn Đảng, toàn dân, toàn diện. Trong 2 tháng qua chúng tôi đã nỗ lực hết mình, làm việc ngày đêm, không kể thứ Bảy hay Chủ nhật để hoàn thành một khối công việc lớn chưa từng có.

Nhiều ngày liên tục, anh em trong Bộ cặm cụi 2-3 giờ sáng vẫn chong đèn làm việc để kịp hoàn thành nhiệm vụ Bộ Chính trị, Chính phủ giao.

Tôi thật sự xúc động trước tinh thần đoàn kết, tâm huyết, nỗ lực vượt khó, làm việc không kể ngày đêm, không kể sớm tối của anh em trong Bộ. Thậm chí có những nhiệm vụ rất khó, tưởng chừng như không thể hoàn thành nổi thì Bộ đều đã vượt qua rất xuất sắc. 

Đến nay, sự nỗ lực ấy đã có kết quả, được Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng đánh giá cao; được Ban Chấp hành Trung ương thống nhất rất cao.

- Khối lượng công việc lớn và rất khó, lại động chạm đến nhiều người, chắc hẳn Bộ trưởng gặp rất nhiều áp lực?

Phải nói là chúng tôi vô cùng áp lực. Những ngày qua là những ngày “mất ăn, mất ngủ”, thậm chí có những cuộc họp cân não kéo dài từ sáng đến tối muộn, đầu lúc nào cũng căng như dây đàn. Quả là những ngày tháng lịch sử mà chúng tôi không thể nào quên.

Tôi còn nhớ Chủ nhật ngày 1/12/2024, ngay sau khi kết thúc Hội nghị toàn quốc quán triệt triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 vào buổi sáng thì 3 tiếng sau đó, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị triển khai ngay công việc như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm “tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là vấn đề rất cấp bách, phải làm ngay, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước”.

Là cơ quan tham mưu cho Ban Chỉ đạo của Trung ương và Ban Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nội vụ được giao thực hiện khối lượng công việc lớn chưa từng có và phải triển khai trong khoảng thời gian có thể nói là thần tốc. Chúng tôi vừa thực hiện những công việc chung về sắp xếp tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị; vừa chủ trì xây dựng, tham mưu các đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ; vừa xây dựng đề án hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ; xây dựng các chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động…

Bộ Nội vụ cũng được giao xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường vào tháng 2 tới đây. Đó là các dự thảo luật sửa đổi liên quan đến tổ chức bộ máy như Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương…

Hay như dự thảo Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026; các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành; nghị định về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp…

Việc này nhằm tạo hành lang pháp lý cho bộ máy mới sau khi được tinh gọn đi vào vận hành thông suốt, thống nhất, đồng bộ; đồng thời đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm là “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". 

Đây là khối lượng công việc hết sức nặng nề, phức tạp, song cũng là trọng trách rất lớn mà Bộ Nội vụ vinh dự được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng giao.

Thủ tướng nhiều lần nhấn mạnh “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi". Vì vậy, chúng tôi đã làm việc với tinh thần “tính từng phút chứ không còn tính từng giờ”. Tôi luôn động viên anh em đã xác định làm cách mạng thì phải luôn sẵn sàng tâm thế như ra trận và chiến thắng; làm việc thêm giờ, ngoài giờ để hoàn thành tiến độ các nhiệm vụ được giao với chất lượng tốt nhất.

Năm 2024 là một năm điển hình của sự vượt khó để vượt lên, là năm điển hình của tinh thần, bản lĩnh, ý chí tự lực, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và cũng là một năm điển hình của “không có gì là không thể”. Có áp lực, có khó khăn thì chúng ta mới tìm cách để làm, càng khó càng có động lực để nỗ lực vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, vì mục tiêu phát triển đất nước vươn mình giàu mạnh trong kỷ nguyên mới.

- Câu chuyện tên gọi của các bộ, ngành sau khi hợp nhất hẳn là một trong những bài toán khó trong quá trình tinh gọn bộ máy, thưa Bộ trưởng?

Đây là một bài toán khó. Trong quá trình xây dựng các đề án, chúng tôi cùng các bộ, ngành phải trao đi đổi lại rất nhiều lần, thậm chí có nhiều cuộc tranh luận nảy lửa. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi bộ, ngành nào cũng có lịch sử hình thành và phát triển gắn với tên gọi của mình, ai cũng mong muốn tên bộ mới có “bóng dáng” của mình trong đó.

Ngay từ đầu Trung ương đã đưa ra định hướng hợp nhất 10 bộ thành 5 bộ với một số tên gọi dự kiến. Trên tinh thần tên bộ mới phải gọn, dễ nhớ, có ý nghĩa, có sức sống lâu bền, là “mẫu số chung” bao quát được các nhiệm vụ, chức năng của cả 2 bộ khi hợp nhất, Bộ Chính trị đã kết luận một số bộ sau hợp nhất được giữ nguyên tên cũ như: Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Việc hợp nhất, sắp xếp một số bộ, ngành không phải là sáp nhập một cách cơ học mà nhằm khắc phục được những chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, giao thoa hiện nay. Hợp nhất để hình thành nên những bộ đa ngành, đa lĩnh vực đảm bảo “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”, theo nguyên tắc “một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính”.

Giải bài toán “ai đi, ai ở”

- Tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ giảm rất nhiều đầu mối, nhiều lãnh đạo, quản lý cấp trưởng trở thành cấp phó hoặc nghỉ trước tuổi. Chúng ta giải bài toán “ai đi, ai ở” như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Tổng Bí thư đã nói, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị; là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự dũng cảm, hy sinh của từng cán bộ, đảng viên.

Một khi đụng đến tổ chức bộ máy là đụng đến con người, lương bổng, bao giờ cũng rất nhạy cảm và khó làm. Chính vì vậy, ngay từ khi bắt tay vào thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, chúng tôi luôn nhấn mạnh đến việc chủ động làm tốt công tác tư tưởng để tạo sự đồng thuận, thống nhất.

Đã gọi là cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy thì không chỉ là vấn đề giảm về quy mô hay số lượng, mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị.

Việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực. Tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học, mà là loại bỏ những vị trí không cần thiết, giảm những công việc không hiệu quả. Từ đó tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực then chốt, những con người thực sự xứng đáng và phù hợp.

Theo đề án đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua, Chính phủ sẽ giảm 5 bộ, 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ, 13/13 tổng cục và tổ chức tương đương, 519 cục và tổ chức tương đương.

Ngoài ra còn giảm 219 vụ và tổ chức tương đương (trong đó, giảm 120 vụ và tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, giảm 98 vụ và tương đương thuộc tổng cục); giảm 3.303 chi cục và tương đương.

Vì vậy số nhân sự cấp trưởng cũng sẽ giảm tương ứng với số đầu mối cần giảm. Cụ thể sẽ giảm 5 bộ trưởng, 3 thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ, 13 tổng cục trưởng, 519 cục trưởng, 219 vụ trưởng và gần 3.303 chi cục trưởng. Bên cạnh đó còn giảm rất nhiều cấp phó và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác.

Tuy nhiên, đi vào cụ thể “giảm ai, giữ ai” là một vấn đề không phải đơn giản, đòi hỏi sự đánh giá công tâm, khách quan và minh bạch của cấp có thẩm quyền và người đứng đầu của từng cơ quan, tổ chức.

Để các bộ, ngành, địa phương giải được bài toán nhân sự khi tinh gọn bộ máy, Bộ Nội vụ đã có công văn định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính. Trong đó nêu rõ việc chọn lựa người đứng đầu cơ quan mới sau hợp nhất có thể là nhân sự ở trong hoặc ngoài cơ quan đó. Số lượng cấp phó có thể cao hơn quy định và giảm theo quy định trong thời hạn 5 năm.

Số lượng biên chế của cơ quan mới tối đa không vượt quá tổng số trước khi hợp nhất nhưng phải giảm biên chế theo quy định trong thời hạn 5 năm; quan tâm bố trí sử dụng cán bộ có năng lực nổi trội, có trách nhiệm, tâm huyết.

Đặc biệt là Bộ Nội vụ đã tham mưu Chính phủ ban hành đồng bộ 3 nghị định quan trọng liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. 

Đó là Nghị định 177 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng; Nghị định 178 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Nghị định 179 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Trong đó, Nghị định 178 đưa ra 8 nhóm chính sách, chế độ bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc do sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Như vậy chúng ta thực hiện đồng bộ các giải pháp từ làm tốt công tác tư tưởng đến định hướng trong sắp xếp, bố trí nhân sự và có đầy đủ các chế độ chính sách để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức khi tinh gọn bộ máy.

Gương mẫu, tiên phong trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

- Là 1 trong 10 bộ thực hiện hợp nhất, Bộ Nội vụ đã thực hiện việc này như thế nào?

Với vai trò là cơ quan tham mưu và là cơ quan thường trực của Chính phủ về tinh gọn bộ máy, vừa là bộ thực hiện hợp nhất nên ngay từ đầu chúng tôi xác định phải gương mẫu, tiên phong trong cuộc cách mạng này.

Một mặt chúng tôi làm tốt công tác chính trị, tư tưởng để đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ sau khi hợp nhất yên tâm công tác, chấp hành và phát huy giá trị văn hóa cốt lõi của hai Bộ trước khi hợp nhất. Mặt khác, chúng tôi chủ động xây dựng dự thảo tiêu chí đánh giá, phân loại, sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo nguyên tắc rõ ràng, rành mạch, dễ hiểu, dễ làm trên cơ sở có thang điểm, đưa ra phương pháp, quy trình thực hiện một cách khách quan, công tâm, dân chủ, công khai và công bằng.

Tinh thần chung là anh em sẵn sàng, vui vẻ chấp hành mọi nhiệm vụ mà tổ chức phân công, vì sự nghiệp lớn của ngành, của đất nước, không nề hà, không ngần ngại.

- Bộ trưởng có nhắn nhủ gì đến cán bộ, công chức, viên chức cả nước, nhất là với 100.000 người bị ảnh hưởng khi tinh gọn bộ máy?

Tinh thần là từ nay cho đến khi bộ máy mới đi vào vận hành đòi hỏi sự nỗ lực, tận tâm, tận hiến của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm không bị gián đoạn hoặc bỏ sót công việc, nhất là các công việc liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế.

Đứng trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mang tính lịch sử, nhiều công việc đặc biệt trọng đại, khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, chưa có tiền lệ, hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần thể hiện tinh thần “dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung”.

Đã làm cách mạng thì phải có sự hy sinh, cống hiến, phải có người tiên phong ra trận. Và mỗi người tiên phong, sẵn sàng chấp nhận hy sinh nhường cơ hội cho thế hệ trẻ chính là mảnh ghép vẻ vang của hình hài chiến thắng. Tất cả đều sẽ được Đảng, Nhà nước ghi nhận, tôn vinh, biểu dương.

Tôi rất thấm thía với thông điệp của Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore): “Hãy coi tinh gọn bộ máy là một cơ hội đặc biệt ghi nhận sự đóng góp của cán bộ thay vì là dịp đấu tố ai giỏi, ai kém với tinh thần chung người ở lại là gánh vác việc nước, người về là vì nước”.

Tôi mong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dù ở bất cứ vị trí nào, làm việc trong khu công hay tư đều nỗ lực xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc để Việt Nam trở thành “nước phát triển, thu nhập cao”, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Theo TTXVN
Cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng: 'Mức tăng trưởng của Việt Nam có thể vượt xa 8%'

Phó Thủ tướng: 'Mức tăng trưởng của Việt Nam có thể vượt xa 8%'

14/02/25 19:31 (GMT+7)

(VNF) - Với nhiều giải pháp được Chính phủ đề ra, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tin tưởng mức tăng trưởng của Việt Nam không chỉ đạt 8% mà có thể vượt xa hơn nữa.

Thủ tướng: 'Để tăng trưởng cao, có thể phải hy sinh một phần lạm phát'

Thủ tướng: 'Để tăng trưởng cao, có thể phải hy sinh một phần lạm phát'

14/02/25 19:19 (GMT+7)

(VNF) - Lựa chọn mục tiêu tăng trưởng cao, Thủ tướng cho rằng phải tăng trưởng tín dụng cao, kết hợp chính sách tài khóa và tiền tệ hợp lý, trong đó có đề nghị “có thể phải hy sinh một phần lạm phát”

‘Nếu dính chiến tranh thương mại, Việt Nam khó đạt tăng trưởng 8%’

‘Nếu dính chiến tranh thương mại, Việt Nam khó đạt tăng trưởng 8%’

14/02/25 16:55 (GMT+7)

(VNF) - Chỉ ra nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng cho rằng nếu Việt Nam không bị dính thương chiến và có thể tiết kiệm chi, mục tiêu tăng trưởng 8% mới có thể đạt được.

Nỗi lo khi phân quyền: các tỉnh 'lạm quyền, thiếu kiểm soát'

Nỗi lo khi phân quyền: các tỉnh 'lạm quyền, thiếu kiểm soát'

14/02/25 14:45 (GMT+7)

(VNF) - Đại biểu Trần Văn Khải đề xuất bổ sung nguyên tắc phân quyền có điều kiện cho các địa phương - chỉ phân quyền cho tỉnh thành có đủ năng lực tài chính, nhân lực quản trị.

Đại sứ Mỹ: TT Trump lệnh ‘áp thuế cao không nhắm tới Việt Nam’

Đại sứ Mỹ: TT Trump lệnh ‘áp thuế cao không nhắm tới Việt Nam’

14/02/25 13:46 (GMT+7)

(VNF) - Trước lo ngại về sự thay đổi trong chính sách thuế của Mỹ, Đại sứ Mỹ ông Marc E. Knapper khẳng định, việc áp thuế trong thời gian qua không nhắm tới Việt Nam. Hoa Kỳ muốn duy trì mối quan hệ song phương, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam tiếp tục phát triển theo hướng tích cực.

ĐBQH: 'Có bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ nhưng việc xử lý trách nhiệm chưa rõ ràng'

ĐBQH: 'Có bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ nhưng việc xử lý trách nhiệm chưa rõ ràng'

14/02/25 12:03 (GMT+7)

(VNF) - Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) nêu thực trạng có nhiều trường hợp bộ trưởng bị phê bình vì không hoàn thành nhiệm vụ, nhưng việc xử lý trách nhiệm chưa rõ ràng.

Giám sát chỉ định thầu Điện hạt nhân Ninh Thuận để tránh lợi ích nhóm

Giám sát chỉ định thầu Điện hạt nhân Ninh Thuận để tránh lợi ích nhóm

14/02/25 10:45 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, hình thức chỉ định thầu hợp đồng "chìa khóa trao tay" khi làm dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có thể phát sinh lợi ích nhóm nên cần quy trình giám sát chặt chẽ.

Công an đánh sập đường dây lừa đảo đầu tư Bitcoin xuyên quốc gia

Công an đánh sập đường dây lừa đảo đầu tư Bitcoin xuyên quốc gia

14/02/25 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Đây là đường dây lừa đảo dưới hình thức đầu tư tiền điện tử Bitcoin (BTC) trên ứng dụng UNISAT và lừa đảo làm nhiệm vụ TikTok, hoạt động tinh vi, xuyên quốc gia, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho nhiều nạn nhân.

Trình Quốc hội cơ chế đặc thù xây dựng điện hạt nhân Ninh Thuận

Trình Quốc hội cơ chế đặc thù xây dựng điện hạt nhân Ninh Thuận

14/02/25 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Sáng 14/2, Bộ trưởng Công Thương thừa ủy quyền Thủ tướng trình Quốc hội cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

‘Quá trình cơ cấu lại bộ máy không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ở Việt Nam’

‘Quá trình cơ cấu lại bộ máy không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ở Việt Nam’

13/02/25 19:17 (GMT+7)

(VNF) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định quá trình sắp xếp cơ cấu lại bộ máy nhà nước không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.

Truy tố 45 bị can trong đường dây mua bán nợ hàng nghìn tỷ đồng

Truy tố 45 bị can trong đường dây mua bán nợ hàng nghìn tỷ đồng

13/02/25 17:21 (GMT+7)

(VNF) - Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trần Hồng Tiến, Nguyễn Đức Khoa, Võ Thị Cẩm Vân (cùng ở TP. HCM) và 42 bị can khác về tội cưỡng đoạt tài sản.

Đề xuất dành gần 17 tỷ USD cho Hà Nội, TP. HCM làm đường sắt đô thị

Đề xuất dành gần 17 tỷ USD cho Hà Nội, TP. HCM làm đường sắt đô thị

13/02/25 17:19 (GMT+7)

(VNF) - Chính phủ đề xuất Hà Nội và TP. HCM được chỉ định gói thầu tư vấn, phi tư vấn, xây lắp tại dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị.

Đề xuất cơ chế 'chưa có tiền lệ' làm đường sắt 8,3 tỷ USD kết nối với Trung Quốc

Đề xuất cơ chế 'chưa có tiền lệ' làm đường sắt 8,3 tỷ USD kết nối với Trung Quốc

13/02/25 16:12 (GMT+7)

(VNF) - Chiều 13/2, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Ông Phan Văn Mãi: Cần làm rõ có bỏ chính quyền cấp huyện hay không?

Ông Phan Văn Mãi: Cần làm rõ có bỏ chính quyền cấp huyện hay không?

13/02/25 15:45 (GMT+7)

(VNF) - Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi đề nghị nghiên cứu tổng thể, toàn diện về mô hình chính quyền hiện nay để làm rõ có mấy cấp, có bỏ cấp huyện hay không.

'Không thể nói tăng trưởng mấy con số mà đời sống nhân dân không được đáp ứng'

'Không thể nói tăng trưởng mấy con số mà đời sống nhân dân không được đáp ứng'

13/02/25 14:32 (GMT+7)

(VNF) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, không thể nói tăng trưởng thế này, mấy con số mà đời sống Nhân dân không đáp ứng được.

'Nghiên cứu tổ chức lại hoạt động của Viện Kiểm sát và Toà án'

'Nghiên cứu tổ chức lại hoạt động của Viện Kiểm sát và Toà án'

13/02/25 12:19 (GMT+7)

(VNF) - Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương việc chấm dứt hoạt động của công an huyện thì sẽ phải tổ chức lại hoạt động của cơ quan như Viện Kiểm sát và tòa án.

Phân quyền cho địa phương phải có cơ chế kiểm soát quyền lực

Phân quyền cho địa phương phải có cơ chế kiểm soát quyền lực

13/02/25 10:20 (GMT+7)

(VNF) -Sáng 13/2, Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, trong đó nhấn mạnh chính sách phân quyền, phân cấp để địa phương tự chịu trách nhiệm.

Chính phủ bỏ đề xuất không tổ chức HĐND quận, phường xã trên cả nước

Chính phủ bỏ đề xuất không tổ chức HĐND quận, phường xã trên cả nước

12/02/25 16:43 (GMT+7)

(VNF) - Dự thảo Luật chỉnh lý theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như luật hiện hành, gồm HĐND và UBND.

Phú Yên: Một sở có 118 người xin nghỉ việc trước tuổi

Phú Yên: Một sở có 118 người xin nghỉ việc trước tuổi

12/02/25 16:15 (GMT+7)

(VNF) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên có 118 người xin nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc. Dự toán kinh phí thực hiện chính sách, chế độ cho những cán bộ này hơn 148 tỷ đồng.

'Phá đập cứu dân thì bộ trưởng quyết được, sao phải lên đến Thủ tướng'

'Phá đập cứu dân thì bộ trưởng quyết được, sao phải lên đến Thủ tướng'

12/02/25 15:21 (GMT+7)

(VNF) - Nhấn mạnh cần phân cấp, phân quyền nhiều hơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn câu chuyện thực tế như việc điều tiết, phá đập cứu dân trong đợt bão Yagi vừa rồi.

Đề xuất bổ sung trường hợp tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

Đề xuất bổ sung trường hợp tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

12/02/25 11:51 (GMT+7)

(VNF) - Thường vụ Quốc hội đề xuất được tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với các trường hợp bị xem xét vi phạm và có cơ sở xử lý từ cảnh cáo trở lên.

Đầu tư công tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đầu tư công tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

10/02/25 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Kết thúc năm 2024, kinh tế nước ta tăng trưởng 7,09%. Đây là mức tăng trưởng có ý nghĩa quan trọng làm tiền đề cho năm 2025, kinh tế đạt tăng trưởng từ 8% trở lên và đạt 2 con số trong những năm tiếp theo. Để đạt được mục tiêu kỳ vọng, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, trong đó, việc đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế, nhất là hạ tầng giao thông được xem là khâu đột phá.

Chủ tịch Quốc hội: Quyết định các luật nền tảng để sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Quốc hội: Quyết định các luật nền tảng để sắp xếp, tinh gọn bộ máy

12/02/25 08:41 (GMT+7)

(VNF) - Sáng 12/2, Quốc hội khoá XV đã khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9. Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Cuộc chiến thuế quan trở lại: 'Việt Nam là nước đối diện rủi ro cao nhất ASEAN'

Cuộc chiến thuế quan trở lại: 'Việt Nam là nước đối diện rủi ro cao nhất ASEAN'

12/02/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Các chuyên gia từ HSBC đánh giá, mặc dù năm 2025 khởi đầu không quá tệ, rủi ro thuế quan vẫn phủ một bóng mây lên triển vọng thương mại. Việt Nam là quốc gia đối diện với rủi ro thuế quan cao nhất trong ASEAN do có thặng dư thương mại lớn với Mỹ.

Tin khác
Thủ tướng: Chấp nhận thất bại, trả giá để có đột phá công nghệ

Thủ tướng: Chấp nhận thất bại, trả giá để có đột phá công nghệ

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng để tạo đột phá về KHCN thì quá trình thực hiện phải chấp nhận rủi ro, thất bại, thậm chí phải trả giá, coi đó là học phí.

Phó Thủ tướng: 'Mức tăng trưởng của Việt Nam có thể vượt xa 8%'

Phó Thủ tướng: 'Mức tăng trưởng của Việt Nam có thể vượt xa 8%'

Thủ tướng: 'Để tăng trưởng cao, có thể phải hy sinh một phần lạm phát'

Thủ tướng: 'Để tăng trưởng cao, có thể phải hy sinh một phần lạm phát'

‘Nếu dính chiến tranh thương mại, Việt Nam khó đạt tăng trưởng 8%’

‘Nếu dính chiến tranh thương mại, Việt Nam khó đạt tăng trưởng 8%’

Nỗi lo khi phân quyền: các tỉnh 'lạm quyền, thiếu kiểm soát'

Nỗi lo khi phân quyền: các tỉnh 'lạm quyền, thiếu kiểm soát'

Đại sứ Mỹ: TT Trump lệnh ‘áp thuế cao không nhắm tới Việt Nam’

Đại sứ Mỹ: TT Trump lệnh ‘áp thuế cao không nhắm tới Việt Nam’

ĐBQH: 'Có bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ nhưng việc xử lý trách nhiệm chưa rõ ràng'

ĐBQH: 'Có bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ nhưng việc xử lý trách nhiệm chưa rõ ràng'

Giám sát chỉ định thầu Điện hạt nhân Ninh Thuận để tránh lợi ích nhóm

Giám sát chỉ định thầu Điện hạt nhân Ninh Thuận để tránh lợi ích nhóm

Công an đánh sập đường dây lừa đảo đầu tư Bitcoin xuyên quốc gia

Công an đánh sập đường dây lừa đảo đầu tư Bitcoin xuyên quốc gia

Trình Quốc hội cơ chế đặc thù xây dựng điện hạt nhân Ninh Thuận

Trình Quốc hội cơ chế đặc thù xây dựng điện hạt nhân Ninh Thuận

‘Quá trình cơ cấu lại bộ máy không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ở Việt Nam’

‘Quá trình cơ cấu lại bộ máy không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ở Việt Nam’

Truy tố 45 bị can trong đường dây mua bán nợ hàng nghìn tỷ đồng

Truy tố 45 bị can trong đường dây mua bán nợ hàng nghìn tỷ đồng

Đề xuất dành gần 17 tỷ USD cho Hà Nội, TP. HCM làm đường sắt đô thị

Đề xuất dành gần 17 tỷ USD cho Hà Nội, TP. HCM làm đường sắt đô thị

Đề xuất cơ chế 'chưa có tiền lệ' làm đường sắt 8,3 tỷ USD kết nối với Trung Quốc

Đề xuất cơ chế 'chưa có tiền lệ' làm đường sắt 8,3 tỷ USD kết nối với Trung Quốc

Ông Phan Văn Mãi: Cần làm rõ có bỏ chính quyền cấp huyện hay không?

Ông Phan Văn Mãi: Cần làm rõ có bỏ chính quyền cấp huyện hay không?

'Không thể nói tăng trưởng mấy con số mà đời sống nhân dân không được đáp ứng'

'Không thể nói tăng trưởng mấy con số mà đời sống nhân dân không được đáp ứng'

'Nghiên cứu tổ chức lại hoạt động của Viện Kiểm sát và Toà án'

'Nghiên cứu tổ chức lại hoạt động của Viện Kiểm sát và Toà án'

Phân quyền cho địa phương phải có cơ chế kiểm soát quyền lực

Phân quyền cho địa phương phải có cơ chế kiểm soát quyền lực

Chính phủ bỏ đề xuất không tổ chức HĐND quận, phường xã trên cả nước

Chính phủ bỏ đề xuất không tổ chức HĐND quận, phường xã trên cả nước

Phú Yên: Một sở có 118 người xin nghỉ việc trước tuổi

Phú Yên: Một sở có 118 người xin nghỉ việc trước tuổi

'Phá đập cứu dân thì bộ trưởng quyết được, sao phải lên đến Thủ tướng'

'Phá đập cứu dân thì bộ trưởng quyết được, sao phải lên đến Thủ tướng'

Đề xuất bổ sung trường hợp tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

Đề xuất bổ sung trường hợp tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

Đầu tư công tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đầu tư công tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chủ tịch Quốc hội: Quyết định các luật nền tảng để sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Quốc hội: Quyết định các luật nền tảng để sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cuộc chiến thuế quan trở lại: 'Việt Nam là nước đối diện rủi ro cao nhất ASEAN'

Cuộc chiến thuế quan trở lại: 'Việt Nam là nước đối diện rủi ro cao nhất ASEAN'

Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng

Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng

(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.