Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng: ‘Năm 2020, chúng tôi rất lo’
Vĩnh Chi -
30/12/2019 19:30 (GMT+7)
(VNF) – Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước rất chậm. Số tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn năm 2019 về Quỹ chỉ đạt 14.000 tỷ đồng/50.000 tỷ đồng dự toán. “Như vậy, số nộp ngân sách nhà nước năm nay chủ yếu nhờ số thu phát sinh từ các năm khác chuyển sang. Còn năm 2020, chúng tôi rất lo”.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng
Ngành tài chính nhiều điểm sáng năm 2019…
Nói về tình hình ngành tài chính năm 2019, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết đến thời điểm này, ngành đã hoàn thành khá toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
Cụ thể, thu ngân sách đến hiện tại, sau khi trừ hoàn thuế VAT, tăng thêm 24.700 tỷ đồng, vượt trên 8%, tương đương khoảng 110.000 tỷ đồng so với dự toán. Trong đó, thu nội địa, thu từ dầu thô, thu xuất nhập khẩu đều vượt dự toán.
Sơ bộ 63/63 tỉnh thành hoàn thành, vượt mức dự toán tổng thu nội địa. Thu ngân sách trung ương năm tiếp theo vượt dự toán. Số vượt thu ròng năm 2019 cao hơn số vượt thu năm 2018.
Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 24,4% GDP, vượt kế hoạch là 23,5% GDP.
Cơ cấu thu nội địa trong tổng thu tăng dần, năm 2019 là 82%, năm 2020 dự kiến đạt gần 84%. Trong khi đó, thu từ dầu thô còn 3,6%, thu xuất nhập khẩu còn 14,2%. Như vây, thu nội địa chiếm chủ yếu.
Về chi ngân sách, cơ cấu đã có sự thay đổi: tăng tỷ trọng dự toán chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng dự toán chi thường xuyên, kết hợp tái cơ cấu chi trong từng lĩnh vực gắn với đổi mới, sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế và đổi mới khu vực sự nghiệp công.
Tổng chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 ước vượt mức kế hoạch đề ra là 2 triệu tỷ đồng, đạt 27 – 28% tổng chi ngân sách nhà nước (mục tiêu là 25 – 26%). Tỷ trọng chi thường xuyên không bao gồm chi cải cách tiền lương năm 2019 khoảng 60,35%, dự toán năm 2020 là 60,5% (mục tiêu năm 2020 là dưới 64%).
Bội chi ngân sách nhà nước năm 2019 giảm từ mức 3,7% dự toán xuống mức dưới 3,4% GDP thực hiện. Nợ công đến nay giảm còn 56,1% so với mức 63,7% cuối năm 2016.
Đối với việc tái cơ cấu nợ công, kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ đã được kéo dài. Kỳ hạn phát hành bình quân là 13,47 năm, tăng 0,78% năm so với cuối năm 2018. Chi phí nợ công cũng giảm (lãi suất phát hành bình quân 11 tháng đầu năm 2019 là 4,68%/năm, giảm từ 1,2% - 1,6%/năm so với đầu năm 2019).
Tỷ trọng vay trong nước được tăng lên, dự kiến cuối năm 2019 đạt 62,3% tổng dư nợ của Chính phủ (so với mức 60,1% năm 2016).
Đặc biệt, lãi suất vay hiện nay rấp thấp, tính ra tương đương hoặc thấp hơn lãi suất vay ưu đãi nước ngoài thời điểm này, với kỳ hạn 10, 15 năm.
“Với những kết quả này, chúng tôi đánh giá khả năng cơ bản hoàn thành các mục tiêu tài chính ngân sách 5 năm, góp phần tích cực vào ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhiệm kỳ 2016 – 2020”, Bộ trưởng Dũng nói.
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, một điểm sáng khác của ngành tài chính là Bộ đã triển khai sắp xếp lại bộ máy theo tinh thần nghị quyết 18-NQ/TƯ.
Đến nay, ngành tài chính đã thực hiện cắt giảm được tổng thể 2.901 đầu mối (trong năm 2019 giảm được 2.172 đầu mối) các đơn vị từ trung ương đến địa phương. Trong đó riêng hệ thống thuế năm 2019 giảm được 1.968 đầu mối (giảm 227 chi cục thuế); Hải quan giảm được 12 đầu mối; Kho bạc Nhà nước giảm được 191 đầu mối.
Thực hiện tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành tài chính nên luỹ kế 2 năm 2019 – 2020 tiết kiệm được khoảng 3.000 tỷ đồng.
Nhưng “chúng tôi đang rất lo…”
Nêu ra những thành tựu nhưng người đứng đầu ngành tài chính cũng bày tỏ những hạn chế mà ngành đang gặp phải.
Một là giải ngân vốn đầu tư công chậm. Tỷ lệ giải ngân năm 2017 là 81,8%, năm 2018 là 75,82% và ước năm 2019 đạt 75% dự toán Quốc hội giao.
‘Việc giải ngân chậm là một nguyên nhân dẫn tới hiệu quả đầu tư công thấp, tình trạng đội vốn công trình/dự án, uy tín của Việt Nam với các chủ nợ, nhà tài trợ… đồng thời, cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và kể cả thu ngân sách nhà nước ở một số địa phương”, Bộ trưởng Dũng nhận xét.
Hạn chế thứ hai là việc cơ cấu lại, đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước còn rất chậm. Việc phân định trách nhiệm xử lý tài chính của một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ đã ảnh hưởng đến tiến độ trả nợ một số chủ nợ, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ trả nợ một số chủ nợ, ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm quốc gia.
Theo Bộ trưởng, tiến độ cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước cũng rất chậm. Trong năm 2019 có 9 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Luỹ kế giai đoạn 2016 – 2019 có 168 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa, trong đó chỉ có 36/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc kế hoạch giai đoạn 2017 – 2020 (đạt 28% kế hoạch).
“Số tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn năm 2019 thu về Quỹ đạt khoảng 14.000 tỷ đồng trên 50.000 tỷ đồng dự toán. Như vậy, số nộp ngân sách nhà nước năm nay chủ yếu nhờ số thu phát sinh các năm trước chuyển sang. Còn năm 2020 chúng tôi rất lo”, Bộ trưởng nói.
Một hạn chế khác cũng được Bộ trưởng Dũng đề cập là cải cách thủ tục hành chính, kỷ luật kỷ cương tài chính ngân sách nhà nước còn hạn chế.
“Năm 2019, WB đánh giá cao những cải cách về thuế, tạo bước cải thiện vượt bậc về điểm số. Tuy nhiên, chúng tôi cũng ý thức rằng chỉ số xếp hạng còn thấp (xếp 109/190 nước). Vì vậy, cần phải cải thiện thêm”, Bộ trưởng nói và nhận xét: “kỷ cương, kỷ luật, sai phạm trong các lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản, đầu tư xây dựng, đấu thầu mua sắm ở nhiều ngành, nhiều cấp khiến cho việc xử lý tài chính còn lớn”.
“Chúng ta không còn nguồn thu từ các năm trước”
Nói về kế hoạch tài chính năm 2020, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 đã được Thủ tướng giao, vì vậy các bộ ngành, địa phương phải tuân thủ các quy định về quản lý ngân sách, chỉ đạo thực hiện nghiêm ngay từ đầu năm.
Công tác thu ngân sách phải chú ý quản lý chặt chẽ giá tính thuế, chống chuyển giá, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, hàng chuyển khẩu, gian lận xuất xứ… phấn đấu tăng thu ngân sách trên 3% so với dự toán giao.
Đối với chi đầu tư ngân sách nhà nước, Bộ trưởng đề nghị cần triển khai thực hiện tốt Luật Đầu tư công mới được sửa đổi năm 2019, khắc phục triệt để tình trạng chậm trễ trong việc giao và triển khai dự án dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công chậm; quyết liệt chỉ đạo ngay từ đầu năm để đảm bảo năm 2020 giải ngân hết vốn đầu tư ngân sách nhà nước không chỉ dự toán năm 2020 mà còn cả vốn đầu tư của những năm trước chưa giải ngân hết chuyển sang.
Đối với chi thường xuyên, cần triệt để tiết kiệm, đặc biệt là trong mua sắm trang thiết bị, ô tô, tổ chức hội nghị, hội thảo, đi nước ngoài; tiếp tục cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách.
“Đối với vay và trả nợ, chúng tôi kiên quyết điều hành trong phạm vi dự toán để kiểm soát bội chi cả về số tuyệt đối và số tương đổi, đảm bảo nợ công dưới giới hạn quy định, tiếp tục cải thiện dư địa chính sách tài khoá. Đề nghị các địa phương chỉ vay trong kế hoạch được giao, phù hợp với khả năng trả nợ, trong giới hạn quy định; tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả vốn vay”, Bộ trưởng đề nghị.
Nhấn mạnh đến việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng đề nghị cần thực hiện nhanh việc sắp xếp lại, đặc biệt là nhóm các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, đồng thời tiếp tục tập trung chỉ đạo công tác cổ phần hóa.
“Đây là công tác quan trọng, ảnh hưởng đến cân đối thu ngân sách trung ương vì chúng ta không còn nguồn thu từ các năm trước (dự toán khoản thu này trong năm 2020 là 45 nghìn tỷ đồng)”, Bộ trưởng cho biết.
(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, và tiền thuê đất năm 2025, ước tính tổng số thuế được gia hạn gần 102.000 tỷ đồng
(VNF) - Theo Bộ Tài chính, với 56% doanh nghiệp FDI báo lỗ, tổng lỗ luỹ kế của nhóm này đã lên tới gần 1 triệu tỷ đồng. Dù vậy, nhiều đơn vị vẫn mở rộng quy mô vốn đầu tư tại Việt Nam.
(VNF) - Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm phục vụ ngành điện, bao gồm sản xuất máy biến áp, dây điện, các sản phẩm thiết bị điện đến 500kV, lắp đặt, sửa chữa, cải tạo các thiết bị điện đến 500kV.
(VNF) - Rạng Đông Holding liên tục bị HoSE nhắc nhở chậm nộp báo cáo tài chính, cảnh báo nguy cơ bị xử lý nặng hơn. Doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng sau khi thua kiện Tập đoàn Sojitz.
(VNF) - Tính từ năm 2011, khi số thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đạt hơn 38.000 tỷ đồng, đến nay năm 2024 con số này là gần 190.000 tỷ tăng gấp 5 lần, theo số liệu của Bộ Tài chính
CTCP Tập đoàn Điện Quang (DQC) chưa cải thiện tình hình kinh doanh trong năm 2024 khi tiếp tục thua lỗ hơn 101 tỷ đồng. Công ty lý giải thua lỗ lớn chủ yếu do phải trích lập dự phòng các khoản.
(VNF) - Cục thuế TP. Hồ Chí Minh mới đây đã cảnh báo, xuất hiện tình trạng một số đối tượng giả danh cơ quan thuế và công chức thuế để lừa đảo người nộp thuế
(VNF) - Đại diện EuroCham Vietnam cho rằng, việc phát triển TP. HCM thành một trung tâm tài chính quốc tế sẽ giúp nâng tầm những lợi thế sẵn có, giúp Việt Nam thành điểm trung chuyển quan trọng của dòng vốn khu vực và quốc tế
(VNF) - Hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua dịch vụ chuyển phát nhanh không còn được miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ ngày 18/2 tới đây, theo Tổng cục Hải quan
(VNF) - Trong dự thảo Nghị định mới, Tổng cục Thuế nhấn mạnh về trách nhiệm của tổ chức quản lý nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) trong việc cung cấp thông tin của cá nhân, hộ kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan thuế
(VNF) - Đó là nội dung được nêu trong quyết định của Tổng cục Thuế về quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động, chậm nhất sau 3 ngày người nộp thuế (NNT) sẽ biết kết quả
(VNF) - Theo TS Võ Trí Thành, Việt Nam cần đảm bảo rằng “người chơi” trong trung tâm tài chính quốc tế có thể tham gia đầy đủ vào các hoạt động của thị trường tài chính toàn cầu.
(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất phương án điều chỉnh biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương từ 7 bậc xuống mức phù hợp, đồng thời nới rộng khoảng cách thu nhập trong các bậc thuế
(VNF) - Theo các chuyên gia, quy định về mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn, nếu Luật thuế TNCN càng chậm sửa đổi, người dân sẽ càng phải chịu "thiệt kép"
(VNF) - Đây là sự ghi nhận của UBCKNN đối với những đề xuất mang tính chiến lược mà VFCA đưa ra sau Hội thảo “Toàn cảnh thị trường vốn năm 2024 và triển vọng năm 2025”.
(VNF) - Theo VNDIRECT, áp lực trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ đáo hạn năm 2025 sẽ rơi vào 2 quý cuối năm khi tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn của 2 quý này chiếm hơn 65% tổng giá trị đáo hạn năm 2025.
(VNF) - Sau Thông tư 29, các chuyên gia giáo dục dự kiến sẽ có sự chuyển dịch trong phương pháp giảng dạy. Các giáo viên có thể tập trung hơn vào việc nâng cao chất lượng trong giờ học chính khóa, đồng thời tìm kiếm các phương pháp dạy học sáng tạo và hiệu quả hơn.
(VNF) - Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đề xuất giảm một nửa mức thuế suất đối với đối tượng nộp thuế ở 3 bậc đầu tiên do thu nhập của nhóm này chỉ ở mức đủ trang trải cuộc sống.
(VNF) - Tập đoàn Cienco 4 là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành xây dựng, ghi nhận doanh thu năm 2024 lên tới hơn 3.171,2 tỷ đồng, nhưng đang bị Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Hà Nội “bêu tên” vì... nợ BHXH.
(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, và tiền thuê đất năm 2025, ước tính tổng số thuế được gia hạn gần 102.000 tỷ đồng
(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.