Định hướng 'ba không' và sự 'ngược đời' của FPTS
(VNF) - Năm 2025, FPTS không tham vọng tăng trưởng cao, tiếp tục không huy động vốn từ cổ đông và duy trì quan điểm không dựa dẫm vào Tập đoàn FPT.
Công ty CP Chứng khoán FPT (FPTS, HoSE: FTS) vừa ĐHĐCĐ thường niên 2025 với toàn bộ tờ trình được thông qua ở mức đồng thuận cao. Tại đây, Tổng Giám đốc Nguyễn Điệp Tùng đã giải đáp băn khoăn của các cổ động về định hướng “ba không” được cho là khác biệt so với phần đông các công ty chứng khoán khác trên thị trường.
Năm 2025, FPTS không tham vọng tăng trưởng cao, tiếp tục không huy động vốn từ cổ đông và duy trì quan điểm không dựa dẫm vào FPT.
Không tham vọng tăng trưởng cao
Năm 2025, FPTS đặt mục tiêu tổng doanh thu hoạt động đạt 1.000 tỷ đồng, giảm 0,6% so với năm 2024. Lợi nhuận trước thuế được kỳ vọng ở mức 500 tỷ đồng, giảm 2,5%. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán được dự báo cáo nhiều thuận lợi, kế hoạch kinh doanh thận trọng này gây nhiều thắc mắc.

Lý giải nguyên nhân, Tổng Giám đốc Nguyễn Điệp Tùng cho hay, kế hoạch được đưa ra dựa trên đánh giá tình hình thị trường của ban lãnh đạo. Nhìn vào báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán, có thể thấy rằng, chính sách zero-fee được đẩy mạnh nên doanh thu từ môi giới giảm đi rất nhiều. Trong khi đó, lãi margin cũng giảm. Do đó, theo ông Tùng, không thể nói tình hình như vậy là tích cực.
“Tăng trưởng của công ty chứng khoán phải dựa trên phí giao dịch, phí margin hoặc tự doanh. FPTS không nhìn thấy sự tăng trưởng nên vẫn đặt kế hoạch tương tự 2024”, Tổng giám đốc FPTS nói.
Cũng theo ông Nguyễn Điệp Tùng, mặc dù hệ thống KRX dự kiến vận hành trong năm 2025 nhưng nhiên thị trường sẽ không có thêm sản phẩm mới. Mặt khác, có rất ít cổ phiếu mới được niêm yết/đăng ký giao dịch.
Nói thêm về kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2025, Tổng giám đốc FPTS cho hay, kết quả đã nêu không tính đến các khoản chưa thực hiện, trong đó bao gồm khoản đánh giá lại cổ phiếu MSH. Đây là “công thần” giúp FPTS lập kỷ lục lợi nhuận trong năm vừa qua. Tính đến ngày 31/12/2024, công ty chứng khoán này đã lãi hơn 485 tỷ đồng từ việc đầu tư vào cổ phiếu MSH, gấp 36 lần so với giá mua ban đầu.
Theo ông Tùng, FPTS không tập trung vào tự doanh trên sàn, vì điều này gây mâu thuẫn quyền lợi với chính khách hàng. Do đó, công ty chỉ thực hiện đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp chưa niêm yết và đồng hành, như trường hợp của Công ty CP May Sông Hồng.
“FPTS đi cùng May Sông Hồng mười mấy năm và chưa nói đến chuyện rời đi, nếu việc hợp tác còn hiệu quả cho cổ đông. Tuy nhiên, tôi không khẳng định năm 2025 sẽ không chốt lời, bởi nếu có gì thay đổi thì chúng ta phải thay đổi theo, phải có hành động chứ không thể đứng im. Do đó, tôi chỉ có thể nói FPTS chưa có kế hoạch chốt lời”, Tổng giám đốc Nguyễn Điệp Tùng cho biết.

Không huy động vốn từ cổ đông
Về kế hoạch tăng vốn điều lệ, khác với nhiều công ty chứng khoán khác trên thị trường, năm 2025, FPTS tiếp tục không huy động vốn từ cổ đông. Cụ thể, công ty này sẽ phát hành gần 30,6 triệu cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10:1 Bên cạnh đó, công ty cũng dự kiến phát hành thêm gần 10 triệu cổ phiếu cổ hMột vấn đề khác được đại hội thông qua, là hai phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá phát hành 10.000 đồng/cp.
Sau khi hoàn tất hai đợt phát hành, FPTS sẽ tăng vốn điều lệ từ mức 3.059 tỷ đồng lên 3.465 tỷ đồng.
Dù thị trường chứng khoán đang chứng kiến cuộc đua gia tăng vốn của các doanh nghiệp, FPTS trong năm vừa qua và cả năm nay đều không tiến hành gọi vốn từ cổ đông, điều này khiến nhiều cổ đông đặt câu hỏi.
Về thắc mắc này, Tổng giám đốc Nguyễn Điệp Tùng cho biết công ty chưa có nhu cầu huy động vốn từ cổ đông. Ông nhấn mạnh rằng việc huy động vốn từ cổ đông phải đi kèm với một kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để mang lại lợi ích cho cổ đông.
“Nếu cổ đông nghĩ FPTS phải tăng vốn thì vấn đề là tăng vốn để làm gì, có đảm bảo an toàn hiệu quả hay không? Cứ huy động vốn mà không có hiệu quả thì cũng không phải là một phương án tốt nên chúng tôi chưa đưa ra kế hoạch tăng vốn. Việc tăng vốn sẽ dựa trên kế hoạch kinh doanh và sử dụng tăng vốn hiệu quả chứ không phải nhìn thị trường tăng vốn thì FPTS cũng thực hiện theo”, ông Tùng nói.
Trả lời cho câu hỏi FPTS lấy gì để cạnh tranh, ông Nguyễn Điệp Tùng cho hay, công ty có những nỗ lực riêng để đảm bảo hoạt động và giữ vững vị trí. Cụ thể, FPTS đã đưa ra ứng dụng mới và tiếp tục thực hiện những hoạt động tương tự như việc đưa ra đối sách để ứng phó với zero-free, để giữ khách hàng và thị phần.
Không dựa dẫm vào FPT
Một trong những vấn đề nóng tại đại hội là khoản vay của FPTS tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB). Tính đến cuối năm 2024, công ty chứng khoán này có dư nợ 650 tỷ đồng tại VIB và tiếp tục vay thêm 1.750 tỷ đồng vào tháng 3/2025, nâng tổng hạn mức vay lên 2.400 tỷ đồng. Điều này khiến nhiều cổ đông thắc mắc rằng tại sao FPTS không tận dụng nguồn vốn giá rẻ từ FPT, vốn được biết đến là “vua tiền mặt”.
Trả lời chất vấn, Tổng giám đốc Nguyễn Điệp Tùng đính chính hạn mức không phải là cộng dồn hai con số lại mà hạn mức mới sẽ là 1.750 tỷ đồng, đồng thời nhấn mạnh, FPTS và FPT là hai pháp nhân độc lập.
“Con số hàng nghìn tỷ đồng của FPT trên tài khoản không kỳ hạn không có nghĩa cứ nằm ở đó. Con số này tính trên một thời điểm nên không thể đánh giá rằng FPT đang có chừng đo tiền để mang ra cho FPTS dùng. FPTS cũng phải có kế hoạch tài chính chứ không thể luân chuyển dòng tiền dễ dàng như vậy. Nếu như các công ty con chỉ trông đợi vào “bầu sữa” của Tập đoàn mẹ thì công ty con ấy cũng sẽ không tồn tại được”, ông Tùng cho hay.
Tổng giám đốc FPTS cũng nói thêm, với vấn đề dòng tiền, cổ đông FPTS mong muốn như vậy, nhưng cổ đông FPT lại khác, muốn dùng tiền của mình để đem lại lợi ích cho cổ đông FPT chứ không phải FPTS. Do đó, pháp luật cũng đã quy định các giao dịch như vậy phải được ĐHĐCĐ thông qua.
Bên cạnh đó, dù FPT nắm giữ khoảng 17% cổ phần FPTS, nhưng FPTS chưa phải là công ty liên kết của FPT. Điều này đồng nghĩa với việc tập đoàn không có nghĩa vụ hỗ trợ tài chính cho công ty chứng khoán này.
“Quan điểm của chúng tôi là phải tự lực cánh sinh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc hợp tác với FPT, nếu có, cũng phải đảm bảo lợi ích cho cả hai bên theo nguyên tắc win-win. Nếu FPT sở hữu 100% FPTS thì sự hỗ trợ mới có ý nghĩa với cổ đông của FPT,” ông Tùng nói thêm.
Phi vụ ôm cổ phiếu MSH của FPTS: Từ 'tội đồ' hoá 'công thần'
VIS Rating: Cổ đông ngoại rút lui sau hơn 3 năm gắn bó
(VNF) - Sau khi cổ đông sáng lập Dragon Capital Finance Limited rút lui, VIS Rating vẫn là công ty xếp hạng tín nhiệm duy nhất có sự hậu thuẫn của cổ đông nước ngoài.
Cú ‘đòn’ thuế quan từ Mỹ, VN-Index giảm kỷ lục 82 điểm
(VNF) - Không nằm ngoài dự báo, tâm lý hoảng loạn sau thông tin về chính sách thuế quan mới của Mỹ đã đẩy thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái bán tháo. VN-Index mất hơn 82 điểm, mức cao kỷ lục từ trước tới nay.
Hàng Việt bị Mỹ áp thuế 46%: 'Không nên hoảng loạn, tin xấu nhất đôi khi mở ra cơ hội tốt nhất'
(VNF) - Theo ông Phạm Lưu Hưng, mức thuế quan mới của Mỹ có thể gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam, nhưng cũng mở ra cơ hội tái định giá thị trường.
VN-Index đỏ lửa, 'bay' hơn 5% sau lệnh áp thuế 46% của TT Trump
(VNF) - Phản ứng với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thị trường chứng khoán đã mất hơn 60 điểm ngay từ phiên ATO.
Nỗi lo thuế quan 'kìm hãm' đà tăng của VN-Index
(VNF) - Trước thời điểm Mỹ công bố chính sách thuế quan mới, tâm lý thận trọng bao trùm thị trường chứng khoán khiến chỉ số VN-Index không thể duy trì được sức bật.
Ra mắt Cẩm nang Quản trị công ty 2025: Đã đến lúc doanh nghiệp chuyển mình
(VNF) - Cẩm nang Quản trị công ty 2025 ra mắt trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang tiến sát tới ngưỡng cửa nâng hạng, được kỳ vọng sẽ trở thành bộ công cụ hữu hiệu hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong hành trình quản trị công ty vì sự phát triển bền vững.
Nóng: KRX dự kiến vận hành từ ngày 5/5
(VNF) - Theo thông báo mới nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE), KRX dự kiến vận hành vào ngày 5/5 trùng với ngày hiệu lực áp dụng của chỉ số kỳ tháng 4/2025.
Chân dung & vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân trong kỷ nguyên tài chính mới
(VNF) - Các chuyên gia đánh giá, nghề hoạch định tài chính cá nhân đã khẳng định vai trò cốt lõi trong việc giúp cá nhân và doanh nghiệp tối ưu hóa tài chính, hướng tới phát triển bền vững. Do đó, cần sớm chuẩn hóa khung năng lực nghề này theo tiêu chuẩn quốc tế
‘Thanh khoản tăng tới 3 lần khi KRX đi vào vận hành’
(VNF) - Theo ông Lee Dong Won (MASVN), khi hệ thống KRX vận hành, nếu các sản phẩm mới được triển khai đồng bộ, thanh khoản thị trường có thể tăng gấp 2 - 3 lần so với hiện tại.
Công ty Việt An gánh khối nợ hơn 9.200 tỷ đồng
(VNF) - Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh và phát triển thương mại Việt An (Công ty Việt An) báo lãi 79,5 tỷ sau chuỗi thua lỗ.
Hơn 500 nghìn nhà bán hàng nhưng thu thuế thương mại điện tử rất thấp
(VNF) - Bộ Tài chính đánh giá, quy mô thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tăng nhưng số thuế thu được còn thấp. Do đó, cần tăng hiệu quả quản lý thuế, ngăn chặn trốn thuế trên nền tảng TMĐT và kinh doanh số
VIC tăng hơn 40% trong 1 tháng, Vingroup vào top 3 vốn hoá lớn nhất
(VNF) - Cổ phiếu VIC đã tăng hơn 40% trong 1 tháng qua, giúp vốn hóa của Vingroup đạt hơn 228.000 tỷ đồng, vượt qua Vietinbank và Viettel Global.
CEO Vietcap Tô Hải: 'Tôi nghĩ làm ngành chứng khoán vẫn là điều may mắn'
(VNF) - "Tôi nghĩ làm ngành chứng khoán vẫn là điều may mắn vì ngoài kia có rất nhiều ngành nghề gặp khó khăn", CEO Vietcap Tô Hải chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025.
Bộ ba nhà Vin kéo VN-Index hồi phục, FPT cùng FRT dò đáy
(VNF) - Trái ngược với diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu Vingroup, bộ đôi FPT - FRT vẫn tiếp tục dò đáy trong phiên giao dịch hôm nay (1/4/2025).
Gỗ Trường Thành lùi ĐHĐCĐ 2025: ‘Nín thở’ chờ chính sách thuế từ Mỹ
(VNF) - Lãnh đạo Gỗ Trường Thành cần thêm thời gian để đánh giá tác động của chính sách thuế từ Mỹ đối với các sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.
Vietcap: Mục tiêu doanh thu kỷ lục, tăng vốn lên 10.000 tỷ
(VNF) - ĐHĐCĐ của Vietcap (HoSE: VCI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với tổng doanh thu 4.325 tỷ đồng, tăng 15% và lợi nhuận trước thuế 1.420 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước.
'Bóc tách' khoản lãi cao nhất lịch sử hoạt động của Vietnam Airlines
(VNF) - Sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 của Vietnam Airlines đạt 7.958 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của hãng.
Hàng loạt ô tô nhập khẩu được giảm thuế từ 31/3, giá xe sẽ giảm?
(VNF) - Một số mặt hàng như ô tô 3 mã, gỗ, Ethanol, thực phẩm (đùi gà, hạt dẻ cười, hạnh nhân, cherry, nho khô...) sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
Từng định giá hơn 1.100 tỷ, The Coffee House 'sang tay' Golden Gate rẻ bất ngờ
(VNF) - The Coffee House từng được định giá hơn 50 triệu USD, tương đương 1.171 tỷ đồng. Tuy nhiên sau 4 năm, chuỗi trà - cà phê này đã được "sang tay" với giá chỉ bằng 1/4.
Ông chủ ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ từ bỏ giấc mộng tỷ USD
(VNF) - Với việc thoái sạch vốn tại Giga1, Yeah1 chính thức đặt dấu chấm hết cho "giấc mộng" tỷ USD của mình sau 4 năm theo đuổi.
HAPACO: Lộ nhiều khoản nợ xấu từ DN liên quan chủ tịch Vũ Dương Hiền
(VNF) -Sau kiểm toán, HAPACO điều chỉnh lợi nhuận tăng 90 tỷ lên 101 tỷ đồng. Tuy nhiên, báo cáo tài chính cũng cho thấy HAPACO đang có nhiều khoản nợ xấu từ DN liên quan Chủ tịch Vũ Dương Hiền.
Bột giặt NET: Cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt cao nhất lịch sử
(VNF) - Mức cổ tức cao kỷ lục được NET đề xuất dựa trên kết quả kinh doanh 2024 tích cực, với lãi ròng tăng 16%, đạt mức kỷ lục gần 207 tỷ đồng, vượt 48% kế hoạch đề ra, dù doanh thu giảm 9% xuống 1.653 tỷ đồng.
PET kỳ vọng doanh thu lịch sử, chuẩn bị lộ trình thoái vốn của PVN
(VNF) - Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, HoSE: PET) dự kiến thiết lập cột mốc doanh thu mới cũng như thông qua mục tiêu lãi sau thuế năm 2025 đạt 244 tỷ đồng, chia cổ tức tối đa 10% và định hướng sau khi PVN thoái vốn.
Câu chuyện cổ tức đẩy VCF lên đỉnh mới, tăng gần 30% từ đầu năm
(VNF) - Sau khi hé lộ về kế hoạch cổ tức "khủng", cổ phiếu VCF đã có 3 phiên liên tiếp tăng trần, ghi nhận tăng gần 30% kể từ đầu năm.
VIS Rating: Cổ đông ngoại rút lui sau hơn 3 năm gắn bó
(VNF) - Sau khi cổ đông sáng lập Dragon Capital Finance Limited rút lui, VIS Rating vẫn là công ty xếp hạng tín nhiệm duy nhất có sự hậu thuẫn của cổ đông nước ngoài.
Toàn cảnh đại đô thị của Vingroup, cực hút mới ở Văn Giang - Hưng Yên
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.