Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Gia đình tôi cũng dùng nước sông Đà 3 ngày liền mà không biết'

PV (ghi) - 23/10/2019 06:26 (GMT+7)

(VNF) - Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết trong sự cố nước sạch sông Đà, chính ông và gia đình cũng phải sử dụng nguồn nước đó "3 ngày liền mà không hay biết".

VNF

Theo Bộ trưởng, sự cố nước sông Đà là rất hy hữu, tính chất vi phạm là hết sức nghiêm trọng. Ông nói:

"Ở đây, chúng ta cần xem lại cả 2 khía cạnh. Thứ nhất là nhà nước có thiếu chủ động trong việc ban hành chính sách pháp luât, quy phạm để đảm bảo an ninh nguồn nước không. Sau nữa, nếu pháp luật đủ mạnh thì trách nhiệm tiếp theo là thực thi chính sách pháp luật thế nào.

Hiện nay, có sự chuyển vai trò, từ chỗ nhà nước đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch nay dịch vụ này được đưa sang tư nhân, ở đây là công ty cổ phần. Việc này có những mặt được nhưng phần hạn chế cần đánh giá là sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý địa phương trong vấn đề bảo vệ an toàn nguồn nước, rõ ràng có vấn đề. Chưa có quy định nào rõ ràng để dù là tư nhân nhưng đơn vị cung cấp nước cũng phải có trách nhiệm cùng nhà nước thực hiện trách nhiệm đảm bảo kiểm soát an toàn, an ninh nguồn nước.

Vụ việc này là một cảnh báo đỏ với việc bảo vệ an ninh nguồn nước, nhất là nguồn nước cấp phục vụ sinh hoạt cho người dân".

- Dư luận bức xúc với giả thiết, trong trường hợp này, nếu người đổ trộm chất thải không phải là dầu mà là loại chất độc hại hơn nữa thì vẫn là phần lớn người tiêu dùng lĩnh hậu quả?

Việc đó hoàn toàn có thể xảy ra. Khi ta đã để tình trạng quản lý lỏng lẻo như thế này, bên cung cấp nước kém ý thức như vậy thì rõ ràng có nhiều kịch bản có thể xảy ra mà chúng ta không thể loại trừ kịch bản nào cả.

Từ vụ này rõ ràng có thể thấy vấn đề kiểm soát an ninh nguồn nước có vấn đề lớn.

Về  trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho phần lớn dân cư Hà Nội, hiện những người dân đã phải dùng nước bẩn thì rất bức xúc, yêu cầu có câu trả lời cụ thể cho việc này? quan điểm của Bộ trưởng thế nào?

Phản ứng của người dân, suy nghĩ của người dân nói chung cũng là suy nghĩ của tôi. Tôi cũng ăn nước ấy. Gia đình tôi cũng mất 3 ngày ăn uống nguồn nước nhiễm dầu đó mà không hay biết.

Rõ ràng, không phải bàn gì nhiều về tính chất hành vi trong trường hợp này. Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ đã không đưa ra những giải pháp đúng đắn và kịp thời với sự cố. Họ đã không nghĩ đến lợi ích sức khỏe của người tiêu dùng, không lường hết những hệ quả, tác hại gây ra. Thậm chí, phải dùng từ hết sức vô trách nhiệm và thiếu hiểu biết ở đây.

- Vậy theo ông thì chế tài với những người làm sai trong sự việc này là gì khi mà đến thời điểm này, bên cung cấp nước thậm chí đến lời xin lỗi cũng từ chối?

Việc này cứ để các cơ quan thi hành pháp luật thực hiện, chúng ta có đầy đủ quy định pháp luật để xử lý họ. Về mặt dân sự, người sử dụng nước có thể kiện đơn vị cung cấp nước không đảm bảo chất lượng, căn cứ trên hợp đồng đã ký với doanh nghiệp. 

Còn về mặt pháp luật, những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm bẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, ở đây là trong lĩnh vực cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người tiêu dùng, biết là nước đã ô nhiễm, không đảm bảo chất lượng vẫn cung cấp thì pháp luật hình sự cũng quy định cụ thể chế tài xử lý. Cung cấp thuốc giả thì đi tù, vậy nước bẩn cũng có thể đi tù chứ sao. Các cơ quan pháp luật kết luận thì sẽ xử lý theo từng bước.

Còn trước hết, đến lúc này, với những người đổ dầu thải vào nguồn nước thì theo pháp luật, đây chính là những người phải xử lý thực sự nghiêm khắc. 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bảo hiểm nhân thọ: Những 'thương tích' chưa thể sớm 'chữa lành'

Bảo hiểm nhân thọ: Những 'thương tích' chưa thể sớm 'chữa lành'

(VNF) - “Sóng gió”, “cú sốc”, “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng” là những cụm từ mà người ta thường dùng để ví von về thị trường bảo hiểm nhân thọ thời gian qua. Sau thời gian đầy “thương tích”, liệu thị trường bảo hiểm nhân thọ có thể lấy lại phong độ trong bối cảnh khó khăn chồng chất.

Lãi suất huy động tăng nhanh, lãi vay mua nhà thấp kỷ lục

Lãi suất huy động tăng nhanh, lãi vay mua nhà thấp kỷ lục

(VNF) - Lãi suất huy động tăng nhanh trong khi lãi suất vay mua nhà thấp nhất 10 năm qua; tiền vẫn đổ vào ngân hàng; tăng trưởng tín dụng vẫn chậm... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.

 'Vua rác' David Dương bị FBI khám nhà, ông Trần Phương Bình qua đời

'Vua rác' David Dương bị FBI khám nhà, ông Trần Phương Bình qua đời

(VNF) - Cựu tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình qua đời, ông David Dương bị FBI khám nhà, Tổng giám đốc của Công ty Bách Đạt An bị tạm cấm xuất cảnh, ông Ngô Khải Hoàn làm Chủ tịch HĐQT VEAM… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Dân đổ xô đầu cơ, tích trữ: Dùng chứng chỉ vàng thay cho vàng miếng?

Dân đổ xô đầu cơ, tích trữ: Dùng chứng chỉ vàng thay cho vàng miếng?

(VNF) - Trước tâm lý mua vàng đầu cơ, tích trữ, chuyên gia của VEPR đề xuất Ngân hàng Nhà nước cấp phép phát hành chứng chỉ vàng. Các chứng chỉ này có thể được sử dụng để giao dịch trên sở giao dịch vàng quốc gia, thay vì cách giao dịch vàng vật chất kém hiệu quả.

Khởi tố Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam tội trốn thuế

Khởi tố Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam tội trốn thuế

(VNF) - Ông Phạm Văn Tam (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Asanzo) bị khởi tố vì đã chỉ đạo tổng giám đốc thực hiện nhiều hợp đồng bán sản phẩm và trốn thuế.

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

(VNF) - Theo chuyên gia, trong quá trình chuyển đổi xanh, nếu có chính sách tốt, doanh nghiệp có thể tự biết cách xoay sở, huy động vốn và lúc đó nguồn vốn đầu vào sẽ rất nhiều.

‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

(VNF) - TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới không còn lãng mạn 7 - 8% như chúng ta nghĩ, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi. Do đó, cần bỏ bớt tư tưởng tăng trưởng cứ phải trên 7 - 8% vì vĩnh viễn điều đó không quay trở lại.

Các loại tiền lương, mức đóng bảo hiểm tăng theo lương cơ sở từ 1/7

Các loại tiền lương, mức đóng bảo hiểm tăng theo lương cơ sở từ 1/7

(VNF) - Từ 1/7/2024, sẽ có nhiều loại tiền lương đồng loạt tăng theo lương cơ sở. Khi lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng, mức đóng các loại bảo hiểm cũng sẽ tăng theo.

EU quyết gói trừng phạt mới với Nga, sóng nhiệt bao trùm toàn cầu

EU quyết gói trừng phạt mới với Nga, sóng nhiệt bao trùm toàn cầu

(VNF) - Tình trạng nắng nóng và nhiệt độ cao đang bao trùm khắp các khu vực và gây ra nhiều ca tử vong; Tổng thống Nga Vladimir Putin có chuyến thăm Triều Tiên và Việt Nam; EU phê duyệt gói trừng phạt mới với Nga, hay việc NVIDIA lần đầu tiên trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới là những tin tức đáng chú ý trong tuần qua.

Lương hưu không đủ tiêu: 3 nguy cơ đe doạ cuộc sống khi đến tuổi 'về vườn'

Lương hưu không đủ tiêu: 3 nguy cơ đe doạ cuộc sống khi đến tuổi 'về vườn'

(VNF) - Thế hệ 'hậu chiến' bắt đầu bước vào độ tuổi từ 50-55 chuẩn bị nghỉ hưu, trong khi quỹ hưu trí của BHXH chỉ đáp ứng được những nhu cầu cơ bản, cộng với tình hình giá cả leo thang, lạm phát cao. Đó là những nguy cơ hiện ra trước mắt khiến chúng ta cần phải quan tâm đến một kế hoạch hưu trí toàn diện

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

(VNF) - Từng chịu 'điều tiếng” như là một địa chỉ du lịch kém phát triển, Đồ Sơn giờ đây đang thực sự “thay da đổi thịt”, khoác lên mình diện mạo mới nhờ những dự án tầm cỡ, hiện đại.