Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Khu vực phía tây Hà Nội với hàng triệu dân vừa trải qua hai tuần náo động, với việc nguồn nước sạch sông Đà bị nhiễm styren với nồng độ cao.
Sự kiện này cũng chỉ là một trong số những sự cố môi trường diễn ra trong hai tháng gần đây trên địa bàn Thủ đô, như vụ cháy nhà máy bóng đèn, phích nước Rạng Đông, hay việc mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội tăng cao bất thường…
Điều đáng nói là trong suốt các sự kiện này, phản ứng của các cơ quan chức năng, đặc biệt là chính quyền thành phố Hà Nội là cực kì chậm trễ, gây bức xúc trong nhân dân.
Nhìn lại diễn biến sự cố nước sạch sông Đà, có thể thấy rõ: ngay từ ngày 08/10/2019, một số người dân và cán bộ của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) đã phát hiện ra việc dầu nhớt thải bị đổ trộm, chảy vào hồ Đầm Bài - nguồn nước sạch cung cấp cho nhà máy. Tuy nhiên, Viwasupco chỉ thuê dân địa phương đi vớt váng dầu thải mà không thông báo cho các cơ quan hữu quan ở Hòa Bình và Hà Nội. Nguồn nước bị nhiễm bẩn đã đi qua hệ thống xử lý của nhà máy và được cấp cho hàng triệu dân ở nhiều quận huyện phía tây Hà Nội.
Đến ngày 10/10/2019, khi nhiều người dân phát hiện nước sinh hoạt có mùi lạ, thành phố Hà Nội mới thành lập tổ công tác - gồm đại diện các sở, ban, ngành có liên quan - để tiến hành kiểm tra, xác minh sự việc. Tuy nhiên, cũng phải đến ngày 15/10/2019, tức một tuần sau sự cố, một cuộc họp báo mới được tổ chức, công bố nguồn nước máy sông Đà bị ô nhiễm styren. Và cũng chỉ đến lúc đó, khuyến cáo đầu tiên đến người dân mới được chính quyền thành phố đưa ra, đó là chỉ sử dụng nước máy sông Đà để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống.
Không khó để thấy rằng khuyến cáo này được đưa ra quá chậm trễ, sau khi người dân đã phải sử dụng nước máy nhiễm bẩn trong một tuần. Những người có trách nhiệm đã chờ đến khi có kết quả xét nghiệm mẫu nước (được lấy mẫu sau khi tổ công tác của thành phố được thành lập) mới đưa ra khuyến nghị cho người dân. Đó là cách hành xử thiếu trách nhiệm và không thể biện minh bằng bất cứ lí do gì.
Lẽ đơn giản, người dân không thể chờ đến khi có kết quả xét nghiệm đầy đủ (vốn mất rất nhiều thời gian) thì mới dừng sử dụng nước; vì lúc đó nếu nước bị ô nhiễm, thì sức khỏe của hàng triệu người đã bị ảnh hưởng rồi. Nếu như có âm mưu khủng bố hay phá hoại, đầu độc nguồn nước của thành phố bằng những hóa chất độc, thì sẽ có rất nhiều người bị nguy hiểm đến tính mạng, trước khi chờ được kết quả xét nghiệm mẫu nước chính thức.
Theo thông lệ quốc tế, về mặt nguyên tắc, việc ứng phó với những sự cố môi trường như vụ việc ô nhiễm nguồn nước hồ Đầm Bài đòi hỏi những biện pháp tương ứng với mối đe dọa và trong giới hạn những chi phí chấp nhận được về mặt kinh tế.
Đối chiếu với nguyên tắc này, trước nguy cơ đe dọa đến sức khỏe hàng triệu người dân Hà Nội, việc dừng cấp nước và sử dụng nguồn nước thay thế là rất cần thiết và hoàn toàn chấp nhận được về mặt kinh tế.
Rất dễ dàng để thấy cách xử lý phù hợp trong tình huống này: ngay khi phát hiện nguồn ô nhiễm dầu thải trong nước hồ Đầm Bài, Viwasupco phải có biện pháp xử lý bước đầu và báo cáo ngay lên các cơ quan chức năng. Ngay sau đó, phải dừng cấp nước, sử dụng các nguồn nước khác để thay thế đồng thời lấy mẫu xét nghiệm. Sau khi có kết quả xét nghiệm, nếu như mẫu nước bị ô nhiễm thì cần xử lí triệt để, rồi mới tái cấp nước sinh hoạt cho người dân. Chỉ có như vậy, thì sức khỏe, an toàn tính mạng của hàng triệu người sử dụng nguồn nước sạch sông Đà mới có thể được đảm bảo.
Việc chờ đợi kết quả xét nghiệm rồi mới khuyến cáo cho người dân phòng tránh là “đau đẻ đợi sáng trăng”, viện dẫn những lí do không liên quan để trì hoãn việc hành động kịp thời.
Việc cấp nước cần căn cứ vào nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, chứ không cần đến một bằng chứng chắc chắn về mặt khoa học, bởi việc xác định những bằng chứng này luôn tốn nhiều thời gian.
Khi trả lời báo chí, đại diện Viwasupco đã “chia sẻ thật” rằng “thâm tâm của tôi là 80% cho dừng cấp nước”, nhưng vào ngày 10/10/2019 phòng thí nghiệm xét nghiệm chỉ tiêu A và xác định nước không có vấn đề gì, nên không có lý do cắt nước.
Có thể nói đây là một câu trả lời thiếu trung thực, bởi lẽ: Thông tư 41/2018/TT-BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt đã xác định 99 thông số chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép (theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO). Trong đó, có 8 thông số nhóm A (nhân tố gây ô nhiễm thường gặp) và 91 thông số nhóm B (nhân tố gây ô nhiễm hiếm gặp). Với các thông số nhóm A, tần suất thử nghiệm định kỳ tối thiểu 1 lần/tháng, và tương ứng là tối thiểu 1 lần/6 tháng với các thông số nhóm B.
Tuy nhiên, Thông tư 41/2018/TT-BYT cũng đã có quy định rõ: đơn vị cấp nước phải tiến hành thử nghiệm toàn bộ các thông số chất lượng nước sạch của nhóm A và nhóm B, trong 5 trường hợp:
(i) Trước khi đi vào vận hành lần đầu; (ii) Sau khi nâng cấp, sửa chữa lớn có tác động đến hệ thống sản xuất; (iii) Khi có sự cố về môi trường có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch; (iv) Khi xuất hiện rủi ro trong quá trình sản xuất có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; (v) Định kỳ 03 năm một lần kể từ lần thử nghiệm toàn bộ các thông số gần nhất.
Rõ ràng, việc nguồn nước hồ Đầm Bài bị ô nhiễm dầu thải là một sự cố môi trường (theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014) có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch. Thế nhưng, Viwasupco chỉ thực hiện thử nghiệm các thông số nhóm A mà không hề kiểm tra các thông số nhóm B, do đó đã bỏ lọt việc ô nhiễm styren (là một chất gây ô nhiễm thuộc nhóm B, có hại cho sức khỏe con người).
Và chỉ dựa trên việc kiểm tra nhanh các thông số nhóm A, Viwasupco đã đưa ra kết luận “nước sạch” để tiếp tục cấp nước bị ô nhiễm styren cho hàng triệu người dân Hà Nội, trong suốt một tuần lễ. Điều này không chỉ vi phạm quy định về thử nghiệm chất lượng nước của Thông tư 41/2018/TT-BYT mà còn có dấu hiệu của tội phạm hình sự, cụ thể là tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (điều 237 Bộ luật Hình sự, với hình phạt cao nhất là 10 năm tù giam) hoặc tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (điều 360 Bộ luật Hình sự, với hình phạt cao nhất là 12 năm tù giam).
Một khía cạnh khác của vụ ô nhiễm nguồn nước máy sông Đà đó là sự lúng túng của chính quyền thành phố Hà Nội trong việc giải quyết sự cố.
Mặc dù quan hệ giữa các đơn vị cấp nước và người sử dụng là quan hệ hợp đồng dân sự nhưng không thể bỏ qua vai trò của nhà nước đối với một loại hàng hóa nhạy cảm, độc quyền tự nhiên, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Về tổng thể, Hà Nội chủ yếu sử dụng nguồn nước sông Đà và sông Đuống để sản xuất nước sạch phục vụ người dân.
Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 23/07/2019 về bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2019 trên địa bàn thành phố Hà Nội mặc dù không dự tính được tình huống ô nhiễm nguồn nước sông Đà và sông Đuống (như trên thực tế đã xảy ra) nhưng UBND thành phố cũng đã dự tính và đưa ra phương án xử lý khi có sự cố vỡ ống hoặc giảm áp lực, thiếu nguồn từ Nhà máy nước mặt sông Đà hay Nhà máy nước mặt sông Đuống.
Về nguyên lý, khi một trong hai nguồn nước gặp sự cố thì nguồn nước còn lại sẽ được huy động tăng cường, để điều tiết cấp nước bổ sung thay thế. Cụ thể: bên cạnh nỗ lực khắc phục sự cố của Viwasupco, Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống sẽ điều tiết nguồn nước cấp cho Công ty Viwaco, và Công ty nước sạch Hà Đông.
Nếu hiểu theo nghĩa rộng, có thể coi việc hồ Đầm Bài bị ô nhiễm dầu thải như một sự cố làm giảm nguồn cấp nước mặt sông Đà, khi đó nguồn nước sông Đuống sẽ được sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, cơ chế ứng phó sự cố này đã chỉ được khởi động một tuần sau khi phát sinh sự cố, khi hàng triệu người dân phía tây Hà Nội đã chịu ảnh hưởng của nguồn nước ô nhiễm styren.
Điều này cho thấy mặc dù đã xây dựng kế hoạch và dự tính các sự cố, nhưng các kế hoạch ứng phó sự cố đã nằm chết trên giấy, vì sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng.
Kế hoạch số 158/KH-UBND cũng đã dự liệu đến việc phải cấp nước bằng xe stec khi có sự cố, nhưng tổng năng lực của 5 công ty cấp nước ở Hà Nội chỉ có 15 xe (nhiều nhất là Công ty nước sạch Hà Nội cũng chỉ có 7 xe), nên đương nhiên không thể đảm bảo cung cấp nguồn nước cho hàng triệu người dân Hà Nội.
Các công ty cấp nước sạch phải thuê xe stec của các đơn vị khác. Ở nhiều nơi, xe stec cấp nước là xe tưới cây, xe rửa đường, không được thau rửa kĩ, nên nước có mùi khó chịu. Người dân sau khi xếp hàng chờ lấy nước sạch từ xe stec đã phải đổ bỏ mà không thể sử dụng được.
Tất cả những sự việc trên đây cho thấy những kế hoạch ứng phó sự cố của Hà Nội đã chỉ có hiệu quả trên giấy tờ mà không giải quyết được những tình huống thực tế và quan trọng nhất là đã không được thực hiện kịp thời trên thực tiễn.
Nhìn rộng ra, trong tất cả các sự cố môi trường gần đây trên địa bàn Thủ đô, chính quyền Hà Nội đã không thể hành động kịp thời để ứng phó với biến chuyển của tình hình, phạm những sai lầm không thể chấp nhận.
Cần nhớ rằng đầu tháng 9/2019, UBND phường Hạ Đình đã bị khiển trách vì đưa ra những khuyến cáo “không đúng thẩm quyền” với người dân, để đề phòng rủi ro từ vụ cháy công ty Rạng Đông. Trong khi đó, những cơ quan hữu quan có đủ thẩm quyền, lại chỉ lên tiếng khi có kết quả quan trắc môi trường chính thức và đặc biệt lúng túng khi ứng phó sự cố.
Những người có trách nhiệm với môi trường của thành phố thủ đô có lẽ đã quên mất một điều: hàng triệu người dân Hà Nội không thể ngừng hít thở, hay ăn uống, tắm giặt … đến khi có những kết luận chính thức.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.