Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
“Các nhà đầu tư có thể lo lắng về sự trở lại tiềm năng của ông Trump và mối đe dọa về một cuộc chiến thương mại mới, nhưng cuộc xung đột đó có vẻ dễ xảy ra hơn bao giờ hết cho dù chính quyền tiếp theo là Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa”, Nhà kinh tế trưởng Neil Shearing của Capital Economics cho biết trong một ghi chú mới đây.
Quan sát sơ bộ, thật khó để thấy rằng xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng lên một cách đáng chú ý. Về mặt chính thức, thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc vẫn ở dưới mức cao nhất trong tỷ trọng GDP toàn cầu. Nhưng ông Shearing lưu ý rằng dữ liệu hải quan tiết lộ một sự thay đổi đáng kể hơn nhiều.
Trên thực tế, ông Shearing chỉ ra rằng thặng dư trên GDP thực tế đang ở gần mức cao kỷ lục. Ông coi đó là hệ quả của đại dịch, khi nhu cầu bị kìm hãm quá lớn đã kích thích lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc sau khi mở cửa trở lại và sản lượng đã tăng hơn 25% kể từ năm 2019.
Nhưng trong khi nhu cầu hiện nay đã chậm lại thì hoạt động sản xuất của Trung Quốc lại không như vậy.
Theo Giám đốc điều hành China Beige Book, ông Leland Miller, điều đó xảy ra khi Bắc Kinh coi sản xuất là nguồn tăng trưởng thay thế cho thị trường bất động sản. Mặc dù lĩnh vực này từ lâu đã mang lại sự thịnh vượng cho Trung Quốc nhưng nó lại đang chìm trong nợ nần và vỡ nợ.
Chia sẻ với CNBC, ông Miller cho hay Trung Quốc lo lắng về việc mở rộng tín dụng liều lĩnh, họ lo lắng về lĩnh vực bất động sản. "Bạn biết đấy, họ chỉ muốn giải quyết các vấn đề và tập trung vào các ưu tiên an ninh quốc gia, xây dựng hệ sinh thái chip trong nước, củng cố cốt lõi của nền kinh tế, tập trung vào sản xuất tiên tiến", Giám đốc điều hành China Beige Book cho biết thêm.
Nhưng cả Miller và Shearing đều đồng ý rằng chiến lược này có thể bùng nổ trong các tranh chấp toàn cầu.
Để giảm bớt nguồn cung bổ sung, Shearing cho biết Trung Quốc sẽ hướng tới thị trường toàn cầu, vì mức tiêu thụ nội địa đã sụt giảm quá mức ở nước này. Điều đó gây thêm áp lực cho người mua nước ngoài, đặc biệt là Mỹ và châu Âu.
Ông nói rằng do Trung Quốc hiện chiếm 15% xuất khẩu toàn cầu nên nước này không thể dựa vào các quốc gia nhỏ hơn để hấp thụ toàn bộ sản lượng của mình, điều đó gây áp lực lên phương Tây.
Theo ông Shearing, các nhà xuất khẩu của Trung Quốc hiện nay có lẽ phụ thuộc nhiều hơn vào người tiêu dùng Mỹ so với thời điểm cuộc chiến thương mại bắt đầu trong nhiệm kỳ đầu tiên của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Điều này sẽ làm sâu sắc thêm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong nhiều năm tới, điều mà bất kỳ tổng thống nào cũng có thể muốn tránh. Ông Miller ước tính rằng một cuộc chiến thương mại có thể bắt đầu ngay trong năm tới.
Cho đến nay, ông Trump đã vạch ra kế hoạch áp dụng các mức thuế cấp độ cực mạnh, bao gồm thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ của mình tại Nhà Trắng, ông đã dẫn đầu một cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng với Bắc Kinh, với nhiều chính sách của nước này vẫn được áp dụng dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Xem thêm >> Khi Mỹ cấm TikTok, Trung Quốc sẽ nếm trải 'vị đắng' của chính mình?
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.