'Các chủ thể tham gia thị trường TPDN ngày càng tinh vi, tìm nhiều cách để lách luật'

Ngân Kim - 01/06/2022 16:42 (GMT+7)

(VNF) - Theo báo cáo từ Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các chủ thể tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ngày càng tinh vi, tinh xảo, tính thượng tôn pháp luật chưa cao, tìm nhiều cách để “lách luật” hoặc cố ý vi phạm pháp luật, trong đó có sự tham gia của công ty chứng khoán.

VNF
Ảnh minh họa

Ủy ban Kinh tế mới đây đã có báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) gửi Quốc hội.

Theo đó, báo cáo nêu rõ thị trường TPDN trong thời gian qua đã phát triển nhanh chóng và bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, đồng thời tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường trong nước.

Cụ thể, thị trường có thời điểm tăng trưởng nóng, thiếu tính ổn định, khối lượng phát hành TPDN riêng lẻ của quý I/2022 tăng cao so với năm 2020 nhưng lại sụt giảm và thay đổi đáng kể về cơ cấu chủ thể phát hành ngay trong tháng 4/2022, do tác động từ quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về hủy bỏ 9 đợt phát hành trái phiếu của Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Cung điện Mùa đông, Công ty Soleil thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Cơ cấu thị trường trái phiếu TPDN còn thiếu cân đối, phát hành TPDN riêng lẻ chiếm xấp xỉ 95% tổng khối lượng trái phiếu phát hành; trong khi phát hành TPDN ra công chúng chỉ chiếm khoảng 5% tổng khối lượng phát hành.

Về kỳ hạn, báo cáo cho thấy với sự phát triển bùng nổ của thị trường từ năm 2019 và liên tục tăng đến quý I/2022, khối lượng TPDN đáo hạn trong năm 2022-2024 ở mức khá cao, tạo áp lực trả nợ cho các tổ chức phát hành trong thời gian tới. Trong bối cảnh sản xuất, kinh doanh còn khó khăn do dịch Covid-19, thị trường bất động sản cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, dẫn đến nguy cơ tổ chức phát hành khó có khả năng thanh toán gốc/lãi đúng hạn.

Về chất lượng, so với TPDN phát hành ra công chúng, chất lượng TPDN phát hành riêng lẻ còn chưa cao. Tình hình tài chính của một số doanh nghiệp phát hành còn hạn chế, gây rủi ro đối với khả năng thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế cũng cho thấy còn hiện tượng sử dụng vốn huy động qua phát hành TPDN riêng lẻ sai mục đích, thiếu minh bạch.

”Việc chuyển vốn huy động từ phát hành TPDN “lòng vòng” qua các doanh nghiệp khác tiềm ẩn rủi ro sử dụng vốn sai mục đích, có thể dẫn đến mất vốn gốc, lãi trái phiếu của nhà đầu tư, đặc biệt trong trường hợp dự án đầu tư gặp khó khăn, các doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển vốn có thể mất khả năng thanh toán đồng thời tạo nên hiệu ứng dây chuyền trên thị trường TPDN”, báo cáo nêu rõ.

Ngoài ra, hoạt động đầu tư TPDN riêng lẻ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các trái chủ và hệ thống ngân hàng. Trong đó, phần lớn các trái phiếu được các công ty chứng khoán mua trên thị trường sơ cấp và phân phối lại cho tổ chức tín dụng, nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức khác. Báo cáo cũng cho biết, chất lượng của các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ trên thị trường TPDN chưa bảo đảm.

Về nguyên nhân chủ quan của thực trạng trên, Ủy ban Kinh tế cho biết các chủ thể tham gia thị trường ngày càng tinh vi, tinh xảo, tính thượng tôn pháp luật chưa cao, tìm nhiều cách để “lách luật” hoặc cố ý vi phạm pháp luật.

Cụ thể là hiện tượng nhà đầu tư cá nhân cố tình vi phạm quy định của pháp luật để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp nhằm đầu tư vào TPDN riêng lẻ với sự tiếp tay của các tổ chức phân phối trái phiếu, tổ chức tư vấn là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại.

Cùng với đó là hiện tượng công ty chứng khoán nhận phân phối lại TPDN riêng lẻ từ các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường sơ cấp cho các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường thứ cấp nhằm tiếp cận nhiều khách hàng. Ủy ban Kinh tế cho biết bản chất của tình trạng này giống như chào bán ra công chúng nhưng lách luật dưới hình thức phát hành riêng lẻ.

Về phía doanh nghiệp, một số đơn vị có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ; hoặc các hội, nhóm cung cấp thông tin sai sự thật qua mạng xã hội nhằm lôi kéo các nhà đầu tư.

Một số nguyên nhân khác được báo cáo đề cập là thiếu tính minh bạch, công khai, chuyên nghiệp của thị trường, thiếu các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín, chưa có thị trường giao dịch tập trung có quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, nền tảng nhà đầu tư chưa đa dạng, ít nhà đầu tư chuyên nghiệp thực sự. Chức năng kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý còn chưa thực sự hiệu quả, nhất là đối với hoạt động phát hành TPDN.

Tại báo cáo, Ủy ban Kinh tế đã kiến nghị một số giải pháp trước những rủi ro của thị trường TPDN trong thời gian gần đây.

Thứ nhất là tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khung khổ pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Thứ hai là tập trung nâng cao chất lượng TPDN, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, áp dụng chuẩn mực quốc tế về quản trị, hạch toán, kế toán và công bố thông tin trong hoạt động; đa dạng hóa mô hình, chiến lược kinh doanh… để tăng niềm tin của nhà đầu tư, gia tăng mức độ hấp dẫn của trái phiếu, cổ phiếu được phát hành, từ đó nâng cao khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

Thứ ba là tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp thúc đẩy thị trường TPDN phát triển cân bằng và hài hòa với thị trường tiền tệ và thị trường cổ phiếu, trở thành kênh dẫn vốn trung dài hạn quan trọng, góp phần phát triển kinh tế bền vững.

Thứ tư là quan tâm, mở rộng cơ sở nhà đầu tư, trong đó ưu tiên phát triển nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, thúc đẩy các định chế tài chính trung gian tăng tiềm lực tài chính và mở rộng các sản phẩm dịch vụ để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi và tạo kênh đầu tư an toàn cho nhà đầu tư cá nhân.

Thứ năm là tăng cường quản lý, giám sát, phối hợp giữa các cơ quan liên quan (Bộ Tài chính, UBCKNN, Ngân hàng Nhà nước) theo hướng phân định rõ chức năng và trách nhiệm cụ thể đối với hoạt động quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Thứ sáu là đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về các chính sách mới đối với phát hành, giao dịch TPDN để các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức cung cấp dịch vụ hiểu biết và tuân thủ quy định của pháp luật khi tham gia vào thị trường.

Cùng chuyên mục
Chân dung những banker người Việt làm tổng giám đốc ngân hàng ngoại

Chân dung những banker người Việt làm tổng giám đốc ngân hàng ngoại

(VNF) - Bà Nguyễn Thúy Hạnh vừa được bổ nhiệm giữ chức tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam. Trước đó, một số người Việt từng nắm giữ những vị trí cấp cao của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Giảm phát đeo bám Trung Quốc, tiếp tục bước vào vòng xoáy mới

Giảm phát đeo bám Trung Quốc, tiếp tục bước vào vòng xoáy mới

(VNF) - Tình trạng giảm phát đeo bám Trung Quốc kể từ năm ngoái hiện đang có dấu hiệu leo thang, làm xấu đi triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và làm dấy lên lời kêu gọi hành động chính sách ngay lập tức.

Bảo hiểm chi ngay hàng trăm tỷ bồi thường tổn thất do bão Yagi

Bảo hiểm chi ngay hàng trăm tỷ bồi thường tổn thất do bão Yagi

(VNF) - Trước những thiệt hại nặng nề do bão Yagi gây ra cho tài sản và con người, các DNBH đã nhanh chóng rà soát, cử giám định viên trực tiếp làm việc với khách hàng để thống kê và hướng dẫn thủ tục bồi thường. Dự kiến, sẽ chi hàng trăm tỷ đồng bồi thường, thậm chí nhiều hơn

Sabeco 'đốt' tiền cho ngôi vị số 1: Trăm tỷ thâu tóm DN, nghìn tỷ chạy quảng cáo

Sabeco 'đốt' tiền cho ngôi vị số 1: Trăm tỷ thâu tóm DN, nghìn tỷ chạy quảng cáo

(VNF) - Sabeco dự kiến phải trích hầu bao hơn 831 tỷ đồng cho thương vụ M&A Sabibeco, đồng thời gia tăng chi phí A&P trong nửa cuối năm để hỗ trợ sản phẩm mới.

'Nội soi' hầm trữ vàng của giới siêu giàu

'Nội soi' hầm trữ vàng của giới siêu giàu

(VNF) - Singapore vừa xuất hiện một kho lưu trữ khổng lồ có khả năng đáp ứng nhu cầu cất giấu tài sản, kim loại quý của giới siêu giàu trên thế giới.

Nhà xưởng LG Electronic, nhiều DN ngoại đổ sập, tan tành vì bão Yagi

Nhà xưởng LG Electronic, nhiều DN ngoại đổ sập, tan tành vì bão Yagi

(VNF) - LG Electronics, Công ty TNHH Công nghệ Global Wrapper Việt Nam, Công ty TNHH Chế tạo máy YUEDA, Công ty GreenWorks... bị ảnh hưởng nặng sau bão Yagi, nhà xưởng bị đổ sập, tan tành.

Nước sông Hồng dâng cao uy hiếp Hà Nội, dân trắng đêm chạy lũ

Nước sông Hồng dâng cao uy hiếp Hà Nội, dân trắng đêm chạy lũ

(VNF) - Trong đêm 9/9, nước sông Hồng liên tục tăng nhanh khiến nhiều khu vực gần sông như quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm rơi vào tình trạng ngập úng.

Huyện ngoại thành Hà Nội đấu giá 110 lô đất, khởi điểm chỉ 3,5 triệu/m2

Huyện ngoại thành Hà Nội đấu giá 110 lô đất, khởi điểm chỉ 3,5 triệu/m2

(VNF) - Trong tháng 9 này, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) sẽ tổ chức 3 phiên đấu giá với 133 lô đất trên địa bàn. Giá khởi điểm thấp nhất ở mức 3,58 triệu đồng/m2.

Lũ trên sông Cầu tại Thái Nguyên lập đỉnh, người dân xuyên đêm chạy lụt

Lũ trên sông Cầu tại Thái Nguyên lập đỉnh, người dân xuyên đêm chạy lụt

(VNF) - Dự báo lũ trên sông Cầu tiếp tục lên chậm dần và có khả năng đạt đỉnh. Cùng với đó, tối ngày 9/9 các lực lượng chức năng đã nỗ lực giải cứu người dân ra khỏi vùng lũ.

Xi măng Hữu Nghị phá sản: Nhà máy bỏ hoang, xuống cấp

Xi măng Hữu Nghị phá sản: Nhà máy bỏ hoang, xuống cấp

(VNF) - Ghi nhận thực tế, hiện tại nhiều hạng mục trong Nhà máy Xi măng Hữu Nghị đã bị bỏ không thời gian dài, khiến máy móc bị rỉ sét. Không ít khu vực bị cây dại mọc kín, lộ rõ dấu hiệu xuống cấp.