Các nhà đầu tư phương Tây có bao nhiêu tài sản ‘mắc kẹt’ tại Nga?

Quỳnh Anh - 04/03/2022 16:44 (GMT+7)

(VNF) - Theo số liệu công bố từ các công ty, ngân hàng và nhà đầu tư toàn cầu, khối tài sản đầu tư vào Nga dưới nhiều hình thức có trị giá hơn 110 tỷ USD. Ngoài ra, có khoảng 60 tỷ USD cổ phiếu và trái phiếu từ các quỹ quốc tế - công ty nghiên cứu Morningstar cho biết.

VNF
Hàng loạt công ty, tổ chức phương Tây rút khỏi Nga, bỏ lại khối tài sản khổng lồ dưới nhiều hình thức.

Cổ phiếu và trái phiếu – Ước tính 60 tỷ USD từ các quỹ và ETF

Các nhà đầu tư nước ngoài ở Nga đã đầu tư hàng chục tỷ USD vào cổ phiếu và trái phiếu của nước này, theo dữ liệu của Morningstar. Các nhà quản lý tài sản của Mỹ như Capital Group, Black rock và Vanguard đã tiết lộ các khoản đầu tư lớn dưới dạng cổ phiếu và trái phiếu đầu tư vào Nga.

Cụ thể, theo thông tin danh mục đầu tư gần đây nhất trong khoảng thời gian bắt đầu từ tháng 9/2021 đến ngày 25/2/2022, tài sản tại Nga của các nhà đầu tư nước ngoài đã đạt tổng cộng hơn 60 tỷ USD từ hơn 100 quỹ mở và quỹ giao dịch trao đổi hàng đầu trên toàn thế giới.

Trong số này, Capital Group, một trong những công ty quản lý đầu tư lớn nhất thế giới, Vanguard và PIMCO và BlackRock và những đơn vị nắm giữ số lượng cổ phiếu và trái phiếu đầu tư lớn nhất.

Chứng khoán nợ - Khoảng 79 tỷ USD

Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết, các nhà đầu tư người nước ngoài sở hữu khoảng 79 tỷ USD chứng khoán nợ của Nga, bao gồm nội tệ, trái phiếu chính quyền bằng đồng EUR và trái phiếu EUR doanh nghiệp.

Khối ngân hàng – Khoảng 78 tỷ USD

Dữ liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy các ngân hàng nước ngoài đã tiếp xúc với khoản tiền 120 tỷ USD vào Nga. Tại châu Âu, các ngân hàng Ý và Pháp có tỷ lệ tiếp xúc với Nga lớn nhất, khoảng hơn 25 tỷ USD mỗi ngân hàng, tính tới thời điểm cuối tháng 9/2021.

Cũng theo dữ liệu của BIS, số tiền của các ngân hàng Mỹ tiếp xúc với Nga lên tới 14,7 tỷ USD.

Cụ thể, ngân hàng Raiffeisen International của Áo tiếp xúc tổng thể tại Nga đạt 22,85 tỷ EUR (25 tỷ USD), hơn một nửa liên quan đến khu vực tư nhân doanh nghiệp, theo báo cáo tình hình hoạt động năm 2021.

Societe Generale, công ty kiểm soát ngân hàng Nga Rosbank, có tổng cộng 18,6 tỷ EUR (20,5 tỷ USD) tiếp xúc với Nga vào cuối năm ngoái - tương đương 1,7% tổng số tiền của tập đoàn.

Với Unicredit của Ý, mức độ tiếp xúc tổng thể của Unicredit tại Nga đạt tổng cộng 14,2 tỷ EUR (15,7 tỷ USD) tính đến giữa năm 2021. Khoản tiền này bao gồm 8 tỷ EUR các khoản vay do chi nhánh Nga mở rộng.

Intesa Sanpaolo, ngân hàng lớn nhất của Ý, sở hữu khoản cho vay với Nga trị giá 5,57 tỷ EUR (6 tỷ USD) vào cuối năm 2021, tương đương 1,1% tổng số tiền của ngân hàng.

Trong số các ngân hàng Mỹ, Citibank đã công bố tổng số tiền lên tới gần 10 tỷ USD. Goldman Sachs cũng báo cáo đã đầu tư 293 triệu USD giá trị ròng vào Nga, kèm thêm là khoản đầu tư tổng cộng 414 triệu USD tính đến tháng 12/2021.

BP – Khoảng 25 tỷ USD

Ngày 27/2, công ty dầu khí BP của Anh tuyên bố từ bỏ cổ phần của mình trong tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Rosneft của Nga. Rosneft chiếm khoảng một nửa trữ lượng dầu khí của BP và một phần ba sản lượng của BP. Việc thoái 19,75% cổ phần sẽ dẫn đến khoản phí lên tới 25 tỷ USD, công ty Anh cho biết.

Shell – Tiếp xúc 3 tỷ USD

Tiếp bước BP, Shell cũng tuyên bố ngừng mọi hoạt động và rút khỏi Nga. Shell cho biết quyết định rút khỏi các liên doanh của Nga sẽ dẫn đến những thiệt hại, ví dụ như họ sẽ mất khoảng 3 tỷ USD tài sản dài hạn trong các dự án liên doanh ở Nga vào cuối năm 2021.

Exxon Mobil – 4 tỷ USD

Ngày 1/3, tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil ra thông báo chỉ trích hành động tấn công quân sự của Nga với Ukraine và tuyên bố sẽ chấm dứt các hoạt động tại Nga. Được biết, tài sản của công ty tại Nga được định giá 4,055 tỷ USD trong báo cáo thường niên mới nhất hồi tháng 2 năm nay.

Norway’s SWF – 3 tỷ USD

Quỹ quốc gia của Na Uy – quỹ tài sản có chủ quyền lớn nhất thế giới, đã giảm giá trị tài sản khoảng 3 tỷ USD mà quỹ này nắm giữ tại Nga.

Quỹ này đã tổ chức các khoản đầu tư vào Nga trị giá khoảng 27 tỷ kr (3 tỷ USD) vào cuối năm 2021, tương đương 0,2% tổng giá trị. Tài sản ở Nga của quỹ này bao gồm cổ phiếu của 51 công ty vào cuối năm 2021. Cổ phần có giá trị nhất thuộc về nhà sản xuất khí đốt Gazprom, ngân hàng Sberbank và công ty dầu khí Lukoil.

CalSTRS – 171,5 triệu USD

Hệ thống Hưu trí dành cho Giáo viên Bang California (CalSTRS), quỹ hưu trí lớn thứ hai của Mỹ mới đây tiết lộ giá trị quỹ hưu trí ở Nga tính đến cuối tháng 2/2022 là 171,5 triệu USD.

CALPERS – 900 triệu USD

CalPERS, công ty quản lý quỹ hưu trí công lớn nhất của Mỹ, cũng cho biết rằng quỹ này có khoảng 900 triệu USD tiếp xúc với Nga, nhưng không có nợ của Nga.

Trên đây chỉ bao gồm các số liệu đã được các tổ chức, công ty nước ngoài công bố, chưa bao gồm các khoản đầu tư "ngầm" hay tư nhân vào Nga. Vì vậy, có thể nói, khối tài sản mà phương Tây đã đầu tư vào Nga không hề nhỏ. Việc rút lui khỏi Nga có thể khiến kinh tế Nga thêm phần khó khăn, nhưng chính những nhà đầu tư này cũng ít nhiều bị tác động. 

Xem thêm >> Bị phương Tây trừng phạt, hàng loạt công ty Nga chuyển sang mở tài khoản ngân hàng Trung Quốc

Theo Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.