Cách nào 'tấn công' thị trường Trung Quốc, Thái Lan?

Khánh Hồng - 26/08/2023 10:15 (GMT+7)

(VNF) - Tình hình kinh tế thế giới liên tục biến động, lạm phát tăng cao khiến nhu cầu thị trường thế giới giảm mạnh. Kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước đều sụt giảm; các doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt với nhiều thách thức trong đó có việc duy trì đơn hàng và tìm kiếm đối tác.

VNF

Còn nhiều cơ hội cho hàng xuất khẩu

Đánh giá về thị trường xuất khẩu, ông Tô Ngọc Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương), nhận định hiện nay các doanh nghiệp đang có nhiều cơ hội khi Trung Quốc mở cửa trở lại, việc tiếp cận các thị trường Hồng Kông, Đài Loan khá dễ dàng, Nhật Bản và Hàn Quốc còn nhiều dư địa.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, vẫn có không ít khó khăn và thách thức khi doanh nghiệp vẫn chưa thể thâm nhập bền vững vào thị trường Trung Quốc, các hàng nông sản bị kiểm tra rất nghiêm ngặt. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn bị cạnh tranh gay gắt với hàng hoá từ các nước lân cận, chi phí vận chuyển tăng cao...

Đối với thị trường Trung Quốc, ông Nông Đức Lai, Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, cho biết đất nước này có đặc trưng văn hóa ẩm thực vùng miền và năng lực sản xuất của các vùng, địa phương tác động đến nhu cầu đối với từng loại sản phẩm, mặt hàng cụ thể. Mỗi địa phương ở đây với dân số lớn có thể coi là một thị trường riêng lẻ như: Sơn Đông (101 triệu người), Hà Nam (99 triệu người), Quảng Đông (126 triệu người), Tứ Xuyên (84 triệu người), Hà Bắc (74 triệu người), Giang Tô (85 triệu người), Hồ Nam (66 triệu người)... Một số ngành hàng của Việt Nam định hướng xuất khẩu sang Trung Quốc là gạo, sắn và các sản phẩm sắn, cao su, giày dép, cà phê, hoa quả nhiệt đới, hải sản…

Theo ông Lai, khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc, các doanh nghiệp có những thuận lợi như: chính sách ưu đãi thuế quan trong các hiệp định tự do thương mại (ACFTA, RCEP); chính sách khuyến khích nhập khẩu của Trung Quốc; lợi thế về địa lý và hình thức thương mại đa dạng; Trung Quốc có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm xuất khẩu mà Việt Nam có thế mạnh; Trung Quốc mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam và nhiều sản phẩm đã chiếm thị phần cao trên thị trường.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những khó nhăn như: hàng rào kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật ngày càng được tăng cường, nghiêm ngặt hơn; sự cạnh tranh với các nước tham gia xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc và cạnh tranh với chính hàng hóa của nước sở tại. Bên cạnh đó là khó khăn trong quá trình mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông sản; khả năng tiếp cận hệ thống phân phối, bán lẻ lớn của doanh nghiệp còn rất hạn chế; thiếu thông tin thị trường và nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nước nhập khẩu.

Đối với thị trường Thái Lan, ông Lê Hữu Phúc, Tham tán thương mại Việt Nam tại Thái Lan, cho biết thực phẩm và đồ uống là một trong những ngành bán lẻ lớn tại đây, được thúc đẩy phát triển do tăng trưởng kinh tế, tầng lớp trung lưu gia tăng, xu hướng thành thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Thay đổi về cơ cấu gia đình và dịch Covid-19 đã khiến người tiêu dùng Thái Lan thay đổi xu hướng, lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe. Các nhóm sản phẩm tiềm năng tại Thái Lan gồm: sữa, rau củ quả tươi, hải sản, trái cây tươi, bánh, hạt, thịt bò đông lạnh, rượu và bia…

Thái Lan cũng có ngành thực phẩm phát triển với hệ thống phân phối đã hình thành lâu năm. Thu nhập và quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cũng là cơ hội để doanh nghiệp Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển thị trường. Song điểm yếu của thị trường này là việc bảo hộ ngành công nghiệp thực phẩm nội địa khiến việc nhập khẩu gặp khó khăn.

Doanh nghiệp cần làm gì?

Ông Lê Hoàng Khánh Nhựt – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng, cho rằng trong bối cảnh kinh tế phục hồi chậm, việc đa dạng thị trường xuất khẩu là cách giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên trông chờ mà phải chủ động để tìm đối tác phù hợp với sản phẩm của mình, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn các quốc gia đó.

“Cơ hội tăng trưởng thị trường xuất khẩu không thiếu nhưng cần sự hỗ trợ của cơ quan ban ngành. Hàng năm, Bộ Công Thương đều có những chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại tại các quốc gia. Tôi kiến nghị Bộ Công Thương ưu tiên xét chọn các doanh nghiệp tham gia kết nối với các thị trường”, ông Nhựt nói.

Ông Paul Lê – Phó chủ tịch Tập đoàn Central Retail Việt Nam, cho rằng các doanh nghiệp Đà Nẵng muốn xuất khẩu hàng ra nước ngoài thì phải có năng lực cạnh tranh trong nước trước. Đồng thời, các doanh nghiệp phải có năng lực thích ứng với từng thi trường, phải tự tin rằng mình có trách nhiệm mang sản phẩm Việt Nam ra thế giới. Theo ông Paul Lê, việc đóng gói sản phẩm, giới thiệu sản phẩm là điều cực kỳ quan trọng vì đây là cách thu hút người tiêu dùng nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải biết tận dụng cơ hội tham gia các triển lãm quốc gia và quốc tế để tăng cường cơ hội kết nối giao thương.

Ông Tạ Minh Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Tứ Sơn Châu Đốc, cũng cho rằng các doanh nghiệp Đà Nẵng cần thiết kế bao bì mang tính đặc trưng của địa phương làm sao để người tiêu dùng thẩm thấu được sản phẩm bên trong. “Sản phẩm của Đồng Tháp có cánh sen, Bến Tre có dừa, Đà Nẵng cần tập trung vào đặc trưng của địa phương mình”, ông Sơn nói và cho biết chất lượng sản phẩm cũng phải đều quanh năm chứ không thể theo mùa, bởi theo mùa sẽ không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Ông Nông Đức Lai, Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, lưu ý các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc, cần xác minh thực lực và uy tín của các doanh nghiệp ở đây, nhất là các đối tác được tìm kiếm qua mạng Internet. Mọi giao dịch đều phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo thông lệ của thương mại quốc tế với các điều khoản về giao dịch và giải quyết tranh chấp được thống nhất chặt chẽ và có tình ràng buộc cao. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng phải nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, xây dựng được thương hiệu, chú trọng xây dựng bao bì, mẫu mã phù hợp với thị trường Trung Quốc. Doanh nghiệp cần có cán bộ am hiểu tiếng Trung Quốc để thuận tiện trong công tác giao dịch với đối tác.

Còn ông Lê Hữu Phúc, Tham tán thương mại Việt Nam tại Thái Lan, cho hay để thâm nhập vào thị trường Thái Lan, các doanh nghiệp có thể thông qua hệ thống bán lẻ, vì đây là đất nước có nhiều hệ thống bán lẻ phát triển mạnh mẽ với nhiều thương hiệu rất nổi tiếng, bao gồm các kênh phân phối, chợ truyền thống, các siêu thị lớn… Một cách khác là các doanh nghiệp có thể dùng thương mại điện tử bởi thương mại điện tử ở Thái Lan rất phát triển.
 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

(VNF) - Nội dung này được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh trong thông báo kết luận về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Doanh số bán iPhone giảm ở hầu hết các thị trường, đặc biệt là Trung Quốc

Doanh số bán iPhone giảm ở hầu hết các thị trường, đặc biệt là Trung Quốc

(VNF) - Theo kết quả kinh doanh mới nhất vừa được Apple công bố, doanh số bán iPhone đã giảm ở hầu hết các thị trường trên toàn cầu.

Cổ phiếu ngân hàng phát tín hiệu, kỳ vọng dần dâng lên

Cổ phiếu ngân hàng phát tín hiệu, kỳ vọng dần dâng lên

(VNF) - Kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường chứng khoán dần dâng lên khi dòng tiền vào nhóm ngân hàng có xu hướng cải thiện, tâm lý thị trường cũng dần ổn định hơn, chỉ số và thanh khoản đều đi lên.

Thủ tướng: Khẩn trương thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng: Khẩn trương thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon và các cơ chế quản lý tín chỉ carbon là rất cấp thiết.

Lãi quý I của Taseco Land tăng gấp 69 lần

Lãi quý I của Taseco Land tăng gấp 69 lần

(VNF) - Dù chỉ lãi sau thuế 10 tỷ đồng trong quý I/2024, song so với cùng kỳ, mức lãi này của Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land, UPCoM: TAL) đã tăng gấp 69 lần.

Một năm hơn 1.200 người nhập viện: Cảnh báo 'nóng' về thuốc lá điện tử

Một năm hơn 1.200 người nhập viện: Cảnh báo 'nóng' về thuốc lá điện tử

(VNF) - Theo báo cáo tổng hợp gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc Sở Y tế và trung tâm y tế huyện, chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN).

Người dân đổ xô mua vàng bất chấp giá cao và ‘vấn nạn’ gia tăng ở Trung Quốc

Người dân đổ xô mua vàng bất chấp giá cao và ‘vấn nạn’ gia tăng ở Trung Quốc

(VNF) - Cơn sốt tích trữ vàng miếng và trang sức của người dân Trung Quốc vẫn chưa hạ nhiệt dù giá vàng liên tục lập đỉnh, tuy nhiên đi cùng với đó là sự gia tăng các vụ lừa đảo vàng ở Trung Quốc.

Chung cư Hà Nội tăng giá mạnh: 'Không ai đủ sức thổi giá BĐS trong một thời gian dài'

Chung cư Hà Nội tăng giá mạnh: 'Không ai đủ sức thổi giá BĐS trong một thời gian dài'

(VNF) - Các chuyên gia bất động nhận định, thị trường bất động sản có sự tăng giá, nhất là căn hộ chung cư Hà Nội. Trao đổi với VietnamFinance, ông Bạch Dương - Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, giá phản ánh cán cân cung – cầu của thị trường, không ai đủ sức “thổi giá” bất động sản trong một thời gian dài.

Chân dung nữ Phó Bí thư được giao điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang

Chân dung nữ Phó Bí thư được giao điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang

(VNF) - Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy được phân công tạm thời điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.