Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Đầu tư công luôn là từ khóa “hot” không chỉ trên các diễn đàn kinh tế mà còn cả trên thị trường chứng khoán. Hơn nửa năm qua, trong khi VN-Index tăng khoảng trên 11% thì gần như tất cả các cổ phiếu đầu tư công tiêu biểu đều ghi nhận màn trình diễn vượt trội.
Chẳng hạn ở nhóm xây dựng hạ tầng, cổ phiếu VCG tăng 37%, C4G tăng 39%, HHV tăng 65% cùng khoảng thời gian. CTD của Coteccons - đơn vị đứng đầu liên danh Hoa Lư cạnh tranh gói thầu tỷ USD tại dự án sân bay Long Thành - ghi nhận mức tăng lên đến 135%. Các cổ phiếu thuộc nhóm vật liệu xây dựng cũng không nằm ngoài xu hướng này. Theo đó, DHA tăng 25%, KSB tăng 55%, PLC tăng 55%, VLB tăng 72%.
Sở dĩ từ khóa “đầu tư công” nóng đến vậy bởi đây luôn là lựa chọn chính sách hàng đầu để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, trong khi chính sách tiền tệ trong nước chưa phát huy được nhiều tác dụng.
Trong báo cáo công bố gần đây, Công ty Chứng khoán SSI bình luận, sẽ không có nhiều bất ngờ nếu như đầu tư công được đẩy mạnh hơn sau những số liệu kinh tế không quá tích cực được công bố trong nửa đầu năm 2023.
Trên thực tế, kế hoạch đầu tư công trong năm 2023 đã được thông qua với mức kỳ vọng tăng 25% so với năm 2022, đạt hơn 700 nghìn tỷ đồng. Đây là con số lớn trong khoảng thời gian một năm (kế hoạch đầu tư công trung hạn trong 5 năm 2021-2025 chỉ vào khoảng 2,5 triệu tỷ đồng). Tuy nhiên, chuyên gia của SSI lưu ý rằng để chính sách có thể đi vào cuộc sống thì luôn cần nhiều thời gian, nhất là khi thủ tục đầu tư với các dự án cơ sở hạ tầng lớn luôn là một thách thức cho công tác giải ngân vốn trong nhiều năm qua.
Điều này đến từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ đang nghiêng nhiều về hướng sử dụng chính sách tiền tệ, một phần là do chính sách tiền tệ có độ trễ thấp hơn. Thứ hai, yếu tố mang tính mùa vụ cho thấy các dự án đầu tư công ở Việt Nam thường tập trung giải ngân trong nửa sau của năm.
Thứ ba là rủi ro liên quan đến pháp lý, trong đó bao gồm các rủi ro liên quan đến việc định giá đất và giải phóng mặt bằng hay việc giám sát tuân thủ các kế hoạch đã được phê duyệt. Thứ tư, công tác chuẩn bị dự án đầu tư công thường khó đáp ứng được các nhu cầu thực tế phát sinh trong lúc triển khai. Việc chuẩn bị dự án là một quá trình kéo dài (18-24 tháng đối với các dự án lớn và có thể rút ngắn xuống còn 12 tháng nếu sử dụng chỉ định thầu trực tiếp), nên luôn có sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực tiễn triển khai. Cuối cùng là thiếu hụt về nguồn vật liệu xây dựng cho các công trình giao thông lớn.
SSI cho rằng các doanh nghiệp hưởng lợi từ các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ là các doanh nghiệp đầu ngành, có tiềm lực tài chính đủ mạnh (quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu), có lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, họ cũng có kinh nghiệm tham gia các dự án xây dựng hạ tầng trọng điểm, hàm lượng kỹ thuật cao.
Nhiều doanh nghiệp đầu ngành xây dựng như VCG, HHV, C4G, LCG…đã trúng thầu/được chỉ định thầu tham gia xây dựng các hợp phần của cao tốc Bắc Nam hay các công trình giao thông khác. Tuy nhiên, có một số vấn đề cần lưu ý.
Cụ thể, doanh thu mảng xây dựng của các doanh nghiệp trên đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào các dự án đầu tư công, bắt đầu từ năm 2021-2022 và quý I/2023. Doanh thu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2023-2025 theo chu kỳ đầu tư công. Tuy nhiên, đặc thù ngành xây dựng hạ tầng là biên lợi nhuận mỏng và các khoản phải thu cao, đa số sử dụng đòn bẩy tài chính cao và chịu áp lực chi phí tài chính tăng trong môi trường lãi suất cao. Điều này dẫn đến mức độ tăng trưởng lợi nhuận theo doanh thu sẽ chưa thể hiện rõ trong ngắn hạn.
Riêng với CTD đang dấn thân vào mảng hạ tầng bằng việc đứng đầu liên danh Hoa Lư (gồm: CTD – Unicons - Central Cons - An Phong – HBC – Delta – Thành An - PLE) nộp thầu tại gói thầu 5.10 sân bay Long Thành với quy mô hơn 35 nghìn tỷ đồng thì theo SSI, ngay cả trường hợp liên danh này được công bố trúng thầu vào tháng 8 tới đây, kết quả từ mảng hạ tầng sẽ chỉ phản ánh vào doanh thu từ năm 2024 theo tiến độ và khó kỳ vọng vào biên lợi nhuận cao đối với dự án lớn đầu tiên của các nhà thầu xây dựng dân dụng nội địa, thường ưu tiên vào mục tiêu hoàn thiện hồ sơ năng lực hơn là lợi nhuận mang về.
Do tăng trưởng lợi nhuận chưa thể hiện rõ trong ngắn hạn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các công ty xây dựng hạ tầng thường ở mức tương đối thấp trong khi mức định giá P/E và P/B của các cổ phiếu xây dựng đã vào vùng cao so với định giá trong quá khứ, phản ánh kỳ vọng về tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai.
“Chúng tôi cho rằng các cổ phiếu ngành xây dựng phù hợp với chiến lược đầu tư theo chủ điểm và tận dụng những nhịp biến động ngắn hạn với những thông tin cập nhật về việc trúng thầu hoặc tin tức về đẩy mạnh đầu tư công, vì như đã phân tích ở trên, có thể sẽ chưa thấy rõ sự tăng trưởng lợi nhuận trong thời gian tới”, chuyên gia của SSI nhấn mạnh.
Đối với ngành vật liệu xây dựng, SSI đánh giá cao KSB, VLB, DHA, PLC với tư cách là doanh nghiệp đầu ngành và hưởng lợi trực tiếp từ nhu cầu đá, nhựa đường tăng cao từ các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Tuy nhiên, SSI khuyến nghị nhà đầu tư chỉ xem xét tích lũy tại các nhịp điều chỉnh, do định giá hiện tại đã vào vùng cao.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.