Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Các công ty của Ấn Độ mua rất nhiều nguyên liệu thô của Trung Quốc, từ các thành phần dược phẩm đến linh kiện điện thoại. Tuy nhiên, những kiện hàng này hiện vẫn đang bị đình trệ tại cảng và các công ty vẫn chưa thể khắc phục được điều này.
Ông Dinesh Dua, Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Dược phẩm Ấn độ, cho biết: “Các lãnh đạo hải quan vẫn chưa cho phép thông quan hàng hóa đến từ Trung Quốc. Họ chưa đưa ra bất kỳ lý do nào. Đã 5 ngày trôi qua và chúng tôi thì không hề có nguồn hàng nào ngoài Trung Quốc”.
Dinesh Dua hiện cũng là giám đốc điều hành của Nectar Lifescatics. Ông cho biết đã viết thư gửi đến cơ quan chịu trách nhiệm về dược phẩm và thương mại để tìm kiếm sự giúp đỡ. Công ty của ông hiện đang phải chi trả khoảng 350.000 rupee (4.630 USD) phí lưu bãi mỗi ngày. Đây cũng là lo ngại của nhiều hãng sản xuất điện tử. Họ lo lắng không biết phải vận hành nhà máy thế nào khi chỉ mới được mở cửa trở lại sau khi Ấn Độ gỡ bỏ lệnh phong tỏa.
Sudhir Hasija, Chủ tịch và người sáng lập của Karbonn Mobiles - công ty chuyên sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị sạc, cũng đồng cảnh ngộ với Dinesh Dua.
"Năm kiện hàng của tôi vẫn đang mắc kẹt, Chính phủ đã thu thuế nhập khẩu và thuế hàng hóa - dịch vụ (GST) với số hàng này. Việc kiểm tra hàng hóa cũng đã hoàn tất. Bây giờ tôi được thông báo rằng phải chờ hướng dẫn thông quan, nhưng không biết từ ai. Tôi chưa nhận được bất kỳ thông tin nào cho đến thời điểm này", ông Sudhir Hasija chia sẻ.
Ấn Độ nhập khẩu gần 70% thuốc và hoạt chất trung gian để sản xuất thuốc từ Trung Quốc. Họ mua 37% linh kiện điện tử, 45% thiết bị điện tử và 44% linh kiện điều hòa, tủ lạnh từ nước này. Năm ngoái, Ấn Độ nhập khẩu 69 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc và xuất khẩu 18 tỷ USD sang đây.
Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung - Ấn căng thẳng sau cuộc ẩu đả dữ dội ở vùng núi Himalaya ngày 15/6 khiến ít nhất 20 binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng tại khu vực biên giới. Điều này khiến các doanh nghiệp lo lắng họ có thể trở thành nạn nhân của một cuộc chiến tranh thương mại đang âm ỉ giữa hai quốc gia.
Ấn Độ đang lên kế hoạch áp đặt các biện pháp kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và tăng thuế nhập khẩu với hàng hóa từ Trung Quốc. Ngày 29/6 vừa qua, Ấn Độ đã cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc, viện dẫn lí do đe dọa đối với chủ quyền và an ninh quốc gia.
Ông Nitin Gadkari, Bộ trưởng phụ trách doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ấn Độ, cho biết việc chặn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tại các cảng nội địa có thể gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Ấn Độ đã đặt hàng trước khi xảy ra xung đột biên giới.
Cũng theo ông Gadkari, hiện chính quyền đang tích cực làm việc với bộ tài chính và thương mại để giải quyết vấn đề này.
“Ít nhất 6 doanh nghiệp trên khắp Ấn Độ đã bị ảnh hưởng từ sự đình trệ này. Các công ty đang rất lo lắng về thái độ của các nhà chức trách trên toàn quốc”. Ông Daara Patel, Tổng thư ký Hiệp hội Các Nhà Sản xuất dược phẩm vừa và nhỏ, chia sẻ.
Mặc dù các hãng sản xuất thuốc thường có kho lưu trữ nguyên liệu dược (API) kéo dài tới 3 tháng, nhưng điều này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu đây là loại thuốc kháng sinh.
Hiệp hội các nhà sản xuất Xe hơi Ấn Độ đã cảnh báo trong một tuyên bố rằng tắc nghẽn tại cảng có thể gây tổn hại cho các hãng sản xuất xe, các công ty giao nhận đang từ chối nhận chở thêm nguyên liệu từ Trung Quốc vì hiện không còn đủ không gian để chứa các kiện hàng.
Pankaj Mohindroo, Chủ tịch Hiệp hội Điện tử và Di động Ấn Độ, thì cho biết họ đang đàm phán với chính phủ để giải quyết tình hình.
“Chúng tôi đã được trấn an rằng chính phủ không muốn có bất kỳ sự gián đoạn nào trong giai đoạn đầy khó khăn và thử thách này. Chúng tôi sẽ hành động dựa trên lợi ích của ngành công nghiệp và của quốc gia”, ông nói.
Xem thêm >> Bị Mỹ tước đặc quyền thương mại, Hong Kong tuyên bố ‘không sợ hãi’
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.