Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cũng theo NBS, kinh tế nước này đã tăng trưởng 6,7% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái, giảm nhẹ so với quý trước đó.
Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ có nguy cơ gây thiệt hại cho hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc.
Trung tâm thông tin quốc gia (SIC) mới đây nhận định rằng kinh tế Trung Quốc có thể sẽ giảm tốc nhẹ trong nửa cuối năm nay, khi các rủi ro trên thị trường tài chính trở nên rõ nét và nhu cầu được dự đoán sẽ giảm xuống.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6 tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu tăng 14,1% - thấp hơn nhiều so với mức dự báo tăng 21,3%. Thặng dư thương mại của Trung Quốc tháng 6 đạt 41,61 tỷ USD.
Cũng trong tháng 6, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc có tháng giảm mạnh nhất kể từ năm 1994, với mức giảm hơn 3% so với đồng USD. Nhân dân tệ giảm giá có thể giúp ích cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc trong dài hạn, nhưng ở thời điểm hiện tại, đây là một dấu hiệu của sự lo ngại gia tăng, bởi chiến tranh thương mại xảy ra đúng lúc nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
Trung Quốc có thể sẽ buộc phải lựa chọn giữa một bên là thu hẹp chiến dịch giảm nợ và một bên là chấp nhận để tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu 6,5%.
Các số liệu không mấy khả quan kể trên đã củng cố quan điểm của thị trường cho rằng kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, và nhiều nhà phân tích đã kêu gọi chính phủ nước này có những biện pháp mạnh mẽ hơn để hỗ trợ nền kinh tế.
Chuyên gia Iris Pang của ING ở Hong Kong (Trung Quốc) cho rằng Bắc Kinh cần phải giảm dần các biện pháp hạn chế rủi ro tài chính và chuyển trọng tâm sang các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, như cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng.
“Nếu tình hình chuyển biến xấu nhanh hơn dự đoán, giới chức Trung Quốc phải tăng cường các biện pháp hỗ trợ cả về tài khóa và tiền tệ”, ông Pang nhận định.
Đứng trước sự giảm tốc của nhu cầu tiêu dùng nội địa và ảnh hưởng tiềm tàng của chiến tranh thương mại, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã bắt đầu có những chính sách hỗ trợ nền kinh tế và giảm bớt lập trường đối với vấn đề giảm nợ.
Theo Reuters, cơ quan giám sát tài chính của Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng "giảm đáng kể" lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ trong quý 3.
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã ba lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Gần đây, thay vì sử dụng từ "giảm nợ", PBoC chuyển sang dùng cụm từ "giảm nợ theo cơ cấu" - một sự thay đổi cho thấy nhà chức trách bớt mạnh tay trong vấn đề cắt giảm nợ trong nền kinh tế.
Các chuyên gia kinh tế của ngân hàng Nomura dự báo PBoC sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm ít nhất một lần nữa trong năm nay và có thể sẽ tăng cường bơm vốn trực tiếp vào nền kinh tế.
Ngày 6/7, Mỹ đã chính thức áp thuế nhập khẩu 25% đối với 34 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, chủ yếu là máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao. Chưa dừng ở đó, đợt áp thuế tiếp theo với 16 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc có thể có hiệu lực sau vài tuần. Ngay sau đó, Ủy ban Hải quan và Thuế Trung Quốc thông báo sẽ đánh thuế bổ sung đối với danh mục gồm 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trị giá 34 tỷ USD. Thuế mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/7/2018, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, xe cộ và thủy sản. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Trump cảnh báo rằng Washington sẵn sàng áp thêm mức thuế 10% nhằm vào hàng hóa của Trung Quốc trị giá 200-300 tỷ USD nếu Bắc Kinh từ chối nhượng bộ các yêu cầu của Mỹ và tiếp tục trả đũa. Nếu cảnh báo này được hiện thực hóa, tổng số hàng hóa của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế có thể lên tới hơn 550 tỷ USD, cao hơn cả mức 506 tỷ USD giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ năm 2017. |
Xem thêm >> Elon Musk hứng ‘bão’ chỉ trích vì gọi thợ lặn Anh là ‘kẻ ấu dâm’
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.