Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 27/7, Trung Quốc chính thức tiếp quản tòa nhà nơi từng là tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP. Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) sau thời hạn chót đưa ra trước đó để nhân viên ngoại giao Mỹ rời khỏi cơ sở ngoại giao này. Bắc Kinh nhấn mạnh việc đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô là phản ứng chính đáng và cần thiết để đáp trả các biện pháp vô lý của Mỹ.
Trước đó, Mỹ là bên chủ động đẩy căng thẳng leo thang, khi Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 22/7 bất ngờ yêu cầu Trung Quốc trong vòng 72 giờ phải đóng cửa tổng lãnh sự quán tại Houston. Lý giải cho quyết định của mình, giới chức Mỹ cho rằng cơ sở ngoại giao này là “ổ hoạt động tình báo”, nhân viên của Trung Quốc tại đây tìm cách đánh cắp những bí mật, nghiên cứu khoa học và y tế độc quyền của công ty Mỹ. Giới chức Trung Quốc hoàn toàn bác bỏ cáo buộc này.
Truyền thông và giới học giả tại Mỹ và Trung Quốc nhìn nhận, đây là mốc mới đánh dấu xu thế đối đầu đáng quan ngại giữa hai nước, đẩy quan hệ song phương đứng trước nguy cơ rơi xuống ngưỡng thấp nhất trong vòng 40 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, dường như cả Mỹ và Trung Quốc đều có ý theo đuổi leo thang căng thẳng một cách có kiểm soát. Theo điều tra của tờ Foreign Policy (Mỹ), việc chọn Houston để gắn cáo buộc “Trung Quốc hoạt động tình báo” không thực sự thuyết phục, bởi hoạt động do thám của Bắc Kinh tại Mỹ được cho là tập trung mạnh nhất ở San Francisco, kế đó là New York và Chicago.
Điều đó cho thấy Mỹ có kiềm chế nhất định. Theo nguồn thạo tin, đề xuất ban đầu được đưa lên nhắm đến đóng cửa tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco, nhưng không được chấp nhận do quy mô và tầm mức quan trọng của cơ sở ngoại giao này. Đây là nơi tập trung một lượng lớn người Mỹ gốc Hoa, phần lớn thị thực được xử lý tại bộ phận lãnh sự. Trong khi đó, “mục tiêu” Houston ít có giá trị hơn, do nơi đây chủ yếu xử lý giấy tờ thị thực qua mạng.
Về phần mình, Bắc Kinh đáp trả cũng tương đối kiềm chế khi nhằm vào tổng lãnh sự quán Thành Đô, thay vì các cơ sở lãnh sự khác của Mỹ ở Quảng Đông, Thượng Hải hay Thẩm Dương. “Nếu Trung Quốc đi theo cách thức của ông Trump, chúng tôi có thể buộc đóng cửa tổng lãnh sự quán của Mỹ ở đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) - một cú đánh thực sự nhằm vào Mỹ vì can dự trong vấn đề Hong Kong”, Shen Yamei, học giả chuyên nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nhận định.
Lựa chọn Thành Đô cho thấy Trung Quốc muốn giảm tác động tiêu cực đến quan hệ song phương. Hoạt động của tổng lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô không thực sự nổi bật so với các phái bộ ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc, như trong tương quan so sánh với Thượng Hải. Tất cả điều đó cho thấy cả Mỹ và Trung Quốc vẫn muốn kiểm soát căng thẳng và để ngỏ cơ hội cho đối thoại.
“Cuộc chiến tổng lãnh sự quán” lần này là tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Ngoài xu thế gia tăng căng thẳng thường trực trong một loạt các vấn đề từ thương mại, công nghệ, tôn giáo, Covid-19, Hong Kong cho tới biển đông… yếu tố chính trị nội bộ cũng không thể bỏ qua.
Tại Mỹ, đó là sự thắng thế của nhóm quan chức có tử tưởng chống Trung Quốc tại Nhà Trắng, được Tổng thống Donald Trump "bật đèn xanh", mà theo điều tra của hãng tin Bloomberg do Ngoại trưởng Mike Pompeo đứng đầu, có sự kết hợp của Phó cố vấn An ninh Quốc gia Matt Pottinger.
Kế đến là những tính toán liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống 2020. Giới vận hành chiến dịch tranh cử của ông Trump có ý định đẩy đối đầu với Trung Quốc làm điểm nhấn trong cuộc đua với ứng cử viên dân chủ Joe Biden - người bị cho là “quá mềm mỏng” trước Trung Quốc và cũng nhằm làm xao nhãng sự chú ý của người Mỹ đối với các vấn đề trong nước, thu hút cử tri.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại Thư viện Richard Nixon hôm 23/7. Ảnh: State.gov
Về phần mình, giới chức lãnh đạo Trung Quốc cũng cảm thấy thời điểm này không cho phép nhượng bộ hơn nữa trước các đòn tấn công của Mỹ. Nói như giáo sư Shen Dingli chuyên ngành quan hệ quốc tế tại đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, trong tình huống bị Mỹ chèn ép như vậy, Trung Quốc phải hành động để “bảo vệ danh dự và chủ quyền của mình”.
Xu hướng chính trong quan hệ Mỹ-Trung có thể là “tăng dị, giảm đồng”. Mỹ là bên chủ động khởi xướng đối đầu trong diễn biến vừa qua và dường như Washington đã lên cả một kế hoạch cho kịch bản này.
Trong bài phát biểu tại Phoenix, Arizona hôm 26/6, Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O'Brien tuyên bố, bài diễn thuyết của ông sẽ mở màn cho một loạt chỉ trích nặng ký nhằm vào Trung Quốc của giới chức cấp cao Mỹ, từ Ngoại trưởng Pompeo, Bộ trưởng Tư Pháp William Barr và Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Chris Wray. Và có vẻ như Nhà Trắng có sự phân vai nhất định khi mở “cuộc khẩu chiến” chống Trung Quốc. Diễn văn của ông O'Brien đi sâu vào cái gọi là “mối đe dọa Trung Quốc”. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ chỉ trích các tham vọng của Trung Quốc.
Phát biểu của ông Wray đã tại Viện Hudson ở Washington, D.C hôm 7/7 đề cập hoạt động do thám, tình báo đa chiều của Mỹ nhằm vào người Mỹ, khai thác, đánh cắp công nghệ, sáng tạo của Mỹ với mục đích đưa Trung Quốc vươn lên thành cường quốc duy nhất trên thế giới bằng mọi công cụ, phương tiện có thể. Mức độ thâm nhập của Trung Quốc nguy hiểm đến mức trong hơn 5.000 điệp vụ phản gián mà FBI đang triển khai, một nửa là dính đến yếu tố Trung Quốc. Giới chức Trung Quốc phản bác đây là những cáo buộc vô căn cứ và định kiến.
Trong diễn văn đọc tại bang Michigan hôm 16/7, Bộ trưởng Tư pháp Barr cáo buộc chính quyền Trung Quốc đã chèn ép các doanh nghiệp Mỹ, buộc số này phải chấp nhận thỏa hiệp trước các qui định của Bắc Kinh. Ông cảnh báo kết cục các công ty Mỹ sẽ bị Trung Quốc quật ngã, bởi Bắc Kinh tính toán dài hạn theo hàng thập kỉ, còn tầm nhìn của doanh nghiệp Mỹ chỉ dừng ở báo cáo lợi nhuận quý kế tiếp.
Phát biểu của Ngoại trưởng Pompeo tại Thư viện Richard Nixon ở Yorba Linda, California ngày 23/7 mang tính tổng kết bao trùm, phát đi tín hiệu sẽ thay đổi chính sách với Bắc Kinh và kêu gọi Trung Quốc thay đổi theo cách thức quyết liệt và sáng tạo hơn.
Cuộc khẩu chiến cùng với hành động trả đũa lẫn nhau vừa qua cho thấy nhiều khả năng Mỹ vẫn chọn cách tiếp cận cứng rắn chống Trung Quốc, bất kể người lên nắm quyền tại Nhà Trắng sau cuộc bầu cử tháng 11 tới là ông Trump hay Joe Biden. Không phải ngẫu nhiên khi Giáo sư Cheng Xiaohe cho rằng quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi, nhưng điểm tồi tệ nhất còn ở phía trước. Đây là xu thế căng thẳng rất đáng quan ngại, không tốt cho quan hệ song phương cũng như tình hình khu vực và thế giới.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.