'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo CNBC, trong một thông báo ngày 11/9 của Quỹ Đầu tư Nga-Trung (RCIF), Ủy ban Cố vấn Kinh doanh Nga-Trung, gồm hơn 150 đại diện từ các công ty hàng đầu của Nga và Trung Quốc, đang cân nhắc thực hiện 73 dự án đầu tư chung trị giá hơn 100 tỷ USD.
Cũng theo thông báo, Ủy ban Cố vấn Kinh doanh Nga-Trung đã tiến hành một phiên họp thường niên trong tuần này trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) tại Vladivostok, Nga.
Thông báo nêu rõ, nhờ kết quả hợp tác song phương Nga-Trung, 7 dự án trị giá 4,6 tỷ USD đã được thực hiện.
Trong một thông báo khác cùng ngày của RCIF, Quỹ Đầu tư Nga-Trung và Tập đoàn đầu tư khoa học và công nghệ Trung Quốc Tus-Holdings đã công bố các kế hoạch đầu tư chung.
Được biết, việc hợp tác này sẽ tập trung vào công nghệ. Theo đó 1,28 tỷ USD sẽ được đầu tư trong Khu Công nghệ Tushino của Nga, phía Tây Bắc thủ đô Moscow.
Hai nhóm này đang cân nhắc xây dựng khu đổi mới công nghệ Trung-Nga với việc đầu tư hơn 100 triệu USD, và triển khai một quỹ liên doanh Nga-Trung với số vốn ban đầu là 100 triệu USD.
Trước đó, phát biểu tại buổi tiếp thành viên Bộ Chính trị Uỷ ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Yang Jiechi ngày 15/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng: “Tổng kim ngạch trao đổi thương mại Nga - Trung đã đạt 87 tỷ USD trong năm ngoái và tăng 50% trong nửa đầu năm nay, có thể đạt mức 100 tỷ USD cho tới cuối năm”.
Giao thương giữa hai nước gia tăng chủ yếu nhờ nhu cầu tiêu thụ của người Nga tăng lên, khi nền kinh tế nước này tăng trưởng ổn định. Ngoài ra, giá cả và khổi lượng hàng hóa mà Trung Quốc nhập khẩu từ Nga cũng tăng cao, góp phần thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào Nga và sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, hàng không vũ trụ đang được đẩy mạnh.
Có thể nói quan hệ Nga - Trung đang ở trong trạng thái “tốt nhất trong lịch sử”. Chính những thay đổi trong quan hệ quốc tế gần đây đã đưa hai nước xích lại gần nhau hơn.
Nga, trong bối cảnh bị Mỹ và phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt kể từ năm 2014 sau cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, đã nhanh chóng “xoay trục” sang châu Á - Thái Bình Dương, và Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - là lựa chọn hàng đầu của Moscow trong chiến lược này.
Trong khi đó, với sức mạnh được tăng lên sau nhiều năm phát triển, Trung Quốc đang mở rộng không gian chiến lược để khẳng định vị thế cường quốc khu vực và quốc tế, từng bước cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
Nước này hy vọng cùng với Nga có thể duy trì mối quan hệ song phương theo cách tạo ra môi trường an toàn để đạt được các mục tiêu phát triển và hỗ trợ, hợp tác cùng có lợi.
Thêm vào đó, sự thay đổi trong Chiến lược quốc phòng của Mỹ, từ chỗ đặt trọng tâm an ninh của nước Mỹ là chủ nghĩa khủng bố sang đối phó với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc, cũng là một trong những lý do khiến Nga và Trung Quốc gắn kết thêm với nhau.
Cả Nga và Trung Quốc đều phản ứng mạnh mẽ trước việc bị Mỹ coi là “mối đe dọa”. Trong khi Nga thẳng thừng chỉ trích Mỹ đang tìm cách chứng tỏ vai trò lãnh đạo thông qua chiến lược và khái niệm mang tính đối đầu, thì Trung Quốc cho rằng Mỹ đang áp dụng các chính sách lỗi thời như thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Hàng loạt các chuyến thăm cấp cao nhất trong những năm gần đây đã nhanh chóng đưa quan hệ Nga - Trung lên một tầm cao mới.
Xem thêm >> Vụ khủng bố 11/9/2001: 17 năm trôi qua, New York dần phục hồi sau thảm kịch kinh hoàng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.