Cảnh báo Liên đoàn lao động xây NƠXH, EVN không nên làm nhiệm vụ Nhà nước

Hoàng Sơn - 02/09/2023 17:06 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Phan Đức Hiếu, trong bối cảnh khó khăn hiện nay của doanh nghiệp, cải cách thể chế không chỉ nhằm cắt giảm, đơn giản hoá các thủ tục hành chính mà còn hướng tới cắt giảm chi phí tuân thủ phát sinh từ các quy định pháp luật cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tiến sỹ Trần Đình Thiên cho rằng không giao EVN làm nhiệm vụ Nhà nước, để doanh nghiệp tự làm và tự cạnh tranh. Đây là những phát biểu đáng chú ý của các chuyên gia trong tuần qua.

VNF

'Đẩy mạnh cải cách thể chế quan trọng hơn việc mở rộng tài khoá và tiền tệ'

Đánh giá như thế nào về tốc độ phục hồi của nền kinh tế và thực trạng doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu cho rằng nền kinh tế nói chung đã xuất hiện những tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi, nhưng về cơ bản, sự phục hồi này vẫn ở mức mong manh và giới hạn.

Cụ thể, với doanh nghiệp, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 7 tháng năm 2023, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lên tới 113,3 nghìn, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 1 tháng có 16,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kết quả điều tra của Tổng cục thống kê về doanh nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn rất nhiều về thị trường, tài chính, vốn, cạnh tranh. Song khó khăn nhất với doanh nghiệp hiện nay là tài chính, chi phí để trang trải và duy trì sản xuất kinh doanh.

Cùng với đó, doanh nghiệp cũng đang phải “gánh còng lưng” các quy định của luật pháp. Thực tế, luật pháp là cần thiết nhưng mặt trái của nó là tác động không mong muốn, không chỉ tạo ra thủ tục hành chính mà tạo cả gánh nặng tài chính và chi phí tuân thủ rất lớn bởi một quy định pháp luật có nguy cơ tạo ra 5 loại chi phí: chi phí thủ tục hành chính, phí – lệ phí, chi phí đầu tư, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức.

"Trong bối cảnh khó khăn hiện nay của doanh nghiệp, cải cách thể chế trở nên ngày càng quan trọng. Cải cách thể chế không chỉ nhằm cắt giảm, đơn giản hoá các thủ tục hành chính mà còn hướng tới cắt giảm chi phí tuân thủ phát sinh từ các quy định pháp luật cho doanh nghiệp", ông Hiếu nói.

>>>Xem thêm: 'Đẩy mạnh cải cách thể chế quan trọng hơn việc mở rộng tài khoá và tiền tệ'

'Đặt cọc mua nhà ở hình thành trong tương lai đang rất lộn xộn'

Góp ý về dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho rằng, nếu không có quy định về đặt cọc, đặc biệt là số tiền đặt cọc tối đa và về thời điểm đặt cọc thì sẽ phát sinh nhiều rắc rối.

"Thực tế hiện nay, việc đặt cọc mua nhà ở công trình xây dựng hình thành trong tương lai đang rất lộn xộn vì chúng ta thiếu những quy định này, do đó dẫn đến việc chủ đầu tư dự án chiếm dụng vốn của người mua, có những dự án huy động tiền cọc 30%-50% tổng giá trị của công trình… Nhà ở là tài sản lớn đối với người dân, nếu không quy định rõ ràng về tiền đặt cọc thì người mua sẽ mất một khoản tiền lớn". 

Về thời điểm đặt cọc, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhất trí với phương án 1: "Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê, mua nhà ở, công trình xây dựng và số tiền đặt cọc không vượt quá 10% giá bán cho thuê, mua nhà ở, công trình xây dựng. Thời điểm cho phép thu tiền đặt cọc là khi dự án với thiết kết cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định, chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất".

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cũng cho rằng, với những ràng buộc pháp lý như vậy, vừa đảm bảo chắc chắn dự án sẽ được triển khai, không có trở ngại về pháp lý, tránh việc thu tiền cọc quá sớm khi dự án chưa đảm bảo các yêu cầu thủ tục, chưa được thẩm định, dẫn đến việc chủ đầu tư huy động vốn trái phép, lừa lấy tiền cọc của người mua hoặc mất cả năm thanh toán trả lại tiền cọc cho người mua….

>>>Xem thêm: 'Đặt cọc mua nhà ở hình thành trong tương lai đang rất lộn xộn'

ĐBQH cảnh báo giao Tổng liên đoàn đầu tư nhà ở xã hội không khéo sẽ mất cán bộ

Tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận dự thảo Luật Nhà ở (xã hội), Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa ( Đoàn Đồng Tháp) nói: không nên giao Tổng liên đoàn xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, vì đây là tổ chức chính trị xã hội, không có chức năng kinh doanh.

“Nếu giao Tổng liên đoàn đầu tư nhà ở xã hội thì phải thông qua doanh nghiệp trực thuộc, việc đầu tư này nên giao cho các đơn vị chức năng khác, như UBND tỉnh, chủ đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất thực hiện”, ông Hòa nêu quan điểm.

Theo quan điểm của ông Hoà, dự án nhà ở xã hội công nhân có số lượng lớn, khu công nghiệp trong cả nước rất nhiều. Nếu Tổng liên đoàn lao động làm nhà ở xã hội, nguồn lực sẽ lấy từ nguồn thu phí công đoàn, tức có hạn.

“Tổng liên đoàn lao động lo cho công dân nhiều mặt khác, chứ không riêng chuyện nhà ở. Cần nghiên cứu lại, không khéo mất cán bộ”, ông Hòa cảnh báo.

>>>Xem thêm: Tổng liên đoàn Lao động đầu tư nhà xã hội: ĐBQH cảnh báo, 'không khéo mất cán bộ'

'Chỉ số chứng khoán đã hồi phục trở lại và khởi động năm 2023 với diễn biến tích cực'

Chia sẻ tại Hội thảo "Tích lũy vị thế - Sẵn sàng bùng nổ”, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường VPBankS Research, đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian vừa qua đang trong nhịp điều chỉnh để “tái định giá” sau mùa báo cáo kết quả kinh doanh.

Thống kê trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng lợi nhuận sau thuế của 1.030 công ty đại chúng đã giảm 25,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 111.100 tỷ đồng. Trong đó, hơn 2/3 tổng số doanh nghiệp có lợi nhuận sụt giảm hoặc đi ngang.

Theo quan điểm của ông Sơn, sóng giảm lớn lần thứ 4 trong lịch sử kể từ tháng 4/2022 đã đi qua với mức thấp nhất vào ngày 16/11/2022, giảm 42,8% kể từ đỉnh.

“Từ mức đáy trên, chỉ số chứng khoán đã hồi phục trở lại và khởi động năm 2023 với diễn biến tích cực với nhiều nhóm ngành phục hồi rất mạnh mẽ vượt trên mức tăng của chỉ số chung như chứng khoán, xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản”, ông Sơn nói.

Trên góc độ phân tích kỹ thuật, VN-Index đã chính thức thoát khỏi trend giảm giá khi vượt lên trên đường trung bình động MA200 ngày và xuất hiện tín hiệu đường trung bình động MA50 ngày giao cắt và vượt lên trên đường MA200 ngày.

>>>Xem thêm: 'VN-Index có thể về thấp nhất 1.124 - 1.130 điểm rồi đi lên'

'Không giao EVN làm nhiệm vụ Nhà nước, để DN tự làm và tự cạnh tranh'

Tiến sỹ Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam một lần đề xuất phương án mạnh mẽ như trên nhằm thúc đẩy thị trường hoá và cạnh tranh để phát triển ngành điện.

Tại Diễn đàn nâng cao tuyên truyền về sử dụng hiệu quả năng lượng cho phát triển bền vững mới đây, ông Thiên nhấn mạnh: "Không nên giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm nhiệm vụ của Nhà nước nữa, để cho họ tự làm, tự cạnh tranh. Đến bây giờ, không có lý gì mà chúng ta không đánh giá được thị trường điện, vấn đề chỉ là e ngại, sợ nhiều quá thôi. Còn các doanh nghiệp, Bộ Công thương, Bộ Tài chính đủ năng lực xử lý đưa giá điện sang giá thị trường, phải có áp lực cạnh tranh quốc tế nếu không thì tình hình méo mó của thị trường điện còn kéo dài".

Các số liệu thống kê cho thấy, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam trong những năm qua tăng rất nhanh. Tuy nhiên, việc sử dụng điện hiệu quả còn chậm chuyển biến. Việt Nam đã giảm được chỉ số tiêu thụ điện tính trên 1.000 USD nhưng so sánh với nhiều nước thì cường độ sử dụng, tiêu tốn điện năng đang ở mức rất cao.

Theo ông Trần Đình Thiên, để sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, vấn đề mấu chốt nhất hiện nay là chuyển giá điện sang giá thị trường. Với hệ thống giá điện đang duy trì xét trên bình diện quốc gia thì cơ chế hiện nay không thể hiệu quả được, khó cân đối được cung - cầu. Bởi vì, khi Nhà nước giữ cơ chế định giá  để duy trì giá điện thấp sẽ ảnh hưởng đến cả cung và cầu. Nếu duy trì điện giá thấp nghĩa là đang khuyến khích tiêu dùng điện chứ không khuyến khích sản xuất điện.

>>>Xem thêm: 'Không giao EVN làm nhiệm vụ Nhà nước, để DN tự làm và tự cạnh tranh'

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance có giao diện mới

Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance có giao diện mới

(VEF) - Hôm nay, ngày 2/5/2024, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance chính thức có giao diện mới cho trang điện tử tại địa chỉ: https://vietnamfinance.vn. Đây là một nỗ lực của chúng tôi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các ấn phẩm để phục vụ tốt hơn cho bạn đọc.

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

(VNF) - Mùa ĐHĐCĐ 2024 của các ngân hàng diễn ra trong niềm vui và cả sự hụt hẫng của cổ đông khi nơi thì chia cổ tức “đậm”, nơi thì vẫn dửng dưng…

Loạt ngân hàng phương Tây nộp 800 triệu EUR thuế cho Điện Kremlin, gấp 4 lẫn trước chiến sự

Loạt ngân hàng phương Tây nộp 800 triệu EUR thuế cho Điện Kremlin, gấp 4 lẫn trước chiến sự

(VNF) - Các ngân hàng phương Tây lớn nhất còn hoạt động ở Nga đã trả cho Điện Kremlin hơn 800 triệu EUR tiền thuế vào năm ngoái, tăng gấp 4 lần so với mức trước chiến sự, bất chấp những lời hứa hẹn sẽ giảm thiểu rủi ro với Moscow.

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

(VNF) - Quyết định đột ngột của CEO Tesla Elon Musk về việc sa thải loạt nhân viên điều hành hoạt động kinh doanh các trạm Supercharger (sạc siêu nhanh) đã khiến nhiều đối tác cảm thấy “hoang mang tột độ”.

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

(VNF) - Sau quyết định mới nhất của Fed, giá vàng thế giới quay đầu tăng mạnh, chạm mốc 2.317 USD/ounce. Nhiều chuyên gia nhận định đà tăng của giá vàng sẽ còn tiếp diễn do nhiều yếu tố hỗ trợ.

Fed giữ lãi suất cao nhất 23 năm, chứng khoán Mỹ hỗn loạn

Fed giữ lãi suất cao nhất 23 năm, chứng khoán Mỹ hỗn loạn

(VNF) - Sau cuộc họp chính sách mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay ở mức cao nhất trong vòng 23 năm khi "cuộc chiến" giảm lạm phát có dấu hiệu trì trệ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, người đứng đầu Fed bác bỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.