'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Ông đánh giá như thế nào về tốc độ phục hồi của nền kinh tế và thực trạng doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại?
Ông Phan Đức Hiếu: Nền kinh tế nói chung đã xuất hiện những tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi, nhưng về cơ bản, sự phục hồi này vẫn ở mức mong manh và giới hạn. Cụ thể, với doanh nghiệp, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 7 tháng năm 2023, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lên tới 113,3 nghìn, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 1 tháng có 16,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Kết quả điều tra của Tổng cục thống kê về doanh nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn rất nhiều về thị trường, tài chính, vốn, cạnh tranh. Song khó khăn nhất với doanh nghiệp hiện nay là tài chính, chi phí để trang trải và duy trì sản xuất kinh doanh.
Cùng với đó, doanh nghiệp cũng đang phải “gánh còng lưng” các quy định của luật pháp. Thực tế, luật pháp là cần thiết nhưng mặt trái của nó là tác động không mong muốn, không chỉ tạo ra thủ tục hành chính mà tạo cả gánh nặng tài chính và chi phí tuân thủ rất lớn bởi một quy định pháp luật có nguy cơ tạo ra 5 loại chi phí: chi phí thủ tục hành chính, phí – lệ phí, chi phí đầu tư, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức.
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay của doanh nghiệp, cải cách thể chế trở nên ngày càng quan trọng. Cải cách thể chế không chỉ nhằm cắt giảm, đơn giản hoá các thủ tục hành chính mà còn hướng tới cắt giảm chi phí tuân thủ phát sinh từ các quy định pháp luật cho doanh nghiệp.
- Theo phân tích này của ông, cải cách thể chế không phải chỉ là chuyện xây đắp nền tảng mà đang trở thành vấn đề bức thiết, cần phải làm ngay?
Đánh giá chung các yếu tố bên trong và bên ngoài, khó khăn của nền kinh tế còn rất lớn nên nhà nước phải chắt chiu từng cơ hội cho doanh nghiệp.
Hiện tại, các quốc gia đang cạnh tranh gay gắt để thu hút đầu tư. Quốc gia có môi trường đầu tư kinh doanh tốt phải có chi phí tuân thủ thấp. Vì vậy, cải cách thể chế phải đặt trong cả bối cảnh quốc tế. Khi tình hình kinh tế thế giới gặp khó khăn thì không chỉ kinh tế Việt Nam mà nhiều nước cũng gặp khó. Vậy nên sự cạnh tranh không chỉ giữa các doanh nghiệp, mà còn giữa các quốc gia trên thị trường xuất khẩu đang gia tăng. Chính vì vậy, ngay cả khi tình hình kinh tế thế giới thay đổi tích cực hơn, không có nghĩa các doanh nghiệp Việt Nam đương nhiên sẽ hưởng lợi theo xu hướng. Với bối cảnh này, việc cải cách thể chế là điều kiện sống còn cho doanh nghiệp.
- Cải cách thể chế đòi hỏi thời gian lâu dài, trong khi tài khóa – tiền tệ mang đến hiệu quả trước mắt. Lúc này, ưu tiên cho trước mắt dường như là lựa chọn hợp lý hơn?
Thời gian qua, chúng ta đã được thực hiện một cách linh hoạt, chuyển từ “thắt chặt” sang “nới lỏng linh hoạt” nhưng chính sách tiền tệ không đảm bảo giải quyết tất cả vấn đề.
Tất cả các chính sách sẽ chỉ được thực hiện một cách hiệu quả trên cơ sở kết hợp đồng bộ với cải cách thể chế, giảm rào cản cho doanh nghiệp. Các chính sách tài khoá hay tiền tệ dù có được ban hành liên tục nhưng nếu như môi trường kinh doanh chưa được khơi thông thì quá trình thực hiện các chính sách này cũng không được hiệu quả. Do đó, cải cách thể chế có tầm quan trọng, thậm chí hơn cả chính sách tài khoá và tiền tệ trong ngắn hạn để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
- Ông có thể nói rõ hơn?
Việc cải cách trong nước sẽ ngày càng quan trọng cả về ngắn và dài hạn bởi hiện doanh nghiệp vẫn phải lo lắng về rào cản pháp lý, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Điều này cho thấy nhu cầu cải cách và tác động của việc cải cách vẫn còn rất lớn.
Thời gian qua, đã có những giải pháp từ phía Chính phủ như việc ban hành Công điện 644 của Thủ tướng và Nghị quyết 105 của Chính phủ về giải pháp tháo gỡ khó khăn. Cả hai văn bản này đều đề cập đến việc cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí và không được phép ban hành các quy định mới nếu làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. Như vậy, Chính phủ đã nhìn ra vấn đề và có giải pháp mạnh mẽ. Điều quan trọng hiện nay là khả năng thực thi đến đâu và hiệu quả như thế nào.
Tôi cũng rất đặc biệt kỳ vọng vào quyết định mới đây của Thủ tướng Chính phủ về việc lập tổ công tác cải cách thủ tục hành chính. Nhiệm vụ đề ra với tổ công tác này vượt qua ngôn từ về tên gọi, vì tổ công tác không chỉ là giám sát mà còn chủ động đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, đôn đốc và duy trì kỷ luật kỷ cương.
- Nhưng sẽ vẫn phải chờ đợi khá lâu, chứ khó trông mong hiệu quả trong một sớm một chiều?
Đúng là như vậy. Việc cải cách thể chế, cắt giảm chi phí tuân thủ hiện đang đối mặt với 4 thách thức lớn. Thứ nhất là phải cắt giảm từ các quy định hiện hành. Thứ hai là lo lắng những chi phí mới sẽ phát sinh từ các dự thảo và sẽ được ban hành như định mức phí tái chế Fs, mở rộng đối tượng nộp VAT... Thứ ba, một loạt các chính sách toàn cầu làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp như thuế carbon của EU với hàng nhập khẩu. Thứ tư, cải cách thể chế cũng cần đặt trong bối cảnh quốc tế. Các nước trong khu vực cạnh tranh gay gắt để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của mình sao cho chi phí tuân thủ pháp luật ở mức thấp nhất. Nếu như chúng ta không thể bắt nhịp với các nước trong việc cải thiện môi trường kinh doanh thì chúng ta sẽ bỏ lỡ những cơ hội trong thu hút đầu tư.
- Vậy theo ông, đâu sẽ là những giải pháp để thực hiện cải cách hiệu quả?
Có ba giải pháp nhằm cải cách thể chế một cách hiệu quả. Thứ nhất, cần tập trung kiểm soát quy định mới làm gia tăng chi phí; trong trường hợp nếu thực sự chưa cấp bách thì đừng ban hành quy định mới; còn nếu phải ban hành quy định thì cần có lộ trình áp dụng phù hợp quy định để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị phương án tuân thủ.
Thứ hai, trong khó khăn, doanh nghiệp tại một số ngành nghề, lĩnh vực như bất động sản, tài chính… có nhu cầu cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quy định hiện hành đôi khi cản trở hoạt động đó. Do vậy, cần thiết nghiên cứu xem xét cơ chế nới lỏng có thời hạn, có địa chỉ để giúp doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu, vượt qua khó khăn. Đây là biện pháp cải cách thể chế có hiệu quả và đã được áp dụng trong thời kỳ Covid-19.
Thứ ba, về lâu dài, nghiên cứu cơ chế bền vững thúc đẩy cải cách thể chế thường xuyên. Theo kinh nghiệm thế giới, cải cách thể chế nếu chỉ xuất phát đơn lẻ, bột phát từ chính các cơ quan ban hành thể chế sẽ không hiệu quả. Để thực hiện hiệu quả, nhiều nước trên thế giới đều thành lập cơ quan độc lập có thẩm quyền thuộc Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ với chức năng giám sát và thúc đẩy cải cách thể chế, được trao thẩm quyền mạnh. Trong tình hình Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới, cần nghiên cứu đề xuất thành lập cơ quan tương ứng như vậy để cải cách thể chế bền vững, hiệu quả, thường xuyên.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.