Cảnh báo: Những hành vi bị cấm trong thanh toán không tiền mặt

Minh Anh - 27/06/2024 11:00 (GMT+7)

(VNF) - Để đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không dùng tiền mặt, Chính phủ đã ban hành quy định về những hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt đồng thời quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên liên quan trong thanh toán.

13 hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt là hoạt động dịch vụ thanh toán được thực hiện bằng cách sử dụng các phương thức/công cụ thanh toán để bù trừ tiền từ tài khoản và hạn mức tiền từ người phải trả sang tài khoản của người thụ hưởng. Cách thức bù trừ lẫn nhau của hoạt động được thông qua đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán.

Thanh toán không dùng tiền mặt được xem là một hình thức vận động của đơn vị tiền tệ. Khách hàng có thể thỏa mãn mọi mục đích của mình từ việc thu hộ, chi hộ hay chuyển tiền... qua hình thức thanh toán trích chuyển từ người này sang người khác mà không cần có tiền mặt trực tiếp.

Ngày 15/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2024/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024). Trong đó, quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt nhằm đảm bảo an toàn, trật tự và hiệu quả của hệ thống thanh toán, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Cụ thể, Điều 8 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt gồm:

- Sửa chữa, tẩy xóa phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán không đúng quy định pháp luật; làm giả phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán; lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả.

- Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, đánh cắp dữ liệu, phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi.

- Cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán.

- Tiết lộ, cung cấp thông tin về số dư trên tài khoản thanh toán, số dư thẻ ngân hàng, số dư ví điện tử và các giao dịch thanh toán của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không đúng theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán, ví điện tử nặc danh, mạo danh; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, ví điện tử; thuê, cho thuê, mua, bán, mở hộ thẻ ngân hàng (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh); lấy cắp, thông đồng để lấy cắp, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán, thông tin thẻ ngân hàng, thông tin ví điện tử.

- Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.

- Thực hiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khi chưa được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán mà không phải là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

- Thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện thực hiện các hành vi: sử dụng, lợi dụng tài khoản thanh toán, phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gian lận, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Tẩy xóa, thay đổi nội dung, mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, làm giả Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

- Ủy thác, giao đại lý cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động được phép theo Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

- Gian lận, giả mạo các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

- Hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

- Chủ tài khoản thanh toán có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhưng cung cấp thông tin hoặc cam kết không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cho các bên có quyền, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật về giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Như vậy, từ ngày 1/7/2024, các hành vi bị nghiêm cấm trong việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt được quy định nghiêm ngặt hơn nhằm bảo đảm tính an toàn, minh bạch và hiệu quả của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt. Các hành vi bị cấm như: làm giả, sửa chữa trái phép phương tiện thanh toán; xâm phạm an ninh dữ liệu và hệ thống thanh toán; cung cấp thông tin gian dối;…

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán

Cũng theo Nghị định số 52/2024/NĐ-CP, các bên liên quan trong việc thanh toán không dùng tiền mặt phải đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán.

Cụ thể: Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán theo quy định của pháp luật và được quy định các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán phù hợp với các quy định pháp luật liên quan. Khách hàng sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán theo quy định và hướng dẫn của các tổ chức cung ứng dịch vụ.

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có biện pháp kiểm tra, giám sát các đơn vị chấp nhận thanh toán nhằm phát hiện và giải quyết hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về hoạt động thanh toán theo quy định của pháp luật.

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có biện pháp quản trị rủi ro, phòng, chống việc sử dụng, lợi dụng việc cung ứng phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, thực hiện giao dịch thanh toán khống (giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà không phát sinh việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ) hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ và chứng từ theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi thực hiện thanh toán ngoại tệ và thanh toán quốc tế quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 5 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải áp dụng các biện pháp xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và chứng từ liên quan đến các giao dịch thực tế để đảm bảo việc thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

Nghị định 52/2024/NĐ-CP nêu rõ, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có quyền từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân khác về việc cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, giao dịch và số dư trên tài khoản, ví điện tử, giao dịch và số dư trên ví điện tử trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

Đồng thời, có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến tài khoản, giao dịch và số dư trên tài khoản, ví điện tử, giao dịch và số dư trên ví điện tử, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng hoặc pháp luật có quy định khác.

Ngân hàng đáp ứng đầy đủ các giải pháp về bảo mật trong thanh toán trực tuyến

Ngân hàng đáp ứng đầy đủ các giải pháp về bảo mật trong thanh toán trực tuyến

Ngân hàng
(VNF) - Đáp ứng tuân thủ đúng theo yêu cầu tại Quyết định 2345/QĐ-NHNH của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại đang tích cực triển khai nhiều giải pháp công nghệ và đến nay, người dùng có thể cài đặt thông tin sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng...
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Amazon lần đầu tiên đạt vốn hóa 2.000 tỷ USD nhờ cơn sốt AI

Amazon lần đầu tiên đạt vốn hóa 2.000 tỷ USD nhờ cơn sốt AI

(VNF) - Sau phiên giao dịch ngày 26/6 (giờ Mỹ), gã khổng lồ Amazon lần đầu tiên chạm tới mức vốn hóa thị trường 2.000 tỷ USD, trở thành công ty thứ 5 của Mỹ đạt được cột mốc này nhờ những dự đoán lạc quan về trí tuệ nhân tạo và khả năng cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Xẻ núi, bạt đồi mở rộng công viên tâm linh lớn nhất Việt Nam

Xẻ núi, bạt đồi mở rộng công viên tâm linh lớn nhất Việt Nam

(VNF) - Lạc Hồng Viên là dự án công viên nghĩa trang của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Toàn Cầu, có quy mô giai đoạn I gần 100ha tại tỉnh Hoà Bình.

DN nợ thuế tại Hải quan TP.HCM 1.800 tỷ, có khoản 30 năm chưa đòi được

DN nợ thuế tại Hải quan TP.HCM 1.800 tỷ, có khoản 30 năm chưa đòi được

(VNF) - Theo Cục Hải quan TP. HCM, tính đến tháng 3/2024 có hơn 4.800 doanh nghiệp nợ thuế quá hạn với tổng số tiền trên 1.800 tỷ đồng.

Tranh thủ lãi suất thấp, ngân hàng bán trái phiếu hút tiền rẻ

Tranh thủ lãi suất thấp, ngân hàng bán trái phiếu hút tiền rẻ

(VNF) - Tận dụng mặt bằng lãi suất thấp, nhiều ngân hàng tăng cường phát hành trái phiếu nhằm củng cố các tỷ lệ về an toàn vốn cũng như để chuẩn bị nguồn vốn khi tăng trưởng tín dụng nhiều khả năng hồi phục trong nửa cuối năm.

Giải mã sức hút của ‘biểu tượng thịnh vượng’ Sun Symphony Residence

Giải mã sức hút của ‘biểu tượng thịnh vượng’ Sun Symphony Residence

(VNF) - Theo nguyên lý “khí gặp gió ắt tán, gặp nước ngăn thì dừng”, thế đất “minh đường tụ thủy” tức “trước nhà tụ nước” giúp chiêu vượng khí, rước tài lộc và may mắn. Đây là chuẩn mực phong thủy khiến những dự án BĐS ở trung tâm đô thị hiện đại, soi bóng xuống dòng sông luôn được săn đón. Điều này cũng lý giải vì sao Sun Symphony Residence bên sông Hàn, Đà Nẵng đang trở thành một “hiện tượng” của địa ốc 2024.

Quốc hội thông qua quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

Quốc hội thông qua quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

(VNF) - Có 388 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

'Ông lớn' Singapore thâu tóm 20% vốn DN sở hữu khu công nghiệp 500ha ở Quảng Trị

'Ông lớn' Singapore thâu tóm 20% vốn DN sở hữu khu công nghiệp 500ha ở Quảng Trị

(VNF) - Nhà đầu tư GREAT MASTER PTE.LTD (Singapore) đang đề xuất UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận cho mua lại 20% tổng vốn điều lệ của Công ty cổ phần Trung Khởi. Trung Khởi là DN đang đầu tư một số dự án lớn trên địa bàn Quảng Trị, trong đó có dự án KCN đa ngành Triệu Phú với quy mô 528,97 ha, tổng vốn đầu tư 4.533,61 tỷ.

Quy hoạch khu du lịch 4.000ha, có casino và bến du thuyền ở Vân Phong

Quy hoạch khu du lịch 4.000ha, có casino và bến du thuyền ở Vân Phong

(VNF) - Khu du lịch núi Khải Lương sẽ phát triển các khu vui chơi giải trí có thưởng (casino), cụm khách sạn, resort nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị, bến du thuyền…

Cổ phiếu du lịch vào mùa, lên đà tăng nóng

Cổ phiếu du lịch vào mùa, lên đà tăng nóng

(VNF) - Bước vào mùa cao điểm du lịch, cổ phiếu của nhiều công ty trong ngành đã bắt đầu “thăng hoa” trên thị trường chứng khoán. Cùng với đó, nhiều công ty cũng ghi nhận mức lợi nhuận vô cùng ấn tượng trong quý I/2024.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.