Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Cổ tức năm 2019 không như dự kiến
Cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của CTCP Cao su Phước Hòa (HoSE: PHR) đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận với tỷ lệ cổ tức năm 2019 là 30%, toàn bộ chi trả bằng tiền mặt với số tiền hơn 406 tỷ đồng. Dù cao so với mặt bằng chung, đây vẫn là vấn đề được cổ đông nhắc tới trong cuộc họp vì Cao su Phước Hòa từng dự kiến mức cổ tức này sẽ đạt tối thiểu 40%.
Theo Tổng giám đốc Nguyễn văn Tược, kế hoạch chi trả cổ tức năm 2019 tỷ lệ 40% trình ĐHCĐ thường niên năm 2019 trên cơ sở kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2019 là 1.246 tỷ đồng, bao gồm thoái vốn tại KCN Nam Tân Uyên và doanh thu từ đền bù, hồ trợ khi bàn giao đất thực hiện các dự án VSIP, NTU. Thực tế, năm 2019, công ty chỉ thu về 468,87 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế công ty mẹ và 449,89 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất.
“Theo chủ trương của Tập đoàn, công ty sẽ không thoái vốn tại CTCP KCN Nam Tân Uyên (mã NTC). Đồng thời, trong năm 2019, UBND tỉnh chưa ban hành quyết định thu hồi đất để thực hiện các dự án VSIP III và NTU nên chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu từ dự án”, tổng giám đốc công ty cho biết thêm.
Cao su Phước Hòa đang sở hữu 32,85% vốn cổ phần NTC và từng ước tính có thể góp thêm 350 tỷ đồng từ thương vụ thoái vốn trên. Với thông tin trên từ lãnh đạo công ty, việc thoái vốn sẽ không được thực hiện nữa, hoặc cho đến khi có chủ trương mới.
Công ty đặt kế hoạch năm 2020 tăng trưởng mạnh. Doanh thu năm nay đặt mục tiêu tăng gấp rưỡi lên 2.459 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế công ty mẹ phấn đấu vượt 1.148 tỷ đồng. Đồng thời, một lần nữa, Cao su Phước Hòa đặt mục tiêu cổ tức tối thiểu 40%.
“Của đề dành” từ năm 2019 được kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận. Riêng dự án VSIP III đã có thêm tiến triển khi UBND tỉnh Bình Dương đã ra thông báo thu hồi đất vào cuối tháng 12/2019. Đây là cơ sở trình ký quyết định thu hồi và đàm phán với VSIP về tiến độ trả tiền hỗ trợ và bàn giao đất trong năm 2020. Khu công nghiệp Nam Tân Uyên giai đoạn 2 cũng đã được UBND quyết định thu hồi đất, dự kiến thực hiện xong năm nay.
Cập nhật thêm về tình hình các dự án khu công nghiệp mới tại buổi họp ĐHĐCĐ, lãnh đạo Cao su Phước Hòa cho biết dự án mở rộng giai đoạn 2 khu công nghiệp Tân Bình cũng có sự điều chỉnh. Năm 2019, công ty đã trình UBND tỉnh Bình Dương để bổ sung vào kế hoạch phát triển khu công nghiệp giai đoạn 2015-2020, nhưng theo quyết định, dự án đã được bổ sung vào giai đoạn sau (2021-2025).
Công ty cũng đang làm việc với các sở ban ngành để thực hiện thủ tục pháp lý khu công nghiệp Tân Lập. Song song, Cao su Phước Hòa đã thành lập pháp nhân để thực hiện riêng dự án này.
Đối với các dự án khu dân cư, ngoài dự án Phước Hòa đang làm việc để thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công ty đang tiến hành các thủ tục pháp lý để sớm thực hiện dự án khu dân cư Tân Bình.
Theo định hướng đề ra, công ty sẽ chuyển đổi 10.000 ha để phát triển sang các lĩnh vực khác, trong đó 6.000 ha dành cho khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ, 2.500 ha đầu tư nông nghiệp công nghệ cao và 1,500 ha bàn giao cho địa phương.
Kế hoạch kinh doanh cao su dựa trên giả định giá cao su bán ra giảm 3,2%
Tại đại hội, lãnh đạo công ty cũng cho biết thêm cùng với các bước chuyển đổi sang lĩnh vực khác, Cao su Phước Hòa sẽ không phát triển thêm diện tích cao su. Sản lượng khai thác sẽ vẫn tăng từ 12.000 tấn lên 21.500 tấn, nhưng chủ yếu do tăng sản lượng tại Campuchia (công ty Phước Hòa Kamphong Thom). Sản lượng tiêu thụ kế hoạch là 39.528 tấn, tăng 21% so với cùng kỳ.
Trong kế hoạch kinh doanh trình cổ đông, công ty dự tính giá bán bình quân năm 2020 là 32,34 triệu đồng/tấn, thấp hơn 3,2% so với bình quân giá dầu năm 2019 và không thay đổi so với tờ trình gửi đến cổ đông vào đầu tháng 3/2020.
Tuy nhiên, sự bất đồng giữa OPEC cùng các đồng minh mà dẫn đầu là Nga (nhóm OPEC+) đã làm thay đổi đáng kể bối cảnh hiện tại. Giá dầu – nguyên liệu đầu vào của cao su nhân tạo sụt giảm mạnh, rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2016. Chưa kể nhu cầu tiêu dùng bị ảnh hưởng do tác động của dịch Covid-19 cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành sử dụng nguyên liệu cao su như ngành săm lốp, giá cao su được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Tại Đại hội năm 2020, cổ đông cũng chính thức thông qua sự thay đổi về mặt nhân sự HĐQT. Chủ tịch HĐQT mới của Cao su Phước Hòa là ông Huỳnh Kim Nhật, thay thế ông Lê Phi Hùng vừa rời nhiệm sở đầu năm do đến tuổi nghỉ hưu. Ông Huỳnh Kim Nhật (sinh năm 1972) đảm nhận vị trí Phó tổng giám đốc của Cao su Phước Hòa từ năm 2015.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.