Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 7/4, Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 và thông qua kế hoạch tăng trưởng với mục tiêu doanh thu tăng 19%, đạt 42.420 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 20,2%, đạt 7.618 tỷ đồng, chi trả cổ tức tỷ lệ 40% (20% bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu, tỷ lệ 5:1).
FPT dự kiến chi phí đầu tư trong năm 2022 là 4.000 tỷ đồng. Trong đó khối viễn thông có giá trị đầu tư lớn nhất 2.000 tỷ đồng, dự kiến đầu tư bổ sung một tuyến trục để đảm bảo hệ thống tuyến trục nội địa, tiếp tục nâng cấp chất lượng hạ tầng mạng nội địa và hệ thống trung tâm dữ liệu.
Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của FPT.
Tại thị trường nước ngoài, FPT cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược “săn cá voi”, tập trung khai thác các khách hàng có quy mô doanh số lớn, nhất là khi năm 2021, số lượng dự án trên 5 triệu USD tăng gấp đôi và đầu năm 2022 có nhiều tín hiệu tích cực.
Để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào, FPT cũng cho biết sẽ ưu tiên phát triển nguồn nhân lực không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các trung tâm khu vực khác như Ấn Độ, Philippines, Slovakia, Czech, Canada, Costa Rica, Columbia, Nhật Bản… mở rộng đầu tư tại các thị trường mới, đáp ứng nhu cầu tăng cao trên quy mô toàn cầu.
Về công nghệ, FPT dự kiến đầu tư 1.200 tỷ đồng vào khối kinh doanh này, tiếp tục mở rộng các khu tổ hợp văn phòng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM…
Cũng trong năm nay, FPT khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ dẫn đầu xu hướng như AI, Cloud, Big Data, Blockchain, Hyper Automation để phát triển và cung cấp các sản phẩm, giải pháp, nền tảng dẫn dắt sự phát triển của thị trường công nghệ trong nước, đáp ứng nhu cầu bức thiết của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên toàn cầu, đồng thời tạo động lực tăng trưởng cho tập đoàn trong dài hạn.
Công ty này cho biết thêm sẽ dành ít nhất 5% lợi nhuận trước thuế năm 2021 để chi cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Trong năm 2021, công ty này đã đầu tư 300 tỷ đồng vào công nghệ AI, đồng thời đề xuất với Viện Nghiên cứu AI-Mila mở rộng một trung tâm nghiên cứu phát triển của Mila tại Việt Nam trong thời gian tới.
Trong năm 2022 và những năm tiếp theo, hệ sinh thái công nghệ Made by FPT sẽ không ngừng được mở rộng và hoàn thiện, giúp doanh nghiệp, tổ chức ở mọi quy mô, lĩnh vực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguồn lực để vượt qua các thách thức. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu 42,8% năm 2021, hệ sinh thái Made by FPT được xem là một trong những động lực tăng trưởng mũi nhọn quan trọng của FPT trong dài hạn.
Bên cạnh đó, FPT định hướng sẽ trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ Cloud tóp đầu thị trường. Trong 3 năm tiếp theo, dự kiến tổng mức đầu tư cho nghiên cứu công nghệ Cloud (bao gồm chi phí thiết bị hạ tầng, phát triển ứng dụng) của FPT là 2.300 tỷ đồng.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của FPT.
Đáng chú ý, năm 2022, HĐQT FPT quyết định bổ nhiệm 3 thành viên mới, gồm: ông Hampapur Rangadore Binod, ông Hiroshi Yokotsuka và bà Trần Thị Hồng Lĩnh; đồng thời FPT cũng sẽ chia tay 3 thành viên bao gồm: ông Lê Song Lai (bổ nhiệm năm 2012), ông Tomokazu Hamaguchi và ông Dan E Khoo (đồng bổ nhiệm năm 2014).
Phát biểu tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa khẳng định Covid-19 đã làm FPT mạnh hơn. Bằng chứng là trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong năm 2021 nhưng doanh nghiệp vẫn tăng trưởng, hoàn thành được nhiều kế hoạch.
Cụ thể, trong năm 2021, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT đạt lần lượt 35.657 tỷ đồng và 6.335 tỷ đồng, tăng 19,5% và 20,4% so với cùng kỳ. Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 4.346 đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ. Với kết quả này, công ty đã hoàn thành 103% kế hoạch doanh thu và 102% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm.
Theo ước tính tại thời điểm đại hội đồng cổ đông 2022, doanh thu quý I/2022 của FPT ước đạt 9.500 tỷ, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận giao động trong khoảng 1.700 - 1.800 tỷ đồng, tăng 26 - 28% so với quý I/2021.
Về cơ hội trong thời gian tới, ông Khoa cho biết FPT sẽ tiếp tục đón đầu các xu hướng công nghệ mới của kỷ nguyên internet Web 3.0, Metaverse… và kiến tạo giải pháp dịch vụ chuyển đổi số, hiện thực hoá các cơ hội đột phá. Điều này không chỉ phục vụ cho việc phát triển nội tại của FPT mà còn phụng sự cho sự phát triển bền vững của cổ đông, nhà đầu tư, đối tác, khách hàng và cán bộ nhân viên.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.