CEO mới của Amazon: 'Chìa khóa để thành công lâu dài là luôn tái tạo'

Hạnh Chi - 03/02/2021 11:46 (GMT+7)

(VNF) - Ông Andy Jassy được đồng nghiệp mô tả là có phẩm chất giống ông chủ của mình, CEO Jeff Bezos. Jassy thích đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và đặt khách hàng làm trung tâm.

VNF
Ông Jassy gia nhập Amazon từ năm 1997.

Trong một động thái khá bất ngờ, tỷ phú Jeff Bezos ngày 2/2/2021 thông báo ông sẽ từ chức Giám đốc điều hành của Amazon vào quý III năm nay và chuyển sang một vị trí mới là Chủ tịch hội đồng quản trị. Theo đó, ông Andy Jassy, 53 tuổi, người hiện giữ chức CEO của Amazon Web Service sẽ thay thế ông Jeff Bezos và trở thành CEO mới của Amazon.

Tốt nghiệp đại học Harvard năm 1990 và trường Kinh doanh Harvard vào năm 1997, ông Jassy bắt đầu gia nhập Amazon từ năm 1997 và làm trợ lý kỹ thuật cho ông Bezos từ đầu những năm 2000. Ông Jassy đã góp phần không nhỏ trong việc dẫn dắt Amazon đẩy mạnh hoạt động bán sách ngoài thị trường.

Ông Andy Jassy đã gắn bó với Amazon và nhà sáng lập Jeff Bezos từ những ngày đầu tiên.

Tháng 12/2020, tại một diễn đàn nội bộ, ông Jassy từng chia sẻ: "Các bạn muốn sáng tạo khi còn sức khoẻ và muốn mình luôn là người sáng tạo, các bạn phải quản lý tài chính tốt và kiên trì đi đến cuối cùng. Bạn phải biết điều gì hiệu quả và điều gì không".

"Thực sự khó để xây dựng một doanh nghiệp và duy trì nó trong thời gian dài. Để làm được điều đó, chúng ta phải tự tái tạo lại chính mình và thực hiện nhiều lần", ông Jassy từng nói.

Theo tỷ phú Jeff Bezos, trở thành CEO của Amazon là một trách nhiệm rất lớn và tốn rất nhiều thời gian. Bởi vậy, thái độ đón nhận của ông Jassy trước "sự tái tạo" của Amazon lần này được nhiều người ủng hộ. Nó cho thấy quyết tâm và định hướng của ông Andy Jassy khi trở thành người chèo lái Amazon.

Một trong những thách thức lớn nhất của CEO Amazon lúc này là việc đánh mất hợp đồng đám mây trị giá 10 tỷ USD với Lầu Năm Góc về tay Microsoft.

Tuy nhiên, ông Andy Jassy tỏ ra rất lạc quan về sự phát triển của công ty: "Nhìn lại lịch sử của điện toán đám mây, bạn sẽ thấy rằng sự phổ biến của nó đang được tăng tốc trong đại dịch và tốc độ này sẽ còn kéo dài trong vài năm tới".

Ông Jassy hiện sở hữu khoảng 85.000 cổ phiếu Amazon.

Trước đó, ông Andy Jassy đã điều hành Amazon Web Service kể từ năm 2003. Chi nhánh này hiện đang thúc đẩy lợi nhuận của Amazon và thống trị thị trường đám mây giống như việc Amazon dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Tính đến giữa năm 2020, Amazon kiểm soát 33% thị trường dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây toàn cầu, tiếp theo là Microsoft với 18% và Google với 9%.

Hôm 2/2, Amazon cho biết doanh thu điện toán đám mây trong quý IV đã tăng 28% lên 12,7 tỷ USD. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này đã tăng 37% lên 3,56 tỷ USD, chiến 52% tổng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh của Amazon.

Việc lựa chọn giám đốc mảng điện toán đám mây trở thành tân CEO của Amazon cho thấy định hướng của "gã khổng lồ" này, đó là trở thành một công ty công nghệ và internet hàng đầu.

Ông Jassy hiện sở hữu khoảng 85.000 cổ phiếu Amazon trị giá khoảng 287,3 triệu USD. Lượng cổ phiếu của ông đã giảm từ hơn 100.000 cổ phiếu hồi năm ngoái.

Bên cạnh việc điều hành công ty công nghệ, ông Andy Jassy được biết đến là một người yêu thể thao cuồng nhiệt. Ông vừa tham gia vào Ban quản trị của đội khúc côn cầu Kraken, đội tham gia thi đấu mùa giải 2021-2022 của Giải khúc côn cầu quốc gia Seattle.

Xem thêm >> Jack Ma biến mất 3 tháng, Alibaba vẫn sống tốt

Theo REUTERS
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực: Bất động sản dự án tăng giá mạnh?

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực: Bất động sản dự án tăng giá mạnh?

(VNF) - Chuyên gia cho rằng việc xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường sẽ dẫn đến giá đất bồi thường trong giải phóng mặt bằng cho các dự án sẽ tăng cao. Điêug này khiến tổng chi phí đầu tư ban đầu của dự án phát triển tăng, có thể dẫn đến giá bất động sản dự án tăng theo.

Trung Quốc ‘đau đầu’ vì quá tải điện mặt trời

Trung Quốc ‘đau đầu’ vì quá tải điện mặt trời

(VNF) - Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề sản xuất dư thừa trong nước sau tốc độ tăng trưởng chóng mặt của năng lượng mặt trời, một trụ cột chính trong “ba động lực kinh tế mới” của đất nước.

Sun Life: Công ty bảo hiểm 'hiếm hoi'  đi vay nợ, gần 500 tỷ

Sun Life: Công ty bảo hiểm 'hiếm hoi' đi vay nợ, gần 500 tỷ

(VNF) - Đạt doanh thu hơn 17.000 tỷ trong 11 năm có mặt tại Việt Nam, nhưng bảo hiểm nhân thọ Sun Life luôn trong tình trạng thua lỗ triền miên, nhiều năm đóng thuế nhà nước 0 đồng. Đáng chú ý, đây công ty bảo hiểm nhân thọ “hiếm hoi” phải đi vay nợ.

CEO Nvidia Jensen Huang: Tài sản tăng vọt từ 3 tỷ USD lên 90 tỷ USD trong 5 năm

CEO Nvidia Jensen Huang: Tài sản tăng vọt từ 3 tỷ USD lên 90 tỷ USD trong 5 năm

(VNF) - Năm năm trước, CEO Nvidia Jensen Huang sở hữu số cổ phần trị giá khoảng 3 tỷ USD trong công ty sản xuất chip. Sau đợt tăng giá ngày 23/5, cổ phiếu Nvidia lập đỉnh kỷ lục, giúp số cổ phần mà ông nắm giữ hiện ở mức hơn 90 tỷ USD.

Thiếu chuỗi giá trị, Việt Nam không có lợi thế sản xuất ô tô điện

Thiếu chuỗi giá trị, Việt Nam không có lợi thế sản xuất ô tô điện

(VNF) - Theo VCBS, Việt Nam không có lợi thế về sản xuất ô tô do thiếu chuỗi giá trị đầy đủ như Thái Lan và Indonesia, cũng không có nguồn nguyên vật liệu dồi dào phục vụ sản xuất Pin xe điện.

Hòa Phú Invest của đại gia Chu Đức Lượng làm KCN 3.000 tỷ tại Hà Nội

Hòa Phú Invest của đại gia Chu Đức Lượng làm KCN 3.000 tỷ tại Hà Nội

(VNF) - Khu công nghiệp Phụng Hiệp (Hà Nội) có tổng vốn đầu tư 2.938 tỷ đồng, quy mô 174,88ha vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư. Dự án do Công ty TNHH Hòa Phú Invest của doanh nhân Chu Đức Lượng làm chủ đầu tư.

Biệt phủ 15ha của 'đại gia chân đất' Bình Dương, lương người chăm vườn 2 tỷ/tháng

Biệt phủ 15ha của 'đại gia chân đất' Bình Dương, lương người chăm vườn 2 tỷ/tháng

(VNF) - Dù sở hữu cơ ngơi hàng trăm tỷ, chủ nhân biệt phủ vẫn khẳng định mình chỉ là một nông dân chăm chỉ, mặc áo phông, đi tông xỏ ngón.

Nam Định: Xây nhà máy điện rác gần 1.500 tỷ đồng

Nam Định: Xây nhà máy điện rác gần 1.500 tỷ đồng

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai tham vấn cộng đồng Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án Nhà máy điện rác Greenity Nam Định, với tổng vốn đầu tư 1.490 tỷ đồng.

Loạt công ty 'họ' Sông Đà: Chậm nộp bảo hiểm xã hội, làm ăn thua lỗ

Loạt công ty 'họ' Sông Đà: Chậm nộp bảo hiểm xã hội, làm ăn thua lỗ

(VNF) - Công ty cổ phần Sông Đà 6 và Công ty cổ phân·Sông Đà 4 vừa bị Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội điểm mặt vì chậm bảo hiểm xã hội hàng tỷ đồng. Đáng chú ý, tình hình kinh doanh của Sông Đà 4 và Sông Đà 6 đang rơi vào cảnh thua lỗ.

Quảng Nam: Dự án 2.600 tỷ 6 lần xin cấp đổi sổ đỏ chưa được xử lý

Quảng Nam: Dự án 2.600 tỷ 6 lần xin cấp đổi sổ đỏ chưa được xử lý

(VNF) - Công ty Cổ phần MBLand Tonkin vừa thông tin về các vướng mắc, khó khăn tại dự án Khu du lịch biển cao cấp tại Quảng Nam khiến dự án bị đình trệ.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.