Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Khởi đầu mọi thứ từ con số 0, ông Tạ Quang Huyên, Tổng giám đốc Công ty Hoàng Sơn 1, đã đưa doanh nghiệp của mình vào nhóm ba doanh nghiệp hàng đầu của ngành điều Việt Nam. Công ty của ông luôn giữ vững được tốc độ tăng trưởng 25% mỗi năm và phát triển một cách ổn định trong bối cảnh kinh doanh ngành điều ngày càng rủi ro và khó lường.
Tuy vậy, ông chỉ xem sự phát triển doanh nghiệp là “thuận theo tự nhiên”, có nghĩa khả năng đến đâu thì phát triển đến đó chứ không tăng trưởng bằng mọi giá.
Phóng viên: Xem ra ông rất có duyên với ngành điều?
Ông Tạ Quang Huyên: Đúng là khi bước chân vào ngành điều, tôi không có một chút kiến thức nào, chỉ vừa làm vừa học hỏi ngay trong chính môi trường kinh doanh. Để đứng vững và bám trụ được trong ngành, tôi xem đó là cái duyên, hay nói như các cụ là thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Nhưng kinh doanh cũng không dễ, cái gì cũng có cái khó của nó. Lúc công ty còn bé có cái khó của bé. Khi đã lớn mạnh (công ty đạt doanh thu trên 140 triệu USD trong năm 2018), lợi ích nhận được cũng lớn. Nhưng làm lớn sẽ có sóng lớn, đòi hỏi nhiều thứ phải lo mà đôi khi vắt kiệt cả thể xác lẫn tinh thần.
Vậy những va vấp trong kinh doanh được ông ứng phó ra sao?
Thật ra tôi có cái may là luôn có những va chạm nhẹ mà qua đó giúp mình khởi động tốt hơn trong kinh doanh. Chẳng hạn, lúc xây dựng nhà máy chế biến, không hiểu nhiều về kỹ thuật, tôi đi xin tư vấn với đủ thông tin và làm theo. Đáng tiếc là những mẻ sản phẩm đầu tiên không đạt.
Hơn nữa đã kinh doanh điều, các doanh nghiệp điều luôn vướng trường hợp mua giá nguyên liệu cao, rồi đột nhiên thị trường đảo chiều giá đi xuống, hàng tồn kho sẽ đem lại khoản lỗ. Thực tế, tôi cũng trải qua bài học này trong các năm 2005, 2008 và 2018.
Chính điều đó lại giúp mình nhanh hiểu nghề. Điều quan trọng tôi nghiệm ra rằng thị trường biến động ra sao thì người kinh doanh phải chiến thắng được lòng tham, chiến thắng cái tham vọng của mình. Ai đã dấn thân vào kinh doanh đều có tham vọng lớn. Có điều khi biết thị trường rơi vào tình trạng xấu thì phải biết chấp nhận cắt lỗ, xử lý nhanh để cái thua lỗ ít đi, rủi ro giảm xuống.
Tại sao ông chọn con đường chế biến trong khi làm thương mại nhẹ nhàng hơn?
Làm thương mại đơn thuần, đặc biệt trong ngành điều sẽ mất đi nửa sức mạnh. Kết hợp cả hai mô hình có nghĩa là vừa sản xuất chế biến vừa bán hàng, sức mạnh sẽ tăng lên. Nếu đơn thuần chỉ chế biến điều không khác gì đi gia công cho người ta do lợi nhuận mỏng, phụ thuộc nhiều vào đầu ra.
Là một doanh nghiệp nằm trong nhóm đầu, vậy góc nhìn của ông về ngành điều Việt Nam hiện nay ra sao?
Doanh nghiệp Việt rất nhanh nhạy và không thiếu tham vọng trong kinh doanh, song điểm yếu hiện nay là năng lực quản trị. Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp trong ngành phát triển quá nhiều và tăng nóng.
Do quá đông nên có thể nói nhiều đơn vị tham gia cuộc chơi điều theo kiểu bầy đàn. Nghĩa là thấy người ta làm, tưởng dễ ăn mình cũng theo nhưng không dễ kiếm lợi nhuận. Hơn nữa, cái gì tăng trưởng nóng, bong bóng thì dễ vỡ.
Các doanh nghiệp điều thường than phiền Việt Nam không có đủ nguồn nguyên liệu cung ứng, vậy đây có phải là yếu tố khiến ngành điều chưa tăng trưởng mạnh?
Việt Nam chỉ là một mắt xích trong chuỗi kinh tế toàn cầu, vậy nên không thể nói mình phải trồng đủ nguyên liệu cung cấp cho chế biến. Nếu làm được điều này thì không có chuyện gì để nói! Mà ngay cả nếu muốn cũng không thể do quỹ đất bị chia cho các cây công nghiệp có giá trị khác, không đủ cho điều cho nên vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu điều về chế biến.
Vấn đề cốt lõi hiện nay là để ngành điều phát triển bền vững, các nhà làm chính sách nên xem xét hạn chế xuất khẩu công nghệ chế biến điều. Điều này cũng như cách tổng thống Mỹ ra lệnh các công ty Mỹ không được bán hàng cho Huawei để tránh bị học hỏi và bắt kịp về công nghệ.
Hiện nay Việt Nam đứng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điều. Đáng tiếc là các công nghệ chế biến điều đang được bán trực tiếp cho các đối thủ cạnh tranh lớn với Việt Nam.
Nhiều người lo ngại thị trường điều Việt Nam sẽ rơi vào tay nhà đầu tư nước ngoài, với ông thì sao?
Nhà đầu tư nước ngoài vốn mạnh và kỹ năng thương trường tốt, trong khi doanh nghiệp Việt không thể đua được về điều này. Khi nắm thị trường, dần dần ngành điều Việt sẽ bị chi phối bởi doanh nghiệp nước ngoài.
Nhìn về câu chuyện chế biến sâu, theo ông ngành điều cần mất bao lâu nữa để hoàn thiện?
Chế biến sâu là điều tất yếu các doanh nghiệp Việt Nam phải hướng đến vì lợi nhuận cao. Song vấn đề chính của chế biến sâu hiện nay chính là thị trường. Nói cách khác, ngành điều chế biến muốn phát triển phải có thị trường nội địa làm nền tảng mới vươn ra thế giới được, trong khi thực tế thị trường nội địa không có lợi thế về điều chế biến.
Tuy nhiên, tôi cho rằng trong khoảng 10-15 năm, thói quen tiêu dùng thay đổi, thu nhập tăng cao thì sẽ dần hình thành những chuỗi cửa hàng hạt và ngành điều sẽ hưởng lợi lớn về điều này.
Hiện nay, ngành điều Việt Nam đang đối diện với sức ép đến từ nước nào?
Ngành điều Ấn Độ đã phát triển hơn 50 năm, còn Việt Nam mới đi được nửa chặng đường của họ. Phải xác định luôn mình là người đi sau họ để phấn đấu. Còn các nước còn lại không đáng ngại, bởi có thể khẳng định ngành điều Việt sở hữu công nghệ tốt nhất thế giới, đồng thời lao động Việt Nam cần cù, chăm chỉ và tay nghề tốt.
Người Việt chỉ cần nâng cấp tính chuyên nghiệp trong công việc, tính sáng tạo sẽ tăng năng suất hơn nữa, duy trì lợi thế tốt cho ngành điều. Việt Nam cũng cần hoàn thiện cho vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, có khả năng tạo ra những sản phẩm an toàn, sạch và đặc sắc.
Xin cám ơn ông!
Không có cạnh tranh chán lắm Ông nhìn nhận thế nào về cạnh tranh và tham vọng của bản thân? Tôi chưa bao giờ sợ cạnh tranh. Cạnh tranh đối với tôi là niềm vui, chứ không thì chán lắm. Tôi thích mạo hiểm, đối diện với thử thách và cạnh tranh. Có cạnh tranh mới giúp ý thức con người ta nâng lên, không bị trì trệ, mới chịu sáng tạo, tìm tòi, khám phá để vượt lên trước đối thủ. Khách hàng quốc tế tìm hiểu về hạt điều Hoàng Sơn Còn về tham vọng, tôi có quan niệm phải thuận theo tự nhiên, có bao nhiêu điều kiện thì phát triển đến đó. Không có đủ điều kiện, mình vẫn vui vẻ. Tôi kinh doanh nhưng quan niệm sống là phải hạnh phúc, bình an trong tâm trí, mạnh khỏe trong thân thể. Đó mới là mục tiêu tôi theo đuổi. Do đó làm ra bao nhiêu tiền cũng vậy thôi! Nói đến ngành điều là nói về xuất khẩu, đó là cuộc chơi với đối tác nước ngoài với không ít gập ghềnh, rủi ro. Vậy theo ông, doanh nghiệp cần làm gì để nắm đằng chuôi trong kinh doanh? Dưới góc nhìn của tôi, một trong những cách phòng tránh rủi ro tốt nhất là tìm hiểu kỹ về đối tác. Xem xét họ có sức mạnh, tên tuổi, uy tín, thời gian hoạt động… để chứng minh đối tác là đơn vị kinh doanh đích thực. Nhưng cách an toàn nhất là mình thử từng bước một. Chẳng hạn, làm ăn với doanh nghiệp chưa hiểu rõ, cần làm nhỏ, từ từ để xem xét đối tác đó kinh doanh đàng hoàng hay không. Đừng làm lớn liền vì dễ gặp rủi ro lừa đảo mất hàng hay gặp phải những đơn vị lôm côm, mình cũng bị liên lụy theo. Tuy vậy, đó là cách giảm thiểu rủi ro chứ không nên cẩn trọng quá mức dẫn đến mất cơ hội. Thấy cái gì cũng sợ là mất cơ hội nên phải thử. Thấy các yếu tố an toàn, độ tin cậy cao thì “chơi lớn”, cái nào chưa đáng tin nhưng có cơ hội vẫn làm, tuy nhiên làm nhỏ thôi. |
Nước xuất khẩu hạt điều số một thế giới Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam đạt 3,4 tỉ USD, chiếm khoảng 60% thị phần xuất khẩu điều nhân toàn cầu. Dự báo năm nay kim ngạch xuất khẩu có thể chạm mốc 4 tỉ USD. Hiện Việt Nam vẫn duy trì vị trí số một thế giới về chế biến và xuất khẩu điều nhân năm thứ 13 liên tiếp. Tuy nhiên, ngành điều Việt Nam đang bị mất cân đối nghiêm trọng giữa năng lực chế biến và sản lượng sản xuất, đặc biệt là tình trạng bán phá giá lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong nước. |
Xem thêm: Nội địa hóa bất thành, Việt Nam phải chi hàng tỷ USD mua linh kiện về lắp ráp ô tô
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.