Chân dung nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

An Chi - 07/08/2020 11:56 (GMT+7)

(VNF) - Sáng 7/8, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã từ trần tại Hà Nội sau một thời gian lâm bệnh. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, ở cương vị công tác nào, ông cũng luôn hoàn thành xuất sắc trọng trách trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. VietnamFinance xin điểm lại cuộc đời và sự nghiệp của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

VNF
Sáng 7/8, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã từ trần tại Hà Nội sau một thời gian lâm bệnh.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu sinh ngày 27/12/1931; quê quán tại xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông vào Đảng ngày 19/6/1949.

Về binh nghiệp, ngày 1/5/1950, ông gia nhập quân đội. Ông bắt đầu trưởng thành từ một binh nhì, thăng tiến dần đến chức vụ chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn 66 Đại đoàn 304.

Từ tháng 9/1954 đến năm 1958, ông lần lượt giữ các chức vụ phó chính trị viên, chính trị viên tiểu đoàn rồi chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 66.

Từ tháng 6/1961 đến năm 1966, ông lần lượt giữ chức vụ phó trưởng ban, trưởng Ban cán bộ tổ chức Sư đoàn 304, sau đó là phó chính ủy, rồi chính ủy kiêm trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, Sư đoàn 304.

Năm 1967, ông được điều động cùng Trung đoàn 9 vào chiến trường Trị Thiên, làm chính ủy Trung đoàn. Năm 1968, ông làm trưởng Phòng tổ chức quân khu Trị Thiên. Đến năm 1970, ông là phó chủ nhiệm chính trị Quân khu Trị Thiên.

Tháng 5/1974, khi Quân đoàn 2 được thành lập, ông được cử giữ chức chủ nhiệm Cục chính trị Quân đoàn, hàm thượng tá.

Năm 1978, ông là phó chính ủy kiêm chủ nhiệm chính trị, rồi phó tư lệnh về chính trị Quân khu 9, hàm đại tá, đồng thời kiêm nhiệm một chức vụ dân sự là phó bí thư Khu ủy Khu IX.

Tháng 4/1984, ông được thăng hàm thiếu tướng, giữ chức vụ chủ nhiệm chính trị rồi phó tư lệnh về chính trị kiêm chủ nhiệm chính trị, phó bí thư Ban cán sự Bộ Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.

Tháng 8/1988, sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, ông được thăng hàm trung tướng và được điều về làm phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 9/1991, ông Lê Khả Phiêu là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân. Năm 1992, ông được phong quân hàm thượng tướng.

Về sự nghiệp chính trị, tháng 6/1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, ông Lê Khả Phiêu được bầu là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Về phía quân đội, ông giữ chức ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương.

Tháng 6/1992 tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 13 của Đảng, ông được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tháng 1/1994, tại hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, ông được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, bầu vào Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 4/1996, ông được phân công làm thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng thay ông Nguyễn Hà Phan bị kỷ luật.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc khoá VIII vào tháng 6/1996, ông Lê Khả Phiêu được bầu làm ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị, thường trực Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trưởng Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.

Ngày 26/12/1997 tại hội nghị Trung ương lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, ông được bầu giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng thời là Bí thư Quân ủy Trung ương. Ngoài ra, ông cũng là đại biểu Quốc hội khoá IX, X.

Trong suốt sự nghiệp, ông Lê Khả Phiêu cũng đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương Sao Vàng, kỷ niệm chương vì sự nghiệp quốc tế, huy hiệu 65 năm tuổi Đảng trao ngày 30/9/2014 và huy hiệu 70 năm tuổi Đảng trao ngày 25/8/2019.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.