'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Guardian, sự nghiệp chính trị của bà Theresa May trên chính trường Anh bắt đầu từ năm 1997 khi bà được bầu là nghị sĩ của vùng Maidenhead. Trong ảnh: Bà May sau khi trở thành nghị sĩ Maidenhead (Ảnh: Mirropix)
Bà Theresa May, nữ chủ tịch đầu tiên của đảng Bảo thủ Anh, xuất hiện bên ngoài văn phòng trung tâm của đảng tại Westminster hồi năm 2002. (Ảnh: Guardian)
Các nghị sĩ Công đảng nghe bà May phát biểu tại Hạ viện Anh năm 2002. (Ảnh: PA)
Bà May uống trà cùng ông David Cameron, ứng viên lãnh đạo đảng Bảo thủ, trong cuộc gặp tại Westminster năm 2005. Ông Cameron sau này trở thành thủ tướng Anh và cũng từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ. (Ảnh: PA)
Bà May đi bộ cùng các sĩ quan cảnh sát Essex trong chuyến thăm tới Chelmsford hồi năm 2010. Khi đó bà May đang giữ chức Bộ trưởng Nội vụ. (Ảnh: PA)
Bà May khởi động chiến dịch tranh cử chức lãnh đạo đảng Bảo thủ vào ngày 30/6/2016 sau khi Anh tổ chức trưng cầu dân ý về việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). (Ảnh: AP)
Bà Theresa May lần đầu tiên tới văn phòng thủ tướng Anh tại số 10 phố Downing với tư cách tân thủ tướng vào ngày 13/7/2016. Bà là nữ thủ tướng thứ hai trong lịch sử Anh kể từ sau “Bà đầm thép” Margaret Thatcher. (Ảnh: i-Images)
Thủ tướng May dự phiên họp nội các đầu tiên tại phố Downing vào ngày 19/7/2016. (Ảnh: Getty)
Thủ tướng Anh nắm tay Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng vào tháng 1/2017. (Ảnh: Getty)
Thủ tướng May thông báo bầu cử sớm vào tháng 6/2017 nhằm đạt được tiến triển cho quá trình thương lượng với EU về sự rời đi của Anh. (Ảnh: Reuters)
Thủ tướng May rời khỏi nhà thờ St Clement tại London khi những người biểu tình vây quanh xe của bà vào tháng 6/2017 yêu cầu chính phủ điều tra vụ hỏa hoạn khiến hơn 70 người thiệt mạng tại tòa tháp Grenfell. (Ảnh: Shutterstock)
Thủ tướng May tới dự cuộc họp song phương với chủ tịch hội đồng châu Âu Donald Tusk tại hội nghị thượng đỉnh của EU ở Brussels, Bỉ vào ngày 20/10/2017 trong bối cảnh tiến trình đàm phán để Anh rời khỏi EU gặp nhiều khó khăn. (Ảnh: AFP)
Thủ tướng May nhảy múa tại trường trung học ID Mkize ở Cape Town trong chuyến thăm tới Nam Phi, Nigeria và Kenya vào tháng 8/2018. (Ảnh: PA)
Phản ứng được cho là căng thẳng của Thủ tướng May trước chủ tịch ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tại hội đồng châu Âu ở Brussels vì cho rằng thông điệp của bà về Brexit là “mù mịt”. (Ảnh: PA)
Bà May phản ứng khi thỏa thuận Brexit mà bà đạt được với EU bị các nghị sĩ gạt bỏ hồi tháng 1 trong lần bỏ phiếu đầu tiên. (Ảnh: PA)
Nhà đàm phán hàng đầu về Brexit của EU, ông Michel Barnier, chào đón Thủ tướng Anh khi bà tới nghị viện châu Âu vào ngày 11/3. (Ảnh: PA)
Thủ tướng May bị đau họng nhưng vẫn cố gắng phát biểu sau khi các nghị sĩ bác bỏ thỏa thuận Brexit của bà lần thứ hai. (Ảnh: Barcroft Images)
Bà May rời khỏi Hạ viện sau khi cam kết sẽ từ chức nếu các nghị sĩ ủng hộ thỏa thuận Brexit từng hai lần bị bác bỏ của bà. (Ảnh: Getty)
Thủ tướng May nghe phiên tranh luận về Brexit vào ngày 29/3, ngày mà Anh lẽ ra phải rời khỏi EU. (Ảnh: EPA)
Thủ tướng Anh và Thủ tướng Đức Angela Merkel trò chuyện với nhau tại Brussels trước khi bà May đề nghị EU trì hoãn tiến trình Brexit tới ngày 10/4. (Ảnh: Getty)
Thủ tướng May nghẹn ngào khi thông báo từ chức bên ngoài văn phòng thủ tướng hôm nay 24/5 sau 3 năm cầm quyền. “Tôi đã làm mọi thứ để có thể thuyết phục các nghị sĩ ủng hộ thỏa thuận. Thật đáng buồn, tôi đã không thành công. Tôi đã cố gắng ba lần. Tôi tin mình đã đúng khi kiên trì, ngay cả khi có nhiều rào cản cản trở sự thành công”, Thủ tướng May nói. (Ảnh: Reuters)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.