Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sau nhiều năm đẩy mạnh đầu tư vào Nam Á với các dự án cơ sở hạ tầng thuộc sáng kiến “vành đai và con đường” trị giá nhiều tỷ USD, Trung Quốc đang gặp phải trở ngại thực sự. Tại Maldives, đại sứ Trung Quốc đã lưu ý với vị lãnh đạo sắp tới của đảo quốc này rằng Maldives nợ Trung Quốc 3,2 tỷ USD, nhiều hơn gấp đôi số tiền vay chính thức trị giá 1,3 tỷ USD của Trung Quốc.
Đáp lại, đại diện Maldivies đã phản ứng dữ dội. Tờ Nikkei Asian Review cho biết tổng chưởng lý của Maldives cuối tháng 1 đã tuyên bố chính phủ đảo quốc này đang tìm kiếm sự giúp đỡ của nước ngoài để kiểm tra hồ sơ các dự án liên quan đến các dự án của Trung Quốc đầu tư. Trong khi đó, Bộ Tài chính Maldives đã thành lập lực lượng đặc nhiệm của riêng mình để điều tra các hợp đồng được ký bởi cựu Thủ tướng Yameen, người đã bị các cử tri gạt ra khỏi quyền lực vì cáo buộc tham nhũng.
Pakistan - nơi được xem là trung tâm của các dự án “vành đai và con đường” lớn nhất trong khu vực - những cuộc xung đột trong nước của người dân tộc thiểu số nước này đã vô tình tiết lộ về khoản nợ hàng tỷ USD cao hơn so với ước tính, và đều đang diễn ra theo cách của Bắc Kinh.
Làn sóng phản ứng ở Pakistan được cho là nghiêm trọng nhất. Jam Kamal, người đứng đầu tỉnh Balochistan, đã sửa đổi luật để đóng băng việc bán đất cho các công ty Trung Quốc ở Gwadar. Đây là thành phố cảng khởi đầu cho một loạt dự án cơ sở hạ tầng trị giá 62 tỷ USD được gọi là “Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan” (CPEC).
Tương tự, tại Sri Lanka, nơi đang vướng vào cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài, một chính phủ mới được bầu lên do làn sóng phản đối 2 dự án lớn do Trung Quốc hậu thuẫn, hiện đang tích cực nhận được hỗ trợ từ Nhật Bản và Ấn Độ. Trong khi đó, tại Bangladesh, một sự bất ổn ngầm đối với khoản cam kết trị giá 24 tỷ USD chưa được giải ngân cho các dự án “vành đai và con đường”. Một số nguồn tin cho biết Ấn Độ đang thúc giục Dhaka thận trọng về việc vay mượn từ Trung Quốc.
Mới đây, tờ South China Morning Post cho hay, Trung Quốc đang điều chỉnh lại cách triển khai sáng kiến “vành đai và con đường” tại Đông Nam Á vì các dự án của nước này trong khu vực bị chững lại do sự nghi ngại toàn cầu về chiến lược phát triển của Bắc Kinh. Hãng Citi Economics (thuộc Tập đoàn Citi Group, Mỹ) đã dẫn số liệu của Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) về nghiên cứu chính sách công, cho biết tổng giá trị các hợp đồng xây dựng và đầu tư lớn hơn 100 triệu USD của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á trong năm 2018 chỉ 19,2 tỷ USD, giảm 49,7% so với năm trước đó.
Nửa cuối năm 2018, Trung Quốc chỉ chốt được 12 dự án tổng giá trị 3,9 tỷ USD với 10 nước ASEAN, trong khi con số của cùng giai đoạn năm 2017 là 33 dự án trị giá 22 tỷ USD. Cụ thể hơn, các hợp đồng với Indonesia, Philippines, Singapore trong năm qua bị giảm đáng kể, và Trung Quốc không ký kết được hợp đồng lớn nào với Thái Lan hay Việt Nam.
Theo các nhà phân tích, sáng kiến “vành đai và con đường” của Trung Quốc tại Đông Nam Á có vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng, cũng như thúc đẩy những kế hoạch kết nối khu vực trong tương lai. Số hợp đồng xây dựng Đông Nam Á trao cho doanh nghiệp Trung Quốc trong 3 năm sau khi các dự án này được Chủ tịch Tập Cận Bình khởi động (năm 2013) tăng 54% so với 3 năm trước đó, các cam kết đầu tư của Bắc Kinh tại khu vực cũng tăng lên 77%. Tuy nhiên, sự dè chừng của ASEAN trong năm qua do những chỉ trích các dự án của Trung Quốc thiếu minh bạch, không đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường, khó hoàn thành, gây xung đột lợi ích với nhà thầu và lao động địa phương…
TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VCES), Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR): Việt Nam cần thận trọng trước bẫy nợ Hiện nay, Việt Nam đang có nhu cầu đầu tư rất lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, vấn đề nợ công của Việt Nam đang rất đáng lo ngại. Trong các kiến nghị chính sách liên quan đến các dự án thuộc khuôn khổ “vành đai và con đường” của Trung Quốc tại Việt Nam, các tổ chức nghiên cứu kinh tế của Việt Nam luôn đặt vấn đề nợ công lên hàng đầu. Trong nợ công hiện nay, phần lớn là nợ từ Chính phủ. Điều này sẽ gây áp lực lên ngân sách quốc gia, thâm hụt tài khóa cao. Các rủi ro của nợ công có thể trở thành khủng hoảng, có nguy cơ khiến Việt Nam rơi vào tình huống phụ thuộc vào các quốc gia khác, chịu sức ép từ phía ngoài. Trong khi đó, các dự án đầu tư bằng vốn của Trung Quốc thường thiếu minh bạch, đi kèm nhiều điều kiện và thường các bẫy nợ luôn được giăng ra. Đây là vấn đề Việt Nam phải cân nhắc kỹ lưỡng. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.