'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo tờ Philstar Global, ông Duterte đã lên lịch trong tháng này gặp mặt Chủ tịch Tập Cận Bình để ký kết dự án Đường sắt quốc gia Philippines (PNR), trị giá 175 tỷ Peso (gần 77 nghìn tỷ đồng), dài 639 km nối Manila và Bicol.
Dự án này là một phần của chương trình Hệ thống Luzon, nằm trong số các dự án cơ sở hạ tầng lớn được tài trợ theo Thỏa thuận Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA), một quan chức Bộ Ngoại giao (DFA) giấu tên vừa cho biết vào hôm qua (6/11).
Quan chức này cho biết chuyến thăm của ông Tập sẽ diễn ra sau Hội nghị hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương từ ngày 12 đến 18/11 tại Papua New Guinea.
Ông Albay Rep. Joey Salceda, người đề xuất ban đầu của dự án cho biết, dự án đường sắt hiện đại này sẽ là xương sống chính để phát triển kinh tế ở miền nam Tagalog và Bicol với lợi ích lan tỏa đến các vùng khác của đất nước.
“Dự án đường sắt phía nam PNR mà chúng tôi đã thiết kế đơn giản là một chiếc chìa khóa để mở ra tiềm năng kinh tế của khu vực miền nam Tagalog và Bicol rộng lớn, cuối cùng cũng đã sắp trở thành hiện thực”, ông Salceda nói.
Công trình được khởi công vào quý II năm 2019 và sẽ hoạt động một phần từ quý II năm 2022.
DFA cho biết dự án là một phần của chương trình cơ sở hạ tầng “Xây dựng, Xây dựng, Xây dựng” khổng lồ của chính quyền ông Duterte.
Tuy nhiên, trước đó, Malaysia đã chính thức hủy 3 dự án hợp tác với Trung Quốc, trong đó có 2 dự án xây đường ống dẫn dầu trị giá 1 tỷ USD mỗi dự án và 2 đường ống dẫn khí đốt trị giá 795 triệu USD.
Đáng nói, ngoài 3 dự án đã bị hủy bỏ này, Bộ trưởng Tài chính Malaysia Lim Guan Eng cũng nói với tờ Financial Times rằng dự án xây dựng đường tàu Đường sắt Bờ biển phía Đông (ECRL) dài 620 km cũng đang trong quá trình xem xét. Đây là dự án do Công ty xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC) chịu trách nhiệm thi công.
Thêm nữa, hồi đầu tháng 10, Bộ trưởng Đường sắt Pakistan Sheikh Rasheed cho biết quốc gia của ông đã cắt giảm quy mô của một dự án đường sắt đường sắt lớn nhất ở Pakistan nằm trong sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI) của Trung Quốc vì lo ngại nợ.
"Pakistan là một quốc gia nghèo không thể 'gánh' các khoản nợ lớn. Vì thế, chúng tôi đã giảm khoản vay từ Trung Quốc trong khuôn khổ Hành lang kinh tế Pakistan – Trung Quốc (CPEC) cho các dự án đường sắt từ 8,2 tỷ USD xuống 6,2 tỷ USD" – ông Rasheed chia sẻ.
Bên cạnh đó, sau khi Tổng thống mới lên nắm quyền, Sierra Leone, một quốc gia Tây Phi, đã bất ngờ hủy một dự án sân bay gây tranh cãi trị giá 318 triệu USD hợp tác với một công ty Trung Quốc và được cấp vốn bằng các khoản vay của nước này.
Động thái này của Sierra Leone diễn ra trong bối cảnh một số quốc gia như Pakistan và Malaysia không mặn mà với các khoản vay của Trung Quốc nhằm phục vụ các dự án hạ tầng lớn trong những tháng gần đây. Nhưng quyết định của Sierra Leone là lần đầu tiên một chính phủ châu Phi hủy một dự án lớn đã được công bố và được Bắc Kinh hậu thuẫn.
Theo Philippines, dự án đường sắt quốc gia này sẽ tăng cường sự kết nối giữa các sân bay lớn và cảng biển ở miền nam Tagalog và vùng Bicol, cũng như phục vụ các khu vực chưa được khai thác dọc theo tuyến đường. Nhưng chưa ai dám nói rằng, dự án này có được hoàn thành không và có dính phải bẫy nợ của Trung Quốc không.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.