Cầu Quảng Đà kết nối Đà Nẵng - Quảng Nam nhìn từ trên cao
(VNF) - Đây là Cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư vào ngày 23/5/2023 với tổng mức đầu tư hơn 274 tỷ đồng.
Theo thống kê của INPE, từ đầu năm đến nay có tới 79.513 đám cháy rừng được ghi nhận ở các khu rừng rộng lớn của nước này, trong đó hơn một nửa là ở rừng Amazon, tăng 85% so với cùng kỳ năm ngoái và là con số cao nhất kể từ năm 2013.
Theo ông Alberto Setzer, nhà khoa học cấp cao tại INPE, 99% đám cháy là hậu quả của con người.
CNN dẫn cũng thông tin từ các tổ chức và nhà nghiên cứu môi trường cho biết các đám cháy đang tàn phá rừng mưa Brazil là do người chăn thả gia súc và người đốn gỗ muốn phát quang để tận dụng đất rừng.
Đặc biệt, trong 3 tuần qua, hàng nghìn đám cháy đã "thiêu đốt" rừng Amazon, khu rừng nhiệt đới có diện tích 7 triệu km2 và trải dài trên lãnh thổ 8 nước gồm Brazil, Peru, Bolivia, Ecuador, Colombia, Venezuela, Guyana, Suriname và vùng lãnh thổ Guiana của Pháp, trong đó 60% diện tích ở Brazil.
Bắt nguồn từ những đám cháy nhỏ hồi đầu tháng 8 tại khu vực rừng ở Brazil do thời tiết hanh khô và sự bất cẩn của người dân địa phương trong quá trình khai hoang đất rừng phục vụ sản xuất nông nghiệp, các đám cháy từng bước lan rộng và bùng phát mạnh trong hai tuần trở lại đây.
Tình trạng gia tăng một cách đáng báo động các đám cháy rừng đã tàn phá gần 2 triệu hécta rừng nhiệt đới ở Brazil, Bolivia, Paraguay và Peru, trong đó riêng Bolivia đã mất khoảng 900.000 hécta, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và hệ động thực vật ở vùng Amazon.
Khói mù từ các vụ cháy rừng đã phủ kín thành phố Sao Paulo và một số thành phố khác của Brazil. Bất chấp các nỗ lực chống cháy rừng, INPE cho biết 1.130 đám cháy mới đã bùng phát chỉ trong 2 ngày 23-24/8, trong khi nỗ lực kiểm soát ngọn lửa rất khó khăn do tình trạng khô hạn và gió nóng.
Trong một bài đăng trên Twitter ngày 21/8, Bộ trưởng Môi trường Brazil Ricardo Salles cho biết cháy rừng là do thời tiết khô, gió và nóng. Tuy nhiên, các chuyên gia khí tượng co rằng cháy rừng ở Amazon chắc chắn do con người gây ra và không thể đổ cho nguyên nhân tự nhiên như sét đánh.
Theo các nhà hoạt động môi trường, rừng Amazon đem lại giá trị kinh tế to lớn, bằng 50% tất cả các khu rừng nhiệt đới khác trên Trái Đất gộp lại.
Theo một nghiên cứu đăng trên Vice.com hồi cuối năm 2018, các chuyên gia kinh tế và kỹ sư nông nghiệp cho rằng lợi ích về kinh tế mà khu rừng Amazon mang lại vào khoảng 8,2 tỷ USD mỗi năm, vượt xa những lợi ích ngắn hạn có được từ hành vi phá rừng.
8,2 tỷ USD bao gồm lợi ích kinh tế của những nền công nghiệp bền vững hiện hữu đang được triển khai ở khu rừng như ngành trồng hạt dẻ Brazil và cây cao su.
Bên dạnh đó, rừng Amazon bị thu hẹp và biến thành đất trống có thể khiến chức năng của rừng không thể phục hồi dễ dàng.
Các nhà sinh thái khẳng định khi mất càng nhiều rừng, hậu quả càng đáng sợ. Cây ở Amazon giúp đưa nước từ đất vào bầu khí quyển, tạo ra lượng mưa cần thiết cho các khu vực khác. Đa dạng sinh thái cũng sẽ mất đi và đây sẽ là thiệt hại nặng nề với hành tinh. Hàng chục nghìn loài cây. hàng trăm nghìn côn trùng và các dạng sống hoang dã khác trong rừng Amazon sẽ bị ảnh hưởng.
Các đám cháy rừng Amazon xảy ra vào thời điểm chính quyền của Tổng thống Brazil Bolsonaro đang nhắm mục tiêu đẩy lùi một số chính sách bảo vệ Amazon từ lâu đời.
EU tỏ ra không hài lòng với Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và đang xem xét khả năng ngừng thỏa thuận đã được ký kết với tổ chức Mercosur (bao gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay) để gây áp lực buộc ông Bolsonaro vừa phải ứng phó quyết liệt và hiệu quả hơn với vụ cháy rừng hiện tại, vừa phải chấm dứt chính sách phá rừng nhiệt đới để mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp.
Xem thêm >> Trung Quốc chủ động gọi điện cho Mỹ, đề nghị nối lại đàm phán
(VNF) - Đây là Cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư vào ngày 23/5/2023 với tổng mức đầu tư hơn 274 tỷ đồng.