Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
"Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận suôn sẻ về Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Đó là cuộc trao đổi sôi nổi nhưng thực sự rất tốt đẹp", Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu hôm 25/8 trước cuộc họp với Thủ tướng Anh Boris Johnson bên lề hội nghị G7 cuối tuần qua ở Biarritz, Pháp.
Đồng thời, khác với quan điểm của các nhà ngoại giao phương Tây, ông Trump cho biết, ông sẽ mời Tổng thống Nga Putin đến tham dự cuộc họp thượng đỉnh G7 vào năm tới mà không có bất cứ điều kiện nào.
Trước đó, phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng ngày 20/8 trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra ở Pháp, ông Trump đã đưa ra gợi ý để Nga tái gia nhập G7 và tạo nên G8 một lần nữa.
Đồng thời, nhà lãnh đạo Mỹ cũng tuyên bố sẽ ủng hộ việc bổ sung người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào các cuộc thảo luận kinh tế của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển G7.
Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) phản đối ý tưởng này. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk tuyên bố "không điều kiện nào" khiến các nước G7 có thể để Nga tái gia nhập. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh năm nay, nói rằng ông không muốn Nga trở lại nhóm mà không có điều kiện.
Trước thông tin trên, Hãng thông tấn Tass dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay viễn cảnh khôi phục cơ chế G8 không phải là mục tiêu hiện nay của Nga, vì chính quyền Moscow cho rằng điều quan trọng hơn là nên giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng ở G20.
Về phía Tổng thống Nga Putin, ông cho biết sẽ xem xét dự hội nghị thượng đỉnh G7 vào năm tới nếu nhận được lời mời. Nhiều nước đã dự hội nghị G7 dù không phải thành viên chính thức của nhóm.
Thành lập từ năm 1976, G7 là nhóm các nước có nền kinh tế phát triển, bao gồm Anh, Đức, Ý, Canada, Mỹ, Pháp và Nhật Bản.
Đến năm 1997, Nga tham gia và nhóm trở thành G8. Tuy nhiên, đến tháng 3.2014, do một loạt các sự kiện liên quan đến Ukraine và xảy ra khủng hoảng trong quan hệ giữa Nga với Mỹ và châu Âu, các thành viên phương Tây quyết định quay về cơ chế G7 cho đến nay.
Năm 2014, các nước Phương Tây quyết định quay trở về mô hình G7 sau khi loại bỏ Moscow vì sự việc bán đảo Crimea quay trở về Nga sau cuộc trưng cầu ý dân.
Ngoài 7 nước thành viên, các quốc gia khác có thể tới tham gia kỳ họp G7 với tư cách quan sát viên. Năm nay, Tây Ban Nha, Australia, Ấn Độ và Chile là một số nước nằm trong danh sách khách mời.
Xem thêm >> Ông Trump dọa ban bố 'tình trạng khẩn cấp' để ép công ty Mỹ rời Trung Quốc
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.