'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hệ quả từ cuộc khủng hoảng nguồn cung năng lượng không chỉ dừng lại ở việc tăng giá chi phí năng lượng tại châu Âu mà còn tác động không nhỏ tới các ngành công nghiệp tại châu lục này.
Theo đó, việc giá điện tăng, kết hợp với sự khan hiếm vật liệu, chi phí phụ tùng tăng trong khi thu nhập khả dụng giảm trên diện rộng đã tác động đáng kể tới ngành công nghiệp sản xuất và kinh doanh ô tô, đặc biệt là ô tô điện.
Nếu xu hướng này tiếp tục, các chuyên gia trong ngành lo ngại rằng sẽ có tác động trực tiếp đến các nhà đầu tư, làm ảnh hưởng tới động lực xây dựng các cơ sở, trạm sạc cho xe điện, khiến loại phương tiện này trở nên kém hấp dẫn và khó tiếp cận người tiêu dùng hơn.
Cho đến thời điểm gần đây, việc sở hữu một chiếc xe điện đã trở nên hấp dẫn hơn khi chi phí xăng dầu tăng cao. Nhưng kể từ khi giá điện tăng lên đáng kể, ví dụ ở Đức tăng khoảng 1/3 so với năm ngoái, chi phí cho một chiếc xe điện không còn chênh lệch quá nhiều so với chi phí để sở hữu một chiếc xe động cơ diesel.
Các chủ xe điện, dù đang sạc xe tại nhà hay thông qua hợp đồng với các nhà khai thác sạc, đều ghi nhận giá tăng từ 10% trở lên. Dự kiến, giá sạc sẽ còn tăng cao hơn, do giá điện liên quan đến giá khí đốt, vốn đã trở nên khan hiếm hơn kể từ khi Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Đức gần 2 tuần trước.
Allego, một trong những nhà điều hành trạm sạc lớn nhất của Đức, đã tăng giá vào đầu tháng này từ 43 xu/kWh lên 47 xu/kWh. Chi phí sạc nhanh đã tăng từ 65 lên 70 xu/kWh, trong khi hình thức sạc với tốc độ nhanh nhất, được gọi là sạc cực nhanh, đã tăng từ 68 xu lên 75 xu/kWh.
Theo nhà kinh tế ô tô Stefan Bratzel, xu hướng này là một mối đe dọa trực tiếp tới sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô điện trong thời điểm hiện tại.
“Sự bùng nổ về giá điện có thể trở thành mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với quá trình chuyển đổi phương tiện và chúng ta cần phải hết sức cẩn thận”. ông Stefan chia sẻ với truyền thông Đức.
Bratzel, người sáng lập Trung tâm Quản lý Ô tô (CAM), cho biết: “Nếu ô tô điện trở nên đắt hơn, việc chuyển đổi sang phương tiện bằng điện có nguy cơ sụp đổ vì hầu như không có người mua. Ông và những người ủng hộ ô tô điện khác hiện đang kêu gọi chính phủ Đức đảm bảo rằng giá điện giữ ở mức dưới giá xăng, điều mà họ cho là rất quan trọng đối với tương lai của ô tô điện.
Helena Wisbert, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ô tô có trụ sở tại Duisburg, trong một bình luận gần đây cho nhật báo kinh tế Handelsblatt, cho rằng “Xe điện đang mất dần sức hút”.
Trợ cấp của nhà nước đối với ô tô điện sẽ giảm một nửa xuống còn 4.500 EUR (4.579 USD) từ năm 2023, trong khi những người mua xe hybrid plug-in (phương tiện sử dụng song song điện chạy bằng pin và xăng/dầu), hiện đang nhận khoản hỗ trợ 6.750 EUR, sẽ không còn được hỗ trợ.
Tổng số tiền hỗ trợ hiện tại sẽ được giới hạn ở mức 2,5 tỷ EUR, đủ để hỗ trợ cho chỉ 400.000 chiếc ô tô điện, ít hơn 1% số ô tô của Đức.
Theo giới quan sát, các biện pháp cải cách của EU nhiều khả năng sẽ không thể giúp giá điện giảm nhanh hơn so với giá khí đốt.
Một đề xuất có thể được thực hiện tương đối nhanh chóng là tăng thuế xe đối với xe chạy bằng động cơ diesel và xăng. Hiện tại ô tô điện không thuộc diện chịu thuế xe.
Ở Na Uy, nơi chính phủ sớm áp dụng việc mua ô tô điện nhằm tăng cường tài chính và thiết lập mạng lưới sạc rộng rãi, 64,5% số ô tô mới đăng ký năm ngoái là xe điện, đứng đầu danh sách do Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Châu Âu.
Đức đứng ở vị trí thứ sáu trong danh sách, với 13,6% và Vương quốc Anh ở vị trí thứ chín, với 11,6%.
Xem thêm >> Cổ phiếu ô tô hấp dẫn nhất châu Á tăng 84% nhờ tập trung vào ASEAN
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.