Chiếm đoạt 140 tỷ đồng bằng 'chiêu' góp vốn mua USD giá rẻ
(VNF) - Để có tiền trả nợ và chi tiêu cá nhân, một phụ nữ ở Hà Nội đã nói dối có nguồn mua USD giá rẻ từ ngân hàng để nhiều bị hại chuyển tiền mua ngoại tệ với giá thấp rồi chiếm đoạt.
Viện KSND TP. Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, trú tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cáo trạng xác định, Huệ không có khả năng mua ngoại tệ USD từ các ngân hàng thương mại nhà nước với giá rẻ nhưng vẫn nói dối có nguồn mua USD giá rẻ từ ngân hàng với nhiều người để các bị hại góp vốn đầu tư rồi chiếm đoạt để sử dụng cá nhân.
Huệ giới thiệu với các nạn nhân là bản thân mình có mối quan hệ với các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Hà Nội và được ưu tiên mua USD với tỷ giá của ngân hàng và khi bán ra thị trường tự do sẽ hưởng lợi nhuận cao.
Để bị hại tin tưởng, Huệ truy cập vào trang "Tỷ giá ngoại tệ" hôm nay để xem tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và một số ngân hàng thương mại rồi lựa chọn tỷ giá USD của ngân hàng, đồng thời gọi điện đến các cửa hàng vàng bạc để hỏi tỷ giá USD ngoài thị trường tự do. Từ đó, Huệ tự đưa ra mức giá cụ thể để thông báo với các bị hại.
Tỷ giá USD mà Huệ mua vào luôn đảm bảo thấp hơn so với tỷ giá của thị trường tự do nhưng cao hơn so với giá của ngân hàng. Huệ giải thích phần chênh lệch là "chi phí tiền hoa hồng" khi mua USD tại các ngân hàng thương mại.
Bằng thủ đoạn trên, Huệ rủ rê các bị hại góp vốn đầu tư rồi chiếm đoạt để sử dụng cá nhân. Tổng số tiền Huệ lừa đảo chiếm đoạt là hơn 140 tỷ đồng.
Trong các nạn nhân có chị Lưu Thị L. (SN 1974, ở Hà Nội). Thông qua mối quan hệ xã hội, Huệ rủ chị L. góp vốn để đầu tư mua USD bán ra thị trường tự do hưởng lãi suất chêch lệch.
Ngày 15/8/2022, Huệ thông báo với chị L. mua USD của NHNN với giá 22.500 đồng một USD. Chị L. đồng ý góp vốn, tính từ hôm đó đến 23/10/2022, chị L. đã chuyển cho Huệ 30 tỷ đồng.
Sau khi nhận tiền, Huệ không mua bán theo thỏa thuận mà sử dụng chi tiêu cá nhân và trả nợ.
Để tạo niềm tin cho bị hại, ban đầu Huệ chuyển lại cho chị L. 8,9 tỷ đồng tiền lãi và chốt số tiền Huệ còn cầm là 21,1 tỷ đồng. Số tiền này Huệ không trả và cắt liên lạc với nạn nhân.
Người bị thiệt hại nặng nề nhất là chị Vũ Thị Thanh T. (SN 1976, ở Hà Nội). Ban đầu, chị T. đưa cho Huệ tới 185 tỷ đồng để nhờ đổi USD. Bị can cầm tiền mua USD rồi giao lại cho bị hại để tạo tin tưởng.
Một ngày sau, chị T bắt đầu chuyển tiền cho Huệ, tổng 103 tỷ đồng. Nhưng lần này, Huệ không thực hiện cam kết, chỉ chuyển cho chị 8,5 tỷ đồng nói là "lãi" chênh lệch từ việc mua bán USD. Hơn 94 tỷ đồng còn lại, Huệ chiếm đoạt chi tiêu cá nhân.
Sau khi liên lạc đòi tiền không được, các bị hại lần lượt trình báo công an.
Tại cơ quan điều tra, Huệ khai nhận đã đăng ký, sử dụng 11 tài khoản ngân hàng cùng đứng tên Trần Thị Minh Huệ để nhận và chuyển tiền cho các bị hại.
Số tiền nhận được, Huệ chỉ sử dụng một phần để mua USD trên thị trường tự do với giá cao để trả cho bị hại. Số còn lại do làm ăn thua lỗ nên sử dụng tiền chiếm đoạt của các bị hại để trả nợ và chi tiêu cá nhân.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã sao kê và ngăn chặn giao dịch với các tài khoản Huệ chuyển tiền đến. Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng ngăn chặn giao dịch với 2 căn hộ chung cư, xe ô tô nhãn hiệu Lexus RX350 cùng nhiều tài sản giá trị khác của Huệ.
Học đầu tư chứng khoán miễn phí, người phụ nữ bị lừa mất 11 tỷ
- App ngân hàng nguy cơ bị 'lừa' bởi ảnh tĩnh khi xác thực chuyển tiền? 06/07/2024 02:00
- Ông Trịnh Văn Quyết yêu cầu luật sư không phản biện kết luận điều tra 02/07/2024 11:16
- Sinh trắc học: Dân chật vật xác thực, kẻ xấu có phương thức lừa đảo mới 02/07/2024 06:30
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn
(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.