Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bất chấp Ngân hàng Nhà nước nới biên độ giao dịch tỷ giá từ +/-3% lên +/-5% và tăng lãi suất điều hành, tỷ giá vẫn liên tục được giao dịch ở mức kịch trần suốt đầu tháng 11/2022, buộc NHNN phải nhiều lần tăng tỷ giá trung tâm.
TS. Trương Văn Phước, nguyên Quyền chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cho rằng các nước đều đưa ra phòng tuyến tỷ giá, vì một khi nội tệ mất giá, lạm phát sẽ tràn vào. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng giữ được phòng tuyến này. Nhiều quốc gia, khu vực, đồng nội tệ mất giá tới 30-40%, buộc phải nâng cao lãi suất để vừa để chống lạm phát, vừa để đồng nội tệ không bị mất giá quá sâu so với USD.
“Tuy vậy, do lạm phát tăng nhanh và thế giới bất ổn, dòng vốn đầu tư toàn cầu lại có xu hướng trú ẩn vào USD - đồng tiền có tỷ lệ dự trữ cao nhất thế giới - khiến USD quá mạnh, đồng nội tệ các quốc gia khác đều không thể địch nổi dù có tăng lãi suất. Nói cách khác, đây là cuộc chiến không cân sức giữa USD và các đồng tiền khác trên thế giới. Lý do là dù Mỹ và các nước đều phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao, nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn vững mạnh, các cân đối vẫn tốt, chưa kể dòng vốn đầu tư toàn cầu cũng đang đổ xô vào USD”, ông Phước lý giải.
Theo phân tích của các chuyên gia, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành tỷ giá khá tốt, nhờ vậy VND nằm trong nhóm đồng tiền giảm giá thấp nhất so với USD. Tuy nhiên, áp lực thời gian tới là rất lớn khi lộ trình tăng lãi suất của Fed chưa dừng lại, cộng thêm dư địa tăng lãi suất trong nước đã đến ngưỡng.
Từ cuối tháng 9/2022 tới nay, NHNN đã hai lần tăng lãi suất điều hành. Lãi suất huy động kỳ hạn dài trên thị trường xấp xỉ 10% trong khi lạm phát năm nay nhiều khả năng dưới 4%. Như vậy người gửi tiền vẫn hưởng lãi suất thực dương. Nếu so sánh với USD đang có mức lãi suất thực âm 5% (lãi suất ở Mỹ là 4% trong khi lạm phát tại Mỹ là 9%) thì chênh lệch lãi suất giữa tiền đồng và USD lên tới 11%. Tuy vậy, dư địa tăng lãi suất để hỗ trợ tỷ giá không còn nhiều. Bởi với lãi suất hiện nay đã bắt đầu quá sức đối với doanh nghiệp.
“Với mức lãi suất đang ở mức quá cao, tăng thêm một chút nữa thôi, sẽ giết chết tăng trưởng”, GS.TS Trần Ngọc Thơ nhận định.
Từ đầu năm đến nay, để ghìm cương tỷ giá, NHNN đã phải sử dụng tổng hòa rất nhiều giải pháp: sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối, tăng lãi suất, chuyển phương thức giao dịch ngoại tệ từ bán kỳ hạn 3 tháng sang phương thức bán giao ngay…
Theo số liệu của NHNN, từ đầu năm đến nay, các nước trên thế giới đã giảm 1.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối ngoại tệ nhằm giữ đồng tiền khỏi mất giá. Trong khi đó, quỹ dự trữ ngoại hối của Việt Nam ước cũng giảm hơn 20 tỷ USD. Với nguồn dự trữ ngoại hối có hạn cộng với sức ép của thị trường toàn cầu, việc NHNN tăng tỷ giá là khó tránh.
TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, lại cho rằng trong bối cảnh áp lực lên tỷ giá, lạm phát rất lớn như hiện nay, các giải pháp của NHNN thời gian qua là nhằm giảm áp lực cho thị trường, tìm điểm cân bằng mới thích hợp hơn cho tỷ giá và góp phần cho chính sách tiền tệ linh hoạt và chủ động hơn.
Tỷ giá tăng mạnh kéo theo mặt bằng lãi suất liên tục đi lên đang ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phục hồi của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính quý III/2022 cho thấy, hàng loạt doanh nghiệp ghi nhận lỗ hàng nghìn tỷ đồng do biến động tỷ giá.
TS. Võ Trí Thành cho rằng, VND mất giá quá nhiều sẽ chuyển một phần vào chỉ số giá, đẩy lạm phát và lãi suất đi lên. Với xuất khẩu, nếu tỷ giá không đủ linh hoạt, cũng rất khó cạnh tranh. Hơn nữa, xuất khẩu của Việt Nam dựa rất lớn vào nhập khẩu, nên nếu VND mất giá nhiều, thì xuất khẩu cũng chưa chắc được lợi. Chưa kể nợ quốc gia sẽ tăng mạnh khi tỷ giá điều chỉnh.
Thế nhưng, mức độ nới biên độ tỷ giá như hiện nay, theo TS. Thành, đã nằm trong tính toán tác động với nhiều chiều cạnh (lạm phát, lãi suất, xuất khẩu, nhập khẩu, lợi ích người gửi tiền đồng, USD…). “Cách của NHNN là linh hoạt hơn, tìm điểm cân bằng mới với tất cả các chiều cạnh của nền kinh tế để giảm các tác động tiêu cực, trong chừng mực vẫn giữ được ổn định vĩ mô tương đối, hỗ trợ xuất khẩu, mà không tác động quá tiêu cực tới nhập khẩu, lạm phát”, TS. Võ Trí Thành bình luận.
Trên thực tế, áp lực với tỷ giá, lãi suất trong nước không chỉ đơn thuần đến từ sự mạnh lên của đồng USD trên thế giới mà còn xuất phát từ tình hình trong nước, khi thanh khoản hệ thống có dấu hiệu căng thẳng từ cuối tháng 9/2022. Room tín dụng cạn kiệt, thị trường trái phiếu đóng băng, doanh nghiệp buộc phải rút tiền ra khỏi ngân hàng để trang trải chi phí và mua lại trái phiếu trước hạn… khiến huy động tiền gửi ngân hàng 9 tháng chỉ tăng 4,04% trong khi tín dụng tăng gần 11%. Báo cáo tài chính quý III/2022 của các ngân hàng cho thấy, hàng chục ngân hàng đã ghi nhận chỉ số LDR (cho vay/huy động) tăng cao, cho thấy thanh khoản căng thẳng.
PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, chỉ số cung tiền (M2) giảm mạnh những tháng gần đây cho thấy, dòng tiền lưu thông trên thị trường đang bị chậm lại. Để gỡ khó cho thanh khoản, khai thông dòng vốn, cần phải lấy lại niềm tin cho thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán, bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp.
Riêng với tỷ giá, nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất, giải pháp bán ngoại tệ từ quỹ dự trữ ngoại hối ra thị trường sẽ như muối bỏ bể. Trong khi đó, việc tăng lãi suất mạnh thêm nữa để ghìm cương tỷ giá vẫn có thể sẽ diễn ra song sẽ không thể quá nhanh, nếu không nền kinh tế sẽ đi vào suy thoái.
“Hơn bao giờ hết, có lẽ vào thời khắc này, nền kinh tế đang rất cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ các khoản đầu tư công và sự phối hợp hiệu quả hơn nữa giữa tài khoá và tiền tệ để hoá giải bài toán tỷ giá đang trong tâm bão”, GS.TS Trần Ngọc Thơ đề nghị.
Trong khi đó, để hỗ trợ doanh nghiệp trong vòng xoáy tỷ giá hiện nay, TS. Trương Văn Phước đề xuất: Nhanh chóng triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng; khẩn cấp khơi thông thị trường vốn sau khi chấn chỉnh như trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán… Đồng thời, dù nỗ lực chống lạm phát, nhưng cũng cần phải duy trì lãi suất và tỷ giá phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.