'Chiến trường' mới của Trung - Ấn: Khi nguồn nước trở thành 'quân bài chiến lược'

Khánh Tú - 07/09/2023 22:56 (GMT+7)

(VNF) - Căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã chuyển sang một cuộc chiến mới liên quan đến tài nguyên nước khi cả hai cùng chạy đua xây dựng hàng loạt các siêu đập thủy điện ở khu vực biên giới.

Nước - chiến trường mới của Trung Quốc và Ấn Độ

Theo SCMP, Ấn Độ đang khôi phục 12 dự án thủy điện dọc biên giới Trung - Ấn trong khi Trung Quốc cũng bắt tay vào xây dựng “siêu đập” trên sông Yarlung Tsangpo, thượng nguồn của sông Brahmaputra.

Sông Brahmaputra bắt nguồn từ Tây Tạng, hòa với sông Yarlung chảy qua phía nam Tây Tạng, nơi nó được gọi là Dihang và xẻ Himalaya ra thành các hẻm núi.

Sau đó, sông Brahmaputra chảy theo hướng tây nam qua thung lũng Assam và theo hướng nam qua Bangladesh, nhập vào sông Hằng để tạo thành một đồng bằng châu thổ rộng lớn. Con sông này dài khoảng 2.900 km, là một nguồn thủy lợi và giao thông quan trọng.

Các đập thủy điện mới của Ấn Độ dự kiến sẽ tiêu tốn 15,3 tỷ USD, tạo ra tổng công suất 11,517 MW. Chúng sẽ được xây dựng ở bang Arunachal Pradesh thuộc Đông Bắc Ấn Độ.

Ấn Độ tham vọng xây dựng dự án thủy điện trị giá 14,5 tỷ USD.

Trong một thông báo của chính phủ Ấn Độ vào giữa tháng 8, những dự án thủy điện của Ấn Độ đã được giao cho các công ty tư nhân xây dựng từ khoảng 15 năm trước nhưng vẫn chưa khởi công vì nhiều lý do.

Nhiều người cho rằng những khó khăn trong việc huy động nguồn vốn và vấn đề tài chính đã khiến các dự án này bị trì hoãn lâu như vậy. Thế nhưng, động thái mới nhất của New Delhi cho thấy thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang nỗ lực để tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực đang có tranh chấp với Trung Quốc, bất chấp việc này có thể làm mối quan hệ Trung - Ấn xấu đi.

Vào tháng 3, chính quyền Ấn Độ đã phê duyệt xây dựng “cơ sở thủy điện lớn nhất nước” trên sông Dibang, một nhánh của sông Brahmaputra Arunachal Pradesh với chi phí gần 4 tỷ USD.

Ấn Độ cũng đang lên kế hoạch cho một dự án thủy điện trị giá 14,5 tỷ USD tại một thị trấn nhỏ cách biên giới của nước này với Trung Quốc khoảng 200 km.

Dự án thủy điện này kỳ vọng sẽ tạo ra công suất khổng lồ 10 gigawatt và được truyền thông Ấn Độ mô tả là “trung tâm đầu não chống lại kế hoạch dịch chuyển dòng nước đầy tham vọng của Trung Quốc”.

Các nhà phân tích cho rằng nỗ lực thúc đẩy phát triển các dự án thủy điện quy mô lớn của Ấn Độ không chỉ thể hiện khát vọng phát triển của quốc gia mà còn là “quân bài chiến lược” giúp New Delhi tự bảo vệ mình khỏi “chiến tranh tâm lý” – thuật ngữ mà một bài nghiên cứu của Mỹ sử dụng cách đây 10 năm khi nói về cách Trung Quốc sử dụng các đập thủy điện ở thượng nguồn để chiếm lợi thế trong thời kỳ xung đột.

Siêu đập mới của Trung Quốc lớn gấp 3 lần đập thủy điện Tam Hiệp.

Trước khi Ấn Độ triển khai các dự án thủy điện của mình, Trung Quốc đã không ngừng xây dựng các đập thủy điện trong nhiều năm qua.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12, giai đoạn 2011 – 2015, Trung Quốc đã lên kế hoạch phát triển thêm 3 dự án thủy điện trên sông Brahmaputra của Tây Tạng, theo tiết lộ của Bộ Ngoại giao Ấn Độ.

Một báo cáo của Viện nghiên cứu Lowy cho biết Trung Quốc đã và đang xây dựng hoặc đang lên kế hoạch xây dựng 11 con đập thủy điện trên sông Brahmaputra.

Vào tháng 11/2020, Bắc Kinh công bố một dự án thủy điện khổng lồ có công suất 70 GW mỗi giờ. Dự án thủy điện này có công suất vượt xa đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới hiện nay với công suất 22 GW/giờ.

Đằng sau những siêu đập thủy điện

Việc Trung Quốc tập trung xây dựng đập thủy điện tại các đoạn hạ lưu của dòng sông làm dấy lên lo ngại rằng nó “có thể gây tổn thất về mặt sinh thái và chiến lược”.

Cụ thể, những con đập thủy điện của Trung Quốc có thể cản trở dòng chảy của đất phù sa, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động canh tác ở hạ lưu, nơi cuộc sống của người dân dựa vào sông và đất đai màu mỡ để trồng trọt, tưới tiêu và đánh bắt cá.

Trung Quốc cũng có thể sử dụng những con đập này để chuyển dòng nước về phía Đông, ông Medha Bisht, phó giáo sư khoa quan hệ quốc tế tại Đại học Nam Á ở Delhi, cho biết.

Không chỉ vậy, các con đập này có thể tích trữ một lượng nước đáng kể, dẫn đến tình trạng khan hiếm nước ở các khu vực hạ lưu hoặc gây lũ lụt nếu chúng xả nước vào mùa gió mùa.

Các đập thủy điện thượng nguồn của Trung Quốc có thể dẫn đến tình trạng thiếu nước ở hạ lưu.

Học viên Hải quân Mỹ từng lưu ý rằng vị trí thượng nguồn của Trung Quốc đã mang lại cho quốc gia này “khả năng bóp nghẹt nguồn cung cấp lương thực cho nước láng giềng Ấn Độ” khi đề cập đến vai trò quan trọng của sông Brahmaputra trong phát triển nông nghiệp. Việc xây dựng các con đập thủy điện của Trung Quốc là mối đe đọa hiện hữu với Ấn Độ và Bangladesh bởi chúng có thể gây ra tình trạng thiếu nước và lương thực.

Ủy ban quốc hội Ấn Độ cũng bày tỏ lo ngại trước các con đập của Trung Quốc bởi “chúng có thể dẫn đến sự thay đổi dòng chảy ở hạ lưu, ảnh hưởng đến sông Brahmaputra và ảnh hưởng đến nỗ lực của Ấn Độ trong việc khai thác tài nguyên nước trong khu vực”.

Chuyên gia Ranjan nhận định các đập thủy điện có thể trở thành “vũ khí chiến lược” nếu quan hệ song phương Trung - Ấn rạn nứt.

Theo SCMP
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ấn Độ nhập khẩu 46,5 tỷ USD dầu từ Nga, thâm hụt thương mại tăng gấp 8 lần

Ấn Độ nhập khẩu 46,5 tỷ USD dầu từ Nga, thâm hụt thương mại tăng gấp 8 lần

(VNF) - Ấn Độ đã nhập khẩu lượng dầu thô trị giá hơn 46 tỷ USD từ Nga trong năm tài chính 2024, ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại.

Nở rộ app công nghệ bất động sản: Rời rạc và đơn điệu

Nở rộ app công nghệ bất động sản: Rời rạc và đơn điệu

(VNF) - Ứng dụng (app) công nghệ về bất động sản hiện nay vẫn còn khá rời rạc, đơn điệu. Nhưng để tạo ra một app công nghệ có tích hợp đầy đủ công năng không phải là vấn đề đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp công nghệ - bất động sản phải đầu tư dài hơi, nắm vững thị trường.

Hai doanh nghiệp 'so găng' làm khu dân cư 176 tỷ tại Hà Tĩnh

Hai doanh nghiệp 'so găng' làm khu dân cư 176 tỷ tại Hà Tĩnh

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư tài chính H&A và Công ty Cổ phần Địa ốc Kim Thi là 2 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu dân cư tại xã Phú Phong, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

DN của đại gia Đường 'bia' bị ngân hàng bán tài sản để siết nợ

DN của đại gia Đường 'bia' bị ngân hàng bán tài sản để siết nợ

(VNF) - Ngân hàng đang chào bán tài sản đảm bảo cho khoản vay của CTCP Đường Man của ông Nguyễn Hữu Đường (Đường 'bia') với giá 482,5 tỷ đồng. CTCP Đường Man ngập trong thua lỗ 4 năm liên tiếp, chưa thể trả nợ lãi trái phiếu.

Sáng nay, Quốc hội bầu Chủ tịch nước

Sáng nay, Quốc hội bầu Chủ tịch nước

(VNF) - Theo chương trình kỳ họp thứ 7, sáng nay (22/5) Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2021-2026.

Điểm những dự án ở TP.HCM mở bán hàng nghìn căn hộ, giá 50 - 200 triệu/m2

Điểm những dự án ở TP.HCM mở bán hàng nghìn căn hộ, giá 50 - 200 triệu/m2

(VNF) - Dù thị trường được đánh giá là chững lại, tuy nhiên các chủ đầu tư vẫn chào giá căn hộ dự án mới tại TP.HCM với mức giá từ 50.000.000 đồng/m2 trở lên.

Loạt dự án BĐS ở Quảng Nam được gia hạn tiến độ

Loạt dự án BĐS ở Quảng Nam được gia hạn tiến độ

(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đã ban hàng loạt văn bản điều chỉnh tiến độ thực các dự án bất động sản trên địa bàn địa phương này.

Hình dáng Sân bay Long Thành hiện dần trên công trường bụi đỏ

Hình dáng Sân bay Long Thành hiện dần trên công trường bụi đỏ

(VNF) - Đồng Nai đang chuẩn bị bước vào mùa mưa. Do đó, ở thời điểm cuối mùa khô, với điều kiện thời tiết thuận lợi, các nhà thầu thi công các gói thầu Dự án Cảng hàng không quốc tế (Sân bay) Long Thành đang tăng tốc thi công.

Đấu giá trúng rồi bỏ cọc, có thể bị cấm đấu giá đến 5 năm

Đấu giá trúng rồi bỏ cọc, có thể bị cấm đấu giá đến 5 năm

(VNF) - Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc nâng mức tiền đặt trước chưa xử lý triệt để được tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản mà còn hạn chế số lượng người đủ điều kiện tham gia đấu giá tài sản, nhất là những nhà đầu tư quy mô nhỏ nhưng có tiềm năng.

Bất chấp lệnh cấm, BMW vẫn nhập 8.000 chiếc Mini Cooper có phụ tùng Trung Quốc

Bất chấp lệnh cấm, BMW vẫn nhập 8.000 chiếc Mini Cooper có phụ tùng Trung Quốc

(VNF) - Theo một báo cáo của Thượng viện Mỹ, hãng xe Đức BMW đã nhập khẩu ít nhất 8.000 xe Mini Cooper vào Mỹ với linh kiện điện tử từ một nhà cung cấp bị cấm của Trung Quốc .