Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu với gần 9.000 cửa hàng trên cả nước vừa gửi đơn “cầu cứu” lên Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc bình ổn thị trường xăng dầu hiện nay.
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ở trong thế kẹt, thua lỗ trong thời gian dài
Đơn kiến nghị của các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu khẳng định những quy định chưa phù hợp ở Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu đặc biệt là các quy định ở khâu bán lẻ, dẫn đến doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu thua lỗ nặng nề trong thời gian dài, từ đó làm đứt gãy chuỗi cung ứng, thị trường bất ổn… gây ảnh hưởng đến tình trạng thiếu hụt xăng dầu.
Cụ thể, theo quy định, hiện doanh nghiệp bán lẻ chỉ được lấy hàng một nơi, nên sau khi ký hợp đồng sẽ bị chèn ép chiết khấu.
Trong khi đó, doanh nghiệp dù lỗ hay lãi vẫn phải mở bán. "Doanh nghiệp bán lẻ ở trong thế kẹt, mọi sự cạnh tranh bị triệt tiêu", văn bản kiến nghị nêu rõ.
Một điểm bất hợp lý khác, theo doanh nghiệp bán lẻ, khi giá tăng, doanh nghiệp bán lẻ mua hàng thì thường bị nhà cung cấp từ chối bán, hầu hết là không giao hàng, để tồn trữ, giữ lại hưởng chênh lệch giá. Dù doanh nghiệp bán lẻ nói sắp hết hàng nhưng nhà cung cấp vẫn nhất quyết không giao hàng nên dẫn đến doanh nghiệp bán lẻ đóng cửa.
Vì vậy, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị ghi nhận chiết khấu vào công thức tính giá cơ sở như là một khoản chi phí lưu thông ở khâu bán lẻ một cách hợp lý, đảm bảo không có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp.
Với đề xuất này, Bộ Công thương cũng thừa nhận đây cũng là một giải pháp, tuy nhiên, điều này sẽ tạo ra sự cứng nhắc trong quan hệ mua bán xăng dầu giữa các doanh nghiệp. Hơn nữa, sẽ dồn hết sự khó khăn lên doanh nghiệp đầu mối (đơn vị tạo nguồn cung xăng dầu) khi việc kinh doanh gặp khó khăn, sẽ ảnh hưởng đến tổng thể nguồn cung xăng dầu.
Cần thiết lập lại thị trường xăng dầu
Trong bối cảnh thị trường xăng dầu còn nhiều vấn đề bất ổn, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng cần thiết lập lại thị trường xăng dầu, trong đó, điểm then chốt và quan trọng nhất đối với cơ quan quản lý nhà nước vẫn là Bộ Công Thương.
“Công cụ thiết lập thị trường này đều nằm trong tay Bộ Công Thương, từ nhập khẩu, dự trữ, bán buôn, bán lẻ. Cần lưu ý các yếu tố nhằm bảo đảm tính cạnh tranh, quyền lực quản lý nhà nước và cơ chế điều hành; khả năng chủ động nguồn cung trong nước rất lớn. Xăng dầu vẫn liên quan đến thuế, phí nên cần có vai trò phối hợp của Bộ Tài chính”, ông Ánh nói.
Trong khi đó, ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho hay, theo quy định tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP, những chi phí này được tổng kết, điều chỉnh lại sau 6 tháng nhưng lại không được thực hiện kịp thời. Thực tế, chi phí kinh doanh xăng dầu đã ở mức 11 USD, trong khi công thức chỉ tính có 3 USD/thùng... khiến doanh nghiệp nhập khẩu vẫn bị tính thiếu, kéo theo việc càng nhập về càng lỗ, xấp xỉ 1.000 đồng/lít.
Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằng, một điểm nghẽn khác liên quan đến chiết khấu là chi phí lưu thông. Năm 2014 khi xây dựng Nghị định 83/2014/NĐ-CP, mức phí tính là 1.350 đồng/lít; đến nay vẫn không thay đổi.
“Một tháng rưỡi nữa là bắt đầu tăng thuế Bảo vệ môi trường trở lại, nếu cơ quan chức năng không xử lý sớm thì việc tăng thuế này sẽ càng khó cho hoạt động kinh doanh, phân phối xăng dầu”, ông Bảo quan ngại.
Để thị trường xăng dầu vận hành ổn định, ông Bảo kiến nghị, bản thân doanh nghiệp rất mong các Bộ Tài chính, Công Thương tính đúng, tính đủ, còn lại chi phí vẫn để cho doanh nghiệp tự quyết định, như vậy, mới tạo ra thị trường cạnh tranh và bình đẳng…
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.