Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp, nhưng kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2019 chậm và đạt thấp so với kế hoạch, gây lãng phí nguồn lực.
Nhận định trên được nêu tại báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019, vừa được Chính phủ gửi Quốc hội.
Liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công, báo cáo cho biết giải ngân qua Kho bạc Nhà nước đến ngày 31/1/2020 là 286.552 tỷ đồng, chỉ đạt 73,7% kế hoạch.
Nhiều địa phương giải ngân thấp, dưới 60% kế hoạch như: Vĩnh Long (43,5%), Ninh Thuận (43,7%), Điện Biên (44,6%), Khánh Hòa (47,2%), Đà Nẵng (49,1%), Cần Thơ (49,1%), TP. HCM Hồ Chí Minh (49,4%), Hà Nội (55,8%).
Đáng chú ý là còn 7 dự án trọng điểm đang triển khai chậm tiến độ (Bến Lức – Long Thành, Trung Lương – Mỹ Thuận và 5 dự án đường sắt đô thị).
Chính phủ đánh giá, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại một số dự án mới còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai, như dự án mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, xây dựng sân bay Long Thành, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ .
Việc thực hiện hệ thống trạm thu phí tự động không dừng chậm, có sự lúng túng trong triển khai, chưa đạt yêu cầu về tiến độ đề ra, trong đó tiến độ thực hiện tại các dự án do Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam quản lý còn nhiều vướng mắc nên đến nay 33 trạm thuộc dự án giai đoạn 2 chưa thể triển khai thực hiện, tạo dư luận xấu trong nhân dân. Nguyên nhân, theo Chính phủ do một số vướng mắc về thể chế, pháp luật đầu tư công, thủ tục điều chỉnh chưa được đơn giản hóa, phải xét duyệt qua nhiều cấp, mất nhiều thời gian, chưa chủ động, linh hoạt. Một số quy định bộc lộ nhiều hạn chế như: quyết định đầu tư phải trước 31/10 năm trước, tiết kiệm 10% vốn trên tổng mức đầu tư, cho phép giải ngân vốn 2 năm.
Các dự án BOT, BT giao thông có quy mô, tổng mức đầu tư lớn, thời gian vay vốn dài,… trong khi nguồn vốn của tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, dẫn đến khó khăn trong cân đối nguồn vốn, cũng là nguyên nhân được nêu tại báo cáo.
Theo báo cáo, năm 2019, ngành thanh tra đã triển khai 6.601 cuộc thanh tra hành chính, 227.386 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế 173.411 tỷ đồng, 22.548 héc ta (ha) đất; kiến nghị thu hồi về NSNN 83.968 tỷ đồng, thu hồi 897 ha đất (đã thu hồi được 19.329 tỷ đồng, 121 ha đất).
Qua đó, ngành thanh tra xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 89.443 tỷ đồng, 21.651 ha đất, xử lý hành chính 1.967 tập thể và nhiều cá nhân; ban hành 113.625 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với số tiền 5.315 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý theo quy định 94 vụ, 121 đối tượng.
Từ kết quả, thanh tra đã kiến nghị chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật trên nhiều lĩnh vực, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, vốn nhà nước, tài nguyên thiên nhiên. Toàn ngành đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.732 kết luận thanh tra và các quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi và xử lý khác 7.200 tỷ đồng (đạt 72,2%), 106 ha đất (đạt 31,3%), đôn đốc xử lý trách nhiệm đối với 969 tập thể, 3.170 cá nhân; chuyển cơ quan chức năng điều tra, khởi tố 17 vụ, 61 đối tượng.
Đánh giá chung, Chính phủ cho rằng, kết quả thực hành tiết kiệm chống lãng phí trên các lĩnh vực tiếp tục có những chuyển biến tích cực hơn.
Về hạn chế, Chính phủ nêu lại "bệnh nặng" đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê bình nhiều lần, đó là nhiều đơn vị báo cáo công tác năm 2019 chậm so với thời hạn quy định (lập báo cáo sau ngày 28/2/2020), tổng kết đánh giá kết quả sơ sài, không có thông tin, số liệu cụ thể về kết quả tiết kiệm kinh phí ngân sách nhà nước.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.