Chính sách tiền tệ thận trọng hơn liệu có ‘kìm chân’ được lạm phát?

Minh Tâm - 11/07/2018 14:43 (GMT+7)

(VNF) – Mặc dù chính sách tiền tệ đã thận trọng hơn trong năm 2018 giúp giới hạn lại ‘kỳ vọng tăng’ của lạm phát, nhưng việc tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2 đã liên tục ở mức khá cao 16-18% trong giai đoạn 2013-2017 có thể đã tích tụ đủ những rủi ro và hiện là thời điểm bắt đầu tác động rõ nét lên lạm phát.

VNF
Chính sách tiền tệ thận trong hơn trong năm 2018 đã giúp giới hạn lại ‘kỳ vọng tăng’ của lạm phát.

Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa công bố báo cáo cập nhật “Rủi ro lạm phát 6 tháng cuối năm lớn đến mức nào?”.

BVSC cho rằng rủi ro lớn nhất đối với chỉ số CPI trong 6 tháng cuối năm vẫn là diễn biến khó lường của hai nhóm hàng: hàng ăn, dịch vụ ăn uống và giao thông.

Đối với nhóm hàng giao thông, theo BVSC, diễn biến giá xăng dầu trong nước hiện gắn chặt với giá xăng dầu thế giới nên có thể xem đây là một rủi ro mang tính khách quan nằm ngoài khả năng kiểm soát của Chính phủ.

Ở trong nước, Chính phủ dự kiến tăng thuế bảo vệ môi trường lên kịch khung (từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng) ngay từ 1/7/2018. Theo đó, giá mỗi lít xăng sẽ tăng thêm 1.000 đồng, dầu diezen là 500 đồng và dầu hỏa tăng 1.100 đồng/lít.

Theo tính toán, việc tăng thuế này sẽ khiến giá nhóm hàng giao thông tăng khoảng 5% và tác động làm chỉ số CPI chung tăng khoảng 0,2% riêng trong tháng 7. Mức tăng này cũng chưa tính đến những tác động lan toả vòng 2 lên các nhóm hàng khác do xăng dầu gần như là đầu vào của mọi hoạt động trong nền kinh tế.

Đối với nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (chiếm tỷ trọng gần 40% trong rổ CPI), BVSC nhận định diễn biến sẽ rất khó lường.

Theo đánh giá của BVSC, các chương trình bình ổn giá thường chỉ có tác dụng nhất định và hạn chế cho một nhóm nhỏ các mặt hàng, tại các khu vực cụ thể. Nhân tố sâu xa hơn ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả trên thị trường chính là độ trễ của chính sách tiền tệ nới lỏng.

Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2 đã liên tục ở mức khá cao 16-18% trong giai đoạn 2013-2017 có thể đã tích tụ đủ những rủi ro và hiện là thời điểm bắt đầu tác động rõ nét lên lạm phát”, BVSC nêu quan điểm.

Ngoài hai nhóm hàng giao thông và dịch vụ ăn uống thì việc điều chỉnh giá nhóm hàng giáo dục (ước tính tăng khoảng 5%) cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến chỉ số CPI chung khoảng 0,3% trong tháng 9 tới.

Ở chiều ngược lại, theo BVSC, điểm tích cực giúp kiềm chế CPI trong năm nay đến từ hai nhân tố.

Thứ nhất là lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hai bước đã hoàn tất. Thậm chí, Thông tư 15 mới thay cho Thông tư 37 dự kiến sẽ giúp điều chỉnh giá một số dịch vụ y tế theo hướng giảm, giúp kiềm chế đà tăng của CPI ngay trong tháng 7 này.

Theo tính toán của BVSC, mức đóng góp của nhóm hàng y tế sẽ chỉ làm chỉ số CPI năm 2018 tăng thêm 0,2%-0,3%, thấp hơn hẳn hai năm trước đó.

Thứ hai, Chính phủ đã chủ trương tạm dừng điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý trước tình hình giá cả tăng cao, điển hình là chỉ đạo Bộ Công thương chưa tăng giá điện trong năm 2018.

Cùng với đó, các Bộ ngành được chỉ đạo theo dõi tình hình giá cả sát sao, tổ chức cung cứng các mặt hàng thiết yếu kịp thời để kiểm soát lạm phát. BVSC tin rằng động thái này cho thấy Chính phủ vẫn ưu tiên cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô mà lạm phát là nhân tố trung tâm nhất.

Về lạm phát cả năm 2018, BVSC cho rằng rủi ro lạm phát trong thời điểm hiện tại chưa đến mức tạo ra nguy cơ quá lớn hay có thể tăng mạnh như năm 2008 và 2011. Lý do là tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2011-2017 chỉ ở mức 14,3%, thấp hơn hẳn giai đoạn 2003-2010 (trung bình ở mức 34%).

Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều kinh nghiệm điều hành hơn nên đã chủ động giới hạn lại tăng trưởng tín dụng ngay từ thời điểm đầu năm nay (chỉ còn ở mức 16% thay cho mức 18% hồi đầu năm).

“Sự đi trước mang tính thận trọng của chính sách tiền tệ là một nhân tố ‘mỏ neo’, giúp giới hạn lại ‘kỳ vọng tăng’ của lạm phát. Về cơ bản, mục tiêu xuyên suốt của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô và quản trị các ‘cú sốc’, khác với mục tiêu hỗ trợ mạnh cho tăng trưởng trong giai đoạn trước năm 2010”, BVSC đánh giá.

Ở kịch bản trung bình (kịch bản BVSC đánh giá xác suất xảy ra cao nhất), CPI vào cuối năm 2018 sẽ ở mức 4,8% và lạm phát trung bình cho cả năm 2018 sẽ ở mức 3,9%.

Ở kịch bản tiêu cực, các mức lạm phát này lần lượt sẽ ở mức 5,6% và 4,07%. Ở kịch bản tích cực, các mức lạm phát này sẽ lần lượt ở mức 4,07% và 3,77%.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.