Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2019 vừa được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) công bố ghi nhận một chi tiết đáng chú ý: dư nợ cho vay ngành "Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản" bất ngờ mất vị trí số 1 trong cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành của Agribank.
Kể từ khi Agribank công bố công khai báo cáo tài chính có phân loại dư nợ cho vay theo ngành (từ năm 2017), ngành "Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản" luôn là ngành có dư nợ đứng đầu trong cơ cấu cho vay.
Tuy nhiên, tại thời điểm cuối năm 2019, vị trí số 1 đã thuộc về ngành "Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác" với dư nợ trên 314.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,04% tổng dư nợ cho vay. Trong khi đó, ngành "Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản" có dư nợ trên 302.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26,93%.
Cách đó chỉ nửa năm, vào thời điểm cuối tháng 6/2019, ngành "Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản" vẫn dẫn đầu về dư nợ với trên 293.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,81%. Trong khi đó, ngành "Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác" có dư nợ chưa đến 267.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,33%.
Điều này cho thấy, trong nửa cuối năm 2019, Agribank đã đẩy rất mạnh việc cho vay trong ngành "Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác", trong khi ngành "Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản" chỉ tăng nhẹ dư nợ.
Chi tiết cơ cấu dư nợ cho vay của Agribank tại thời điểm hết ngày 31/12/2019. Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2019 của Agribank
Song song với việc chuyển dịch cơ cấu cho vay, năm 2019 là một năm thành công của Agribank xét trên phương diện lợi nhuận và nợ xấu.
Với 14.116 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, Agribank trở thành "á quân" lợi nhuận ngân hàng năm vừa qua, chỉ đứng sau Vietcombank. So với năm 2019, mức tăng lợi nhuận lên đến 92%.
Dẫn dắt cho mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng này là sự đi lên ở hầu hết các mảng kinh doanh quan trọng. Cụ thể, mảng tín dụng đem về 42.660 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng trưởng 4,4%; mảng dịch vụ đem về 4.591 tỷ đồng lãi thuần, tăng trưởng 22%; mảng ngoại hối đem về 1.030 tỷ đồng lãi thuần, tăng trưởng 46%. Ngoài ra còn có tới 11.006 tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động khác (chủ yếu là nguồn thu từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro), tăng trưởng 37%.
Không chỉ có nguồn thu tăng, việc giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro cũng có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng này. Năm 2019, chi phí này ở mức 20.570 tỷ đồng, giảm khoảng trên 1.100 tỷ đồng so với năm 2018.
Về nợ xấu, năm vừa qua, Agribank đã mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC. Tỷ lệ nợ xấu toàn ngân hàng cuối năm 2019 chỉ ở mức 1,56%, thuộc top dưới trong hệ thống ngân hàng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.