Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Sau buổi tọa đàm với doanh nghiệp diễn ra mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng đã có văn bản thông báo kết luận liên quan đến các vấn đề của doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn.
Người đứng đầu chính quyền Hà Tĩnh yêu cầu các sở, ngành công bố rộng rãi thông tin về các quy hoạch, chính sách có liên quan để các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận và khai thác;
Công khai các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp và nội dung trả lời của cơ quan quản lý nhà nước lên Diễn đàn “Doanh nghiệp hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời”.
Ông Hưng yêu cầu nội dung này phải hoàn thành và báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 20/10/2019.
Trước thực trạng các đoàn thành, kiểm tra chồng chéo, trùng lặp, nhiều lần gây bất lợi và làm khó cho doanh nghiệp, Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh đề nghị:
"Đối với kế hoạch thanh, kiểm tra tại doanh nghiệp, các sở ngành đều phải gửi xin ý kiến của thanh tra tỉnh kể cả đột xuất lẫn thường xuyên. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm xây dựng hệ thống theo dõi, tuyệt đối không để các đoàn thanh, kiểm tra làm khó doanh nghiệp".
Đối với những vướng mắc lớn liên quan đến quy hoạch, thủ tục hành chính, ông Hưng yêu cầu phải được xử lý nhanh để tiết kiệm kinh phí, thời gian cho nhà đầu tư.
Trước ngày 25 hàng tháng, Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh phải tổng hợp các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã và báo cáo lên lãnh đạo UBND tỉnh;
Đồng thời theo dõi việc thực hiện ý kiến chỉ đạo giải quyết vướng mắc, kiến nghị đối với các sở, ban, ngành liên quan đối với các vấn đề doanh nghiệp kiến nghị và báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh.
Theo ông Hưng, UBDN tỉnh và các cơ quan cần đa dạng hóa và mở thêm phương thức để tiếp xúc với doanh nghiệp, có sự phản hồi qua lại; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giao tiếp giữa chính quyền với doanh nghiệp trong thời gian tới.
Hà Tĩnh hiện có 7.388 doanh nghiệp, trong đó có 6.620 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc đang hoạt động. Từ đầu năm đến nay, Hà Tĩnh thành lập mới 812 doanh nghiệp, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái; có 187 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại. Ngoài ra, có trên 1.385 hợp tác xã và hơn 3.686 tổ hợp tác, trên 60.000 hộ kinh doanh. Vốn điều lệ bình quân của các doanh nghiệp trong nước đạt 10 tỷ đồng, trong đó, 4 doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Tỷ trọng vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong cơ cấu tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh. Năm 2010 đạt 35,85% năm và tăng lên 62,57% năm 2018; đóng góp 18,8% GDP năm 2010 lên 31,92% GDP năm 2018. Trong 9 tháng năm 2019, các doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước trên 3.000 tỷ đồng (chiếm 60% tổng thu ngân sách nội địa), giải quyết việc làm cho trên 83.000 lao động. |
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.