Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trong nhiều ngày qua, cái tên Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam được đưa ra bàn luận với nhiều ý kiến về sự cần thiết của Hiệp hội này.
Mới đây, tỷ phú Bill Gates trong một sự kiện ở Bắc Kinh cũng đã giới thiệu một loại nhà vệ sinh cho tương lai. Nhà vệ sinh của Bill Gates giới thiệu không cần dùng nước và bể phốt mà dùng hoá chất để xử lý chất thải của con người thành phân bón.
PV đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam về dự án mà ông đã và đang dành nhiều tâm huyết.
- Ý tưởng thành lập Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam bắt nguồn từ đâu, thưa ông? Vì sao ông dành tâm huyết để thành lập hiệp hội khá mới lạ này?
Ông Lê Văn Hiệp: Từ thời còn đi học cho đến sau này nhìn lại chất lượng nhà vệ sinh tại Việt Nam đã thôi thúc tôi tìm hiểu, đi đến thành lập Hiệp hội này. Nhưng thời điểm cao trào nhất là cách đây 6 năm, lúc con gái tôi còn học ở Việt Nam, một năm tôi phải chuyển trường cho con 2 lần vì vấn đề nhà vệ sinh. Thậm chí, tôi còn bỏ tiền túi để cho trường tu sửa lại nhà vệ sinh. Chính vì lý do này cùng với việc khảo sát thực tế chất lượng nhà vệ sinh tại các trường học, bệnh viện, nơi công cộng… mà tôi đã quyết định bắt tay thực hiện dự án nhà vệ sinh thông minh.
Khi đưa con sang học ở Singapore, tôi đã kết nối với Tổ chức Nhà vệ sinh Thế giới (World Toilet Organization) và đi khảo sát các dự án nhà vệ sinh tại các nước phát triển. Từ năm 2014, tôi chính thức tham gia vào tổ chức này. Sau thời gian đó, tôi đã đi thuyết phục rất nhiều lãnh đạo, cơ quan, ban, ngành ủng hộ dự án này nhưng ai cũng thấy tôi làm việc "không đâu vào đâu".
Năm 2015, tôi tự bỏ tiền túi làm sự kiện với sự tham gia của Tổ chức Nhà vệ sinh Thế giới, do tỉnh Bình Dương chủ trì. Đại diện các bộ, lãnh đạo tỉnh thành và hàng nghìn học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh cùng tham gia. Đây là sự kiện đầu tiên và cũng là sự kiện đánh vang hồi chuông cảnh tỉnh về nhà vệ sinh, những hệ lụy về sức khỏe, chiều cao, cân nặng, bệnh tật… do nhà vệ sinh.
Ở nhà chỉ cần vài triệu đồng là có nhà vệ sinh sạch sẽ nhưng đến trường thì rất nhiều em học sinh không dám sử dụng do mất vệ sinh, đặc biệt là các em học sinh nữ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 200 loại vi khuẩn trong nhà vệ sinh tại trường học và con số này sẽ tăng theo cấp số nhân trong môi trường ẩm thấp, gây nguy cơ các bệnh liên quan đến tay, chân, miệng, đường hô hấp…
Bệnh viện thì khủng khiếp hơn khi vi khuẩn có thể lây chéo từ bệnh nhân tới người thăm nuôi là chuyện bình thường. Các công trình vệ sinh ở những nơi công cộng như bến xe thì không khác gì hang nuôi vi khuẩn.
Bắt nguồn từ những bức xúc của con cái, của những người xung quanh về thực trạng nhà vệ sinh không có sự cải thiện nên tôi đã quyết định dốc hết sức lực để nghiên cứu dự án này.
Sau sự kiện năm 2015, việc vận động các bên tham gia vào dự án có dễ đàng hơn nhưng nhưng tôi vẫn không thể tìm được tiếng nói chung. Một số người rời bỏ dự án, một số anh em thân tình thì ở lại. Một số nơi xin ngân sách để làm, nhưng làm xong lại tháo bỏ, đập dỡ, để lại đống đổ nát, hôi thối. Vợ con, anh em là những người phụ giúp tôi thực hiện dự án này trong những ngày đầu tiên.
Các nghiên cứu về giải pháp khoa học bền vững, thông minh đã hoàn tất, muốn đưa vào thực hiện trên toàn quốc thì chỉ có Hiệp hội mới có thể làm được. Vì vậy, tôi đã quyết định xin thành lập Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam.
- Có khá nhiều ý kiến xung quanh việc thành lập Hiệp hội này, đặc biệt là cái tên nghe có vẻ tế nhị như “Hiệp hội Nhà vệ sinh”?
Khi tôi xin giấy phép thành lập Hiệp hội, cũng có không ít thắc mắc về cái tên. Tôi đã giải thích rằng, thế giới đã có Tổ chức Nhà vệ sinh Thế giới (World Toilet Organization) từ lâu đời, đến nay đã có 154 thành viên. Tổ chức này gọi thẳng luôn là tổ chức “toilet”.
Lâu nay người Việt vẫn chưa thay đổi ý thức hệ khi vẫn coi nhà vệ sinh chỉ là công trình phụ, thậm chí còn làm nhà vệ sinh gần chuông heo, ngay vách nhà mà không có biện pháp xử lý nào.
Tôi đặt tên cho Hiệp hội là Hiệp hội Nhà vệ sinh với mong muốn tác động trực tiếp, nhằm thay đổi quan niệm của công chúng, để cụm từ “nhà vệ sinh” không còn khó nói nữa và phải coi là trách sống văn minh, là phải làm cho nhà vệ sinh của riêng mình sạch sẽ và khoa học. Tôi cũng mong muốn, nhiều người sẽ trở thành thành viên của Hiệp hội này.
- Hiện nay, Hiệp hội có bao nhiêu thành viên tham gia, thưa ông?
Sau các dự kiện tổ chức năm 2015 – 2016, tôi đã kêu gọi được nhiều doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp sản xuất thiết bị nhà vệ sinh, doanh nghiệp bất động sản, xử lý nước thải, môi trường, các cá nhân, đoàn thể… Nhờ truyền thông, đã có nhiều cá nhân, đơn vị cùng tôi tham gia dự án này, trong đó có cả học sinh, sinh viên.
Mong muốn của tôi là Hiệp hội phải có sức bật để nghiên cứu và thực hiện thành công cuộc cách mạng nhà vệ sinh khoa học và bền vững.
- Nhà vệ sinh trong dự án của ông “thông minh” như thế nào?
Nhà vệ sinh được thiết kế “không chạm”. Hệ thống cảm biến sẽ hoạt động từ việc tự động mở và đóng cửa, tự động dội nước làm sạch và làm khô mặt bồn cầu, nhả giấy vệ sinh trong ngăn kín, mở nắp thùng rác cho đến công đoạn vệ sinh tay như lấy xà bông, xối nước, làm khô.
Thiết kế nhà vệ sinh thông minh "không chạm" do Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam thực hiện.
Hệ thống lập trình tự động sẽ hút mùi liên tục cho bồn cầu và mỗi 5 lần có người sử dụng, nhà vệ sinh sẽ được tự động dọn rác và làm sạch nền. Qua bảng điện tử, người dùng có thể đánh giá chất lượng của nhà vệ sinh và trung tâm điều khiển sẽ lập tức xử lý ngay. Một hệ thống điều khiển hoạt động bằng nguồn điện mặt trời được đặt trên mái nhà vệ sinh.
- Nguồn kinh phí để thực hiện dự án này lấy từ đâu, thưa ông?
Trong quá trình nghiên cứu dự án, không ít ý kiến cho rằng đất nước còn khó khăn, còn nhiều việc phải lo, nguồn ngân sách còn phải tính toán… Tôi cũng phải vắt óc để làm sao sớm có nhà vệ sinh sạch sẽ cho cộng đồng, chứ không ngồi chờ rót tiền từ ngân sách. Do đó, tôi có nghiên cứu các giải pháp thông minh về vốn và đã đệ trình Chính phủ, bộ, ngành, địa phương và nhận được sự ủng hộ.
Chủ trương là không lấy ngân sách địa phương và không phu phí người dân để khuyến khích người dân sử dụng nhà vệ sinh, để họ tiếp cận với mô hình một nhà vệ sinh văn minh.
Giải pháp về vốn của tôi là xã hội hóa đầu tư từ nhiều nguồn như vận động doanh nghiệp tài trợ, quảng cáo…
- Ông có định gọi vốn từ quốc tế không, thưa ông?
Tổ chức Nhà vệ sinh Thế giới có hỗ trợ Hiệp hội trong việc chuyển giao quy chuẩn, quy trình quản lý, đào tạo, kết nối với các tổ chức, tập đoàn quốc tế để kêu gọi đầu tư, chẳng hạn như kết nối với quỹ đầu tư của tỷ phú Bill Gates. Có thể năm sau chúng tôi sẽ gặp gỡ để trao đổi việc hợp tác với quỹ đầu tư này.
- Xin cảm ơn ông!
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.