Chủ tịch LienVietPostBank: ‘Để chuyển đổi số, cần 3M: muốn, mần và money’

Xuân Hải - 27/12/2019 12:18 (GMT+7)

(VNF) – Ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch LienVietPostBank, cho rằng để chuyển số số, cần có 3 điều kiện với 3 chữ M, gồm: muốn (mong muốn, khát vọng), mần (làm ngay, máu lửa, quyết liệt), money (tiền bạc, tiềm lực để thực hiện).

VNF
Chủ tịch LienVietPostBank Nguyễn Đình Thắng

Theo ông Thắng, quá trình chuyển đổi số nhanh hay chậm, thành công hay thất bại tùy thuộc vào vai trò, trách nhiệm, quyết tâm, quyết liệt của Đảng của Chính phủ. Đây là điều kiện tiên quyết.

Do đó, để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, ông Thắng cho rằng Chính phủ cần chọn lựa lĩnh vực nào, mục tiêu nào đáp ứng ngay được 3 chữ M như trên để tạo cơ chế thúc đẩy, khuyến kích và điều kiện thuận lợi cho thực hiện ngay để làm mũi nhọn đột phá và kéo theo các lĩnh vực khác thực hiện chuyển đổi số.

Chủ tịch LienVietPostBank nhận định lĩnh vực có thể thực hiện chuyển đổi số được ngay và thực hiện một cách đột phá là tài chính – ngân hàng.

Để tài chính – ngân hàng có thể chuyển đổi số, ông Thắng kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, có thông tư hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho các định chế tài chính, ngân hàng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số các dịch vụ tài chính - ngân hàng.

Cụ thể, Chính phủ tạo khung pháp lý về chuyển đổi số tài chính, ngân hàng; ngân hàng số, ví điện tử, cổng thanh toán số; hệ thống/mạng lưới đại lý dịch vụ ngân hàng số, thanh toán không dùng tiền mặt, eKYC, sử dụng cơ sở dữ liệu công dân để xác thực nhân thân người đăng ký dịch vụ hay sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Bên cạnh đó là quy định pháp lý cho phép sử dụng và thử nghiệm (sanbox) gồm: ngân hàng thử nghiệm phát triển mạng lưới đại lý dịch vụ hỗ trợ nạp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, tài khoản ví điện tử mọi lúc và mọi nơi có cộng đồng dân cư để người dân sử dụng được dịch vụ Ngân hàng số và Thanh toán không dùng tiền mặt (có qui định hạn mức nạp rút tiền mặt của đại lý, số tiền nạp, rút tiền mặt cho người dùng và phương án phòng ngừa rủi ro);

Thử nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt (có hạn mức tiêu dùng) từ tài khoản điện thoại trả trước và trả sau của người dùng điện thoại có định danh; nạp tiền vào tài khoản ngân hàng số, ví điện tử tài khoản của người dùng điện thoại di động);

Quy định cho phép sử dụng ví điện tử các mức độ để thúc đẩy và phát triển nhanh thanh toán không dùng tiền mặt và đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro (cụ thể các hạn mức cho: ví điện tử chưa định danh, chưa có tài khoản liên kết tại ngân hàng; Ccó mở tài khoản ngân hàng qua eKYC; mở tài khoản trực tiếp tại điểm giao dịch của ngân hàng);

Thử nghiệm cho phép sử dụng ví điện tử, ngân hàng số để gửi tiền kiều hối online giữa Việt kiều về cho người thân tại Việt Nam;

Cho phép ngân hàng/doanh nghiệp fintech được xây dựng và thử nghiệm hệ thống Hup/Token kết nối thanh toán điện tử (các ví điện tử, ngân hàng số, thẻ..) trong nước và kết nối thanh toán không dùng tiền mặt, qua QR code Việt Nam và quốc tế.

Ngoài ra, ông Thắng cũng kiến nghị Chính phủ cần có chính sách, quy định cụ thể hỗ trợ và khuyến khích các ngân hàng ứng dụng công nghệ cho vay tiêu dùng online với lãi suất không vượt trần quy định của Ngân hàng Nhà nước để nâng cao đời sống, tiêu dùng của người dân, thúc đẩy kinh tế phát triển và hạn chế được tín dụng đen;

Đồng thời có quy định mức trần tối đa về lãi suất cho vay tiêu dùng đối với các tổ chức, công ty tài chính trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.

Cùng chuyên mục
Tin khác