'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về dự thảo nghị định thanh toán không dùng tiền mặt. Góp ý đối với dự thảo này, Techcombank đã chỉ ra một loạt điểm bất hợp lý.
Cụ thể, Techcombank cho rằng khái niệm tiền di động của dự thảo chưa ổn thỏa. Theo dự thảo, “tiền di động là tiền điện tử do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán kinh doanh dịch vụ viễn thông phát hành và định danh khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu thuê bao di động”. Với định nghĩa này, tiền di động có thể được hiểu là một loại/hình thức tiền tệ.
Trong khi đó, “tiền điện tử” được định nghĩa trong cùng dự thảo là “giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử được trả trước bởi khách hàng cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán và được đảm bảo giá trị tương ứng tại ngân hàng, bao gồm: thẻ trả trước, ví điện tử, tiền di động”.
Như vậy, theo định nghĩa này thì rõ ràng tiền di động lại không phải là một loại/hình thức tiền tệ, mà chỉ là một đại lượng thể hiện/thước đo giá trị của tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử. Nhưng nếu chỉ là (thước đo) giá trị thì tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hay bất cứ tổ chức nào khác cũng không thể “phát hành” được tiền di động, như nêu trong dự thảo.
Techcombank đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét làm rõ: tiền di động có phải là một loạt tiền tệ không; các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán kinh doanh dịch vụ viễn thông phát hành tiền di động theo cơ chế, cách thức nào; cách thức vận hành của tiền di động?
“Ban soạn thảo cần sửa đổi lại dự thảo theo hướng quy định rõ tiền điện tử được sử dụng trong thanh toán hợp pháp ở Việt Nam phải là tiền được số hóa từ tiền đồng và việc phát hành phải thông qua nối kết với tài khoản ngân hàng (để đảm bảo nguyên tắc không dùng tiền mặt và đáp ứng các quy định về phòng chống rửa tiền...)”, Techcombank gợi ý.
Nhà băng này cũng “chê” dự thảo của Ngân hàng Nhà nước có nhiều chỗ sử dụng trùng giữa phạm trù nội dung và hình thức của các khái niệm liên quan.
Chẳng hạn ví điện tử được định nghĩa là “tiền điện tử do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phát hành...”, trong khi phải hiểu ví điện tử chỉ là phương tiện lưu trữ tiền điện tử tương tự như một cái ví da đựng tiền mặt.
Với thẻ trả trước cũng vậy, Techcombank cho rằng thẻ trả trước được định nghĩa là tiền điện tử do ngân hàng phát hành, dù đúng ra phải chỉ rõ thẻ trả trước chỉ là một công cụ, phương tiện để người ta lưu trữ bao nhiêu tiền điện tử (tiền đồng được số hóa) trong đó mà thôi.
Đối với quy định tại Khoản 1, Điều 15 “Việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán giữa các tổ chức tín dụng phải thực hiện theo đúng quy định tại Luật các tổ chức tín dụng. Tài khoản thanh toán mở giữa các tổ chức tín dụng chỉ phục vụ cho mục đích thanh toán, không được cho vay thấu chi hoặc sử dụng cho các mục đích khác”, Techcombank cho rằng việc thấu chi bản chất cũng chỉ để nhằm mục đích thanh toán.
Như vậy, việc dự thảo quy định tài khoản thanh toán mở giữa các tổ chức tín dụng không được cho vay thấu chi vô hình chung đang hạn chế các giao dịch giữa các tổ chức tín dụng với nhau.
Một nội dung bất hợp lý đáng chú ý khác được Techcombank chỉ ra là điểm (d) Khoản 2 Điều 26 quy định về điều kiện về nhân sự chủ chốt của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là phải có bằng đại học, cao đẳng trở lên.
Techcombank cho rằng quy định này có thể sẽ chưa phù hợp với thực tế phát triển doanh nghiệp hiện tại bởi trên thực tế không ít các doanh nghiệp có các lãnh đạo chủ chốt không có bằng đại học, cao đẳng về lĩnh vực mà mình đang công tác.
Ngoài ra tại Khoản 3 Điều 28 của dự thảo yêu cầu ngân hàng thương mại phải chịu trách nhiệm xây dựng quy định nội bộ để đánh giá lựa chọn tổ chức trung gian thanh toán đủ điều kiện theo Điểm (d) Khoản 2 Điều 26 Chương IV để hợp tác. Điều này thực tế có thể sẽ gây ra khó khăn cho ngân hàng thương mại trong việc xác minh thông tin vì ngân hàng chỉ có thể xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ đối với hoạt động của chính ngân hàng mình và sẽ khó khăn trong kiểm soát hoạt động của tổ chức khác.
Do đó, Techcombank đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét cân nhắc thêm về việc bãi bỏ quy định về điều kiện yêu cầu bắt buộc phải có bằng đại học, cao đẳng đối với các nhân sự chủ chốt như quy định tại dự thảo.
Techcombank cũng đề xuất bãi bỏ quy định ngân hàng chủ động xây dựng quy định nội bộ để đánh giá lựa chọn tổ chức trung gian thanh toán.
“Trách nhiệm này nên thuộc về cơ quan chức năng bởi bản thân các cơ quan chức năng trước khi cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có thể kiểm soát ngay từ các điều kiện này”, nhà băng này nhấn mạnh.
Góp ý cho dự thảo, Phó tổng giám đốc LienVietPostBank Bùi Thái Hà đánh giá dự thảo là cần thiết và kịp thời, tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần phải sửa chữa.
Cụ thể, dự thảo dự thảo đã bổ sung các mô hình hợp tác kết nối như việc ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế được hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nước ngoài; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chỉ được hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nước ngoài để hỗ trợ ngân hàng được phép thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế.
Tuy nhiên, việc hợp tác này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước và việc chấp thuận bằng văn bản thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, trong khi đó trước đây chỉ cần thực hiện báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
Ông Hà cho rằng “việc quy định như dự thảo là gây khó khăn và chậm trễ hơn trong việc hợp tác của các bên liên quan”.
Đối với quy định các bên liên quan thanh toán quốc tế có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm quản lý các luồng giao dịch xuyên biên giới, ông Hà chỉ ra quy định này không làm rõ trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong nước trong các thỏa thuận của mình có cần quy định nội dung này hay không.
Do đó, quy định này gây khó khăn cho tổ chức tín dụng trong nước và cả đối tác nước ngoài.
Điểm đáng chú ý trong góp ý của MSB đối với dự thảo của Ngân hàng Nhà nước là Khoản 1 Điều 3.
Điều khoản này của dự thảo quy định chỉ Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được phép thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Tuy nhiên, MSB cho rầng thực tế hiện nay rất nhiều cá nhân, tổ chức đang thực hiện dịch vụ thanh toán không qua tài khoản của khách hàng với các hình thức như chuyển tiền, thu hộ, chi hộ thông qua hình thức giao dịch dân sự.
“Nếu quy định quá chặt chẽ thì sẽ khiến nhiều việc làm thông thường của người dân thành vi phạm quy định của pháp luật. Do đó, dự thảo cần quy định cụ thể thế nào là dịch vụ thanh toán không qua tài khoản của khách hàng”, MSB nêu quan điểm.
MSB cũng “chê” cách nêu khái niệm tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nước nêu tại Khoản 2, Điều 3 dự thảo.
MSB cho rằng khái niệm này không cần thiết và dễ gây hiểu nhầm vì thẻ trả trước, ví điện tử, tiền di đọng không phải là tiền mà chỉ là phương tiện thanh toán, giá trị tiền tệ lưu giữ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.