Nhận chuyển giao bắt buộc, 4 ngân hàng sắp đón 'quà' lớn
Khánh Tú -
11/03/2025 12:30 (GMT+7)
(VNF) - Ngoài một số lợi ích và miễn trừ từ NHNN, Vietcombank, HDBank, MB và VPBank còn được hỗ trợ thanh khoản từ các khoản vay tái cấp vốn với lãi suất thấp sau khi nhận chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém.
‘Quà’ cho các ngân hàng nhận chuyển giao
Tháng 1/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố việc chuyển giao GPBank cho VPBank và DongABank cho HDBank. Sự kiện này nối tiếp việc chuyển giao tương tự đã được công bố vào tháng 11/2024 của CBBank cho Vietcombank và Oceanbank cho MBBank.
Việc chuyển giao được thực hiện theo chương trình tái cơ cấu của NHNN nhằm bảo vệ các chủ nợ và phục hồi hoạt động của ngân hàng trở lại bình thường. Trước khi chuyển giao, bốn ngân hàng được NHNN kiểm soát đặc biệt sau nhiều năm tích lũy đáng kể nợ xấu và lỗ lũy kế.
Theo phân tích mới nhất của VIS Rating, các ngân hàng lớn sẽ nhận được một số lợi ích và miễn trừ từ NHNN, bao gồm tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng, hạ yêu cầu dự trữ bắt buộc, hỗ trợ thanh khoản,… theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2024.
Một số lợi ích mà các ngân hàng Vietcombank, HDBank, MB và VPBank được nhận.
Cụ thể, 4 ngân hàng tham gia nhận chuyển giao bắt buộc gồm Vietcombank, HDBank, MB và VPBank sẽ được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với các ngân hàng cùng ngành. Nhờ đó, các ngân hàng này có thể có tăng trưởng tài sản và lợi nhuận cao hơn.
Bên cạnh đó, các ngân hàng kể trên cũng được vay tái cấp vốn từ NHNN với lãi suất thấp. Về bản chất, việc này đồng nghĩa với NHNN đang cung cấp thanh khoản cho ngân hàng để ngân hàng có thể tiếp tục cho vay ra nền kinh tế. Đồng thời, khoản vay tái cấp vốn này không bị NHNN yêu cầu hoàn trả ngay nên không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thanh khoản trong ngắn hạn của các ngân hàng.
Tuy nhiên, rủi ro tín dụng (bao gồm nợ xấu) vẫn do ngân hàng tự chịu trách nhiệm, và các khoản vay này vẫn được tính vào tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Nói cách khác, NHNN tạo điều kiện để các ngân hàng hỗ trợ nền kinh tế, nhưng không miễn trừ trách nhiệm kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các khoản vay từ nguồn vốn này.
Ngoài ra, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 cũng quy định thêm các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc còn được giảm 50% dự trữ bắt buộc. Theo các chuyên gia của VIS Rating, việc giảm dự trữ bắt buộc có thể giúp lợi nhuận của 4 ngân hàng kể trên tăng trưởng cao hơn khi các ngân hàng này có thêm nguồn lực để cho vay và đầu tư.
Các ngân hàng nhận chuyển giao còn không phải hợp nhất báo cáo tài chính với ngân hàng được chuyển giao, loại bỏ các khoản cho vay ngân hàng được chuyển giao khi tính toán các tỷ lệ an toàn.
Chuyên gia của VIS Rating nhận định, tác động trực tiếp từ các ngân hàng mới được chuyển giao tới Vietcombank, HDBank, MB và VPBank là không đáng kể, do quy mô các ngân hàng được chuyển giao còn tương đối nhỏ so với các ngân hàng lớn, và các ngân hàng lớn có đủ nguồn lực để hấp thụ và quản lý hoạt động của ngân hàng được chuyển giao. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng có sự chênh lệch giữa các ngân hàng, trong đó HDBank chịu tác động nhiều nhất, còn Vietcombank chịu tác động ít nhất.
Phân tích tác động lên các ngân hàng sau khi nhận chuyển giao.
Cụ thể, HDBank là ngân hàng có mức ảnh hưởng cao nhất, với tổng tài sản ngân hàng được chuyển giao chiếm khoảng hơn 8% tổng tài sản của HDBank, đồng thời lỗ lũy kế của ngân hàng được chuyển giao cũng có tỷ lệ cao nhất so với vốn chủ sở hữu.
Trong khi đó, MB và VPBank có mức ảnh hưởng trung bình, với tỷ lệ tổng tài sản của ngân hàng được chuyển giao vào khoảng 4 - 5% tổng tài sản của 2 ngân hàng này. Lỗ lũy kế của ngân hàng được chuyển giao cũng có tỷ lệ đáng kể nhưng không cao như HDBank.
Còn lại, Vietcombank có mức ảnh hưởng thấp nhất, khi tổng tài sản ngân hàng được chuyển giao chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (dưới 2% tổng tài sản), đồng thời lỗ lũy kế của ngân hàng được chuyển giao so với vốn chủ sở hữu cũng ở mức thấp nhất.
Ngoài ra, các chuyên gia của VIS Rating cũng nhận định, trong bối cảnh kinh tế và nhu cầu tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ, rủi ro tài sản có thể tăng tại các ngân hàng nhận chuyển giao do sử dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng mới cao hơn để mở rộng cho vay tại một số ngành, từ đó làm tăng rủi ro cho vay tập trung và khả năng dễ bị tổn thương hơn trước các rủi ro sự kiện.
Các ngân hàng được chuyển giao sẽ ra sao?
Theo VIS Rating, một số ngân hàng lớn có kế hoạch bơm vốn mới vào các ngân hàng được chuyển giao sau khi lỗ lũy kế giảm hoặc được giải quyết toàn bộ. Bộ đệm vốn mạnh hơn sẽ giúp cải thiện khả năng thanh toán và sự phục hồi của các ngân hàng được chuyển giao trước những cú sốc trong tương lai, nâng cao niềm tin của thị trường vào khả năng hoạt động liên tục của các ngân hàng được tái cơ cấu.
VPBank đã công bố kế hoạch góp vốn lên tới 16 nghìn tỷ đồng vào GPBank. MB đã công bố kế hoạch bơm 5 nghìn tỷ đồng vào Oceanbank (nay là MBV) trong vòng 7 - 8 năm của kế hoạch tái cơ cấu. HDBank cũng dự kiến bơm 9 nghìn tỷ đồng vào DongABank (nay là Vikki Bank) sau khi ngân hàng giảm lỗ lũy kế.
Đến nay, các ngân hàng lớn tham gia chương trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém của NHNN là Vietcombank, HDBank, MB và VPBank đã cung cấp nguồn lực quản lý và kỹ thuật cho các ngân hàng được chuyển giao nhằm hỗ trợ xây dựng chiến lược kinh doanh, chính sách và quy trình hoạt động.
Cụ thể, mỗi ngân hàng lớn đều cử nhân sự giàu kinh nghiệm để tiếp quản các vị trí chủ chốt bao gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành tại các ngân hàng được chuyển giao. Các ngân hàng lớn cũng đổi tên các ngân hàng được chuyển giao tương đồng với ngân hàng mẹ và chuyển đổi mô hình thành các ngân hàng số.
3/4 ngân hàng yếu kém đã được đổi tên và chuyển định hướng sang ngân hàng số.
DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng TNHH MTV số Vikki (Vikki Bank) sau khi được chuyển giao bắt buộc về với HDBank. Hai ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc khác là OceanBank và CBBank cũng lần lượt đổi tên thành Ngân hàng TNHH Một thành viên Việt Nam Hiện Đại (MBV) và Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Ngoại thương Công nghệ số (VCBNeo) sau khi về “nhà mới”.
Việc các ngân hàng yếu kém chuyển đổi mô hình thành các ngân hàng số được giới chuyên môn đánh giá là bước đi khôn khéo. Thay vì gánh nặng vận hành cồng kềnh và chi phí lớn, công nghệ số giúp những ngân hàng này tinh gọn bộ máy, giảm thiểu rủi ro tài chính và tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn. Đây không chỉ là giải pháp giúp các ngân hàng yếu kém trụ vững, mà còn mở ra cơ hội bứt phá trong kỷ nguyên số, nhất là khi ngân hàng đang là một trong những ngành đi đầu về chuyển đổi số.
Đại diện các ngân hàng nhận chuyển giao cũng bày tỏ sự lạc quan về việc vực dậy các ngân hàng yếu kém. Tại hội nghị nhà đầu tư diễn ra hồi tháng 1/2025, ông Phạm Như Ánh, Tổng Giám đốc MB, cho biết: “Kể từ thời điểm nhận chuyển giao đến nay, MB đã cử đội ngũ nhân sự nhiều kinh nghiệm cũng như triển khai nhiều công nghệ để nhanh chóng kiện toàn bộ máy của MBV. Với những thay đổi này cùng với sự tích cực của thị trường, MBV được kỳ vọng sẽ sớm phục hồi, quay trở lại thành một ngân hàng kinh doanh lành mạnh”.
(VNF) - Nhiều ngân hàng đã hé lộ kết quả kinh doanh quý đầu năm khởi sắc với lợi nhuận tới cả nghìn tỷ đồng. Bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng trong quý đầu năm cho thấy nhiều tín hiệu tích cực, nhất là tín dụng.
(VNF) - Có ngân hàng tại Việt Nam năm 2024 trả cho nhân viên bình quân hơn 70 triệu đồng/tháng. Với giá vàng nhẫn hiện nay thì mức thu nhập mua được gần 7 chỉ vàng.
(VNF) - Tỷ giá VND/USD gần đây tăng mạnh và liên tục lập đỉnh mới. Theo giới phân tích, tỷ giá sẽ biến động nhiều hơn trong ngắn hạn, áp lực với tỷ giá vẫn hiện hữu trước những ẩn số khó lường.
(VNF) - Sau nhiều phiên tăng mạnh, lên sát 26.200 đồng/USD, giá USD tại kênh ngân hàng hôm nay (10/4) quay đầu giảm mạnh, tới 200-300 đồng, giá bán ra tại nhiều nhà băng đã xuống dưới 26.000 đồng/USD.
(VNF) - Điểm nhấn trong mùa ĐHĐCĐ năm nay của các ngân hàng xoay quanh câu chuyện tăng vốn. Bên cạnh mục tiêu tiến tới tiêu chuẩn Basel III, tăng vốn còn là động lực để các ngân hàng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra.
(VNF) - Nhằm ổn định cơ cấu cổ đông, phù hợp với định hướng phát triển dài hạn của Eximbank, đồng thời, để giữ và duy trì tỷ lệ sở hữu cổ phần nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư, Eximbank đề xuất tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá 6% vốn điều lệ từng thời kỳ.
(VNF) - Tiền gửi của khách hàng vào hệ thống ngân hàng tháng 12/2024 tiếp tục đạt kỷ lục mới, gần chạm 15 triệu tỷ đồng, song tổng huy động vốn năm 2024 thấp hơn tín dụng gần 1 triệu tỷ đồng.
(VNF) - Trong khi nhiều ngân hàng yếu kém khác đã bắt đầu có những chuyển động rõ nét trong quá trình tái cơ cấu thì SCB vẫn chưa ghi nhận nhiều tiến triển đáng kể.
(VNF) - Tập đoàn UOB vừa thông tin về việc đã tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TNHH MTV United Overseas Bank tại Việt Nam (UOB Việt Nam) lên 10.000 tỷ đồng.
(VNF) - Theo VCBS, một số ngân hàng đang tập trung đẩy mạnh tiếp cận nhóm FDI như VPBank, Techcombank và MB... sẽ gặp những thách thức ngắn hạn trong việc mở rộng tín dụng mảng này trước "cú sốc" thuế quan.
(VNF) - ACB giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16-18% trong năm 2025, dù đối mặt nhiều thách thức vĩ mô. Ngân hàng dự kiến tập trung vào mảng khách hàng cá nhân, SME và mở rộng sang doanh nghiệp lớn.
(VNF) - Vietcombank dự kiến phát hành 543,1 triệu cổ phiếu riêng lẻ với mệnh giá 10.000/cp cho tối đa 55 nhà đầu tư để nâng vốn điều lệ lên gần 89.000 tỷ đồng.
(VNF) - Lãi vay hiện vẫn còn cao, các ưu đãi còn khó tiếp cận, một số doanh nghiệp phản ánh đang phải chịu lãi suất tới 11%/năm. Mức lãi suất này liệu có giảm
(VNF) - Mặc dù có mức tăng trưởng ấn tượng song theo nhiều chuyên gia, bản chất của tăng trưởng tín dụng quý I/2025 vẫn mang tính kỹ thuật nhiều hơn khi tốc độ tăng trưởng “đổ dồn” vào những tuần cuối cùng của quý.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý; khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý đối với Ngân hàng SCB.
(VNF) - LPBank do ông Nguyễn Đức Thuỵ (bầu Thuỵ) làm chủ tịch dự kiến dùng 7.468 tỷ đồng để chi trả cổ tức bằng tiền mặt tới 25%, đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22,2% và thành lập LPBank AMC.
(VNF) - Chỉ trong 1 tuần, hàng trăm nghìn tỷ đồng đã được bơm vào nền kinh tế. Tỷ giá tăng nóng, vượt 26.000 đồng/USD. Đó là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng loại bỏ tài khoản không chính chủ, tài khoản có thông tin sai lệch; phát hiện, phân loại, cảnh báo các tài khoản có giao dịch bằng địa chỉ IP tại nước ngoài.
(VNF) - Chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip để được trải nghiệm phương thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng, an toàn và có cơ hội nhận nhiều ưu đãi từ BAC A BANK.
(VNF) - Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
(VNF) - Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế ước đạt hơn 125 tỷ đồng và thu nhập lãi thuần đạt mức cao nhất trong 9 quý liên tục, ước đạt gần 510 tỷ đồng.
(VNF) - Sau tuyên bố áp thuế quan đối ứng của Tổng thống Trump, thị trường tiền tệ toàn cầu đã chịu sức ép đáng kể. Trong đó, tỷ giá USD cũng tăng 'bốc đầu' vượt mốc 26.000 VND/USD.
(VNF) - Nhiều ngân hàng đã hé lộ kết quả kinh doanh quý đầu năm khởi sắc với lợi nhuận tới cả nghìn tỷ đồng. Bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng trong quý đầu năm cho thấy nhiều tín hiệu tích cực, nhất là tín dụng.
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.