Thủ tướng: 'Vận hành bộ máy mới sau sáp nhập từ 1/7'
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành và các địa phương chuẩn bị sẵn sàng để ngày 1/7/2025 vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp, sáp nhập.
Tới dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã chúc mừng, biểu dương tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực phấn đấu và những thành quả đáng tự hào mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã đạt được trong 60 năm qua.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhắc lại lịch sử vẻ vang, đầy tự hào của Quang Ninh. Quảng Ninh - địa đầu Tổ quốc; nơi có dòng sông Bạch Đằng, ghi dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc với ba lần chiến thắng quân xâm lược. Quảng Ninh - Vùng mỏ, là cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam và ngành công nghiệp khai khoáng; nơi khởi đầu của phong trào “vô sản hóa”.
Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long hùng vĩ và thơ mộng, được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới; có Yên Tử - nơi khởi nguồn của thiền phái Trúc Lâm, gắn liền với tên tuổi Vua Trần Nhân Tông - nhà chính trị lỗi lạc, nhà văn hóa lớn của dân tộc. Cùng với đó là hệ thống danh lam, thắng cảnh, lễ hội truyền thống độc đáo, đa sắc màu.
Ngay sau khi được thành lập (30/10/1963), Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã phát huy sức mạnh của vùng Đông Bắc rộng lớn, cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, chi viện sức người, sức của cho miền Nam đấu tranh giải phóng dân tộc.
Bước vào giai đoạn cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là khi bước vào thời kỳ Đổi mới, Quảng Ninh tiếp tục nêu cao truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt từ năm 2016 đến nay đều tăng trên 10%; thu ngân sách nhà nước luôn vượt chỉ tiêu và nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Một trong những dấu ấn nổi bật là đã đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông hiện đại. Kiến tạo không gian và các hành lang phát triển mới.
Quảng Ninh luôn gắn kết chặt chẽ, hài hoà phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, với nhiều chủ trương, chính sách mang tính vượt trội so với nhiều địa phương trên cả nước. Các giá trị lịch sử, văn hóa, di sản thiên nhiên được bảo tồn, tôn tạo, phát huy, gắn với phát triển du lịch.
Chủ tịch nước cũng đánh giá cao Quảng Ninh đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới ở cả 3 cấp; về đích trước 3 năm chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh; hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị luôn được chú trọng, có nhiều đổi mới. Cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ lãnh đạo các cấp đoàn kết, thống nhất, mạnh dạn đột phát, dám nghĩ, dám làm, có nhiều đổi mới trong phương thức lãnh đạo.
Với những thành tựu đạt được, Quảng Ninh đã vươn lên trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng Bắc Bộ và khu vực phía Bắc. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước chúc mừng, biểu dương những thành tích mà Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã đạt được trong những năm qua.
Tuy nhiên, Chủ tịch nước cũng nêu nhiều khó khăn, thách thức đối với sự phát triển của tỉnh, như: Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa đáp ứng được yêu cầu; một số cán bộ, đảng viên có sai phạm, bị xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn có mặt hạn chế…
Để xây dựng, phát triển Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại; là một trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chỉ đạo, tỉnh phải thường xuyên làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng; giữ vững kỷ luật, kỷ cương, đề cao sự gương mẫu, trách nhiệm của người đứng đầu; giữ gìn, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Cùng với đó, đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng gắn với đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phát huy dân chủ, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường niềm tin của Nhân dân. Không ngừng chăm lo xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, thực sự là lực lượng tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển của tỉnh, xứng đáng với truyền thống của Vùng Mỏ Anh hùng.
Chủ tịch nước cũng đề nghị tỉnh phát triển kinh tế nhanh, bền vững; cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển; đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đô thị hóa; gắn kết hài hoà giữa phát triển đô thị và nông thôn, thúc đẩy liên kết vùng; tiếp tục đầu tư xây dựng nông thôn mới bền vững, thực chất. Trong quá trình phát triển cần đề cao giá trị văn hoá, con người để phát triển bền vững; phát huy hơn nữa vai trò cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.
Chủ tịch nước tin tưởng, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử vẻ vang của Vùng Mỏ Anh hùng, cùng với những thành tựu to lớn đạt được sau 60 năm thành lập tỉnh, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục giành được nhiều kết quả to lớn hơn nữa; không ngừng phấn đấu để Quảng Ninh luôn là một vùng rộng lớn, yên bình, bền vững; trở thành một tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nhân dân ngày càng ấm no, bình yên, hạnh phúc.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành và các địa phương chuẩn bị sẵn sàng để ngày 1/7/2025 vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp, sáp nhập.
(VNF) - Ngày 14/4, tai phiên tòa phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2), bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo đồng phạm nói lời sau cùng trước khi hội đồng xét xử vào nghị án.
(VNF) - Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, Chính phủ đề xuất phân quyền cho Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân. Thẩm quyền này đang thuộc Quốc hội, theo luật hiện hành.
(VNF) - Gia đình ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, vừa chuyển 100 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự Hà Nội để khắc phục hậu quả vụ án.
(VNF) - Trung ương thống nhất giảm 60 - 70% đơn vị hành chính cấp xã. Hiện cả nước còn 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sau phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chốt số lượng cụ thể bao nhiêu xã được sắp xếp.
(VNF) - Trung ương thống nhất chủ trương cả nước còn 34 tỉnh thành, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Có 11 địa phương giữ nguyên và 52 địa phương sáp nhập thành 23 tỉnh, thành.
(VNF) - Thời gian qua, quan hệ kinh tế Việt - Trung tổng thể duy trì xu thế phát triển tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng.
(VNF) - Đề án sắp xếp, sáp nhập cơ quan HĐND của Đà Nẵng và Quảng Nam nhằm hoạt động đồng bộ, thông suốt, chủ động và sáng tạo.
(VNF) - Nhiều phường tại TP.HCM đang tổ chức lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM, đồng thời khảo sát phương án sắp xếp lại các phường, xã thành các đơn vị hành chính cơ sở mới.
(VNF) - Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên, Bắc Kạn và Thái Nguyên đang chuẩn bị phương án sáp nhập, với trọng tâm là bố trí cán bộ, hạ tầng kết nối và lấy ý kiến cử tri.
Thường trực Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức hội nghị về sắp xếp, sáp nhập tỉnh với Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và Hòa Bình vào chiều mai 14/4.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu cần có chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành tại Việt Nam và so với quốc tế trong việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
(VNF) - Sau khi được điều chỉnh tăng lương hưu 2 lần từ 1/7/2024, những người có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng lương hưu lần thứ 3 từ ngày 1/7/2025.
(VNF) - Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên là Trưởng Đoàn đàm phán của Chính phủ về thỏa thuận thương mại với Mỹ, trong đó có vấn đề chính sách thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam.
(VNF) - Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô cực lớn vừa bị triệt phá. Hai công ty trong đường dây này đã sản xuất gần 600 loại sữa giả bán cho người tiểu đường, trẻ sinh non, phụ nữ có thai, mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng.
(VNF) - Tại phiên họp ngày 12/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì thực hiện quy trình giới thiệu bổ sung Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV.
(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).
Bộ Nội vụ đề xuất giải thể đơn vị hành chính huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thị trấn từ ngày 1/7.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu xây dựng gói tín dụng ưu đãi cho người dưới 35 tuổi mua nhà.
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không công chứng giấy tờ đã tích hợp trên VNeID, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và thúc đẩy chuyển đổi số.
(VNF) - Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ ngày 1/7/2025, người từ 75 tuổi không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
(VNF) - Việt Nam có khoảng 500 điểm khai thác vàng, trong đó có những mỏ vàng có trữ lượng rất lớn, tới hàng chục tấn.
(VNF) - Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đã được Trung ương thảo luận.
(VNF) - Trong đề án điều đánh giá tiềm năng khoáng sản ở Trung Trung Bộ, cơ quan chức năng sơ bộ đánh giá được 12 mỏ quặng vàng với dự báo hơn 10 tấn.
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất chi khoảng 15.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách cho hơn 16.000 cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm sau sắp xếp.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành và các địa phương chuẩn bị sẵn sàng để ngày 1/7/2025 vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp, sáp nhập.
(VNF) - Dự án Vaquarius Văn Giang có diện tích hơn 7,2ha với quy mô đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.