Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tỉnh Quảng Ninh được thành lập ngày 30/10/1963, trên cơ sở hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng. Trải qua 60 năm phát triển, từ một địa phương nằm trong tình trạng yếu kém, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của trung ương, Quảng Ninh giờ đây đã trở thành một trong những tỉnh công nghiệp, dịch vụ năng động, sáng tạo, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực, trở thành trung tâm đổi mới của Vùng đồng bằng Bắc bộ...
Ngược dòng thời gian, theo thống kê, tính tới cuối năm 1975, Quảng Ninh không có một tuyến đường bộ nào đạt cấp kỹ thuật đồng bộ. Trong 10 năm tiếp theo (1976-1985), ngành giao thông đã làm mới 112 cầu, cống các loại, mở rộng 190km nền đường, hệ thống giao thông các trục chính dọc tỉnh được thông suốt.
Tuy nhiên, trước năm 1996, Quảng Ninh vẫn là địa bàn xa xôi, cách trở không chỉ vì khoảng cách địa lý, mà còn bởi hệ thống hạ tầng giao thông bị chia cắt nặng nề giữa các địa phương trong tỉnh và với các tỉnh khác, gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đáng nói, ở thời điểm đó, Quảng Ninh còn là tỉnh phải nhận hỗ trợ khoảng 80% về ngân sách từ trung ương. Nhưng qua thời gian, Quảng Ninh đã “lột xác” để có được một diện mạo hoàn toàn khác. Quảng Ninh hôm nay đã sở hữu cơ sở hạ tầng đồng bộ, môi trường kinh doanh thông thoáng, là một trong những điểm sáng về đổi mới của vùng đồng bằng Bắc Bộ, cực tăng trưởng ở khu vực phía Bắc.
Trong 7 năm liên tục (2016-2022) Quảng Ninh đạt tốc độ tăng trưởng GRDP trên hai con số. Trong đó, năm 2020, GRDP của tỉnh đạt 10,05%, năm 2021 và năm 2022 đều đạt 10,28% - một thành tích ấn tượng trong bối cảnh chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (xếp thứ 13/63 toàn quốc và 3/7 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ).
Đi cùng với đó là tốc độ đô thị hóa đứng ở tốp đầu cả nước. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện đáng kể. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, hết năm 2022 đạt khoảng 269.000 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người đạt trên 8.200 USD, cao nhất khu vực phía Bắc. Năng suất lao động tăng trên 13%.
Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) tăng bình quân khoảng 10%/năm và luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Tổng chi đầu tư phát triển đạt trên 48.300 tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch. Tỷ trọng chi đầu tư tăng lên, đạt khoảng 57% - 58% tổng ngân sách.
Lý giải về nguyên nhân trở dậy mạnh mẽ của Quảng Ninh, TS Vũ Tiến Lộc, nguyên chủ tịch VCCI, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của Quảng Ninh, nhưng những nỗ lực về cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, trải thảm đỏ đón nhà đầu tư là lý do chủ yếu khiến nhà đầu tư lựa chọn Quảng Ninh như là điểm đến hàng đầu.
“Quảng Ninh như một sự khác biệt trong cải cách thể chế. Thời gian qua, địa phương này nổi lên như một ngôi sao trong cải cách khi 7 năm liên trở thành quán quân của PCI”, ông Lộc nhấn mạnh.
Là người gắn bó với quá trình phát triển của các địa phương, ông Lộc khẳng định Quảng Ninh là cái nôi của những ý tưởng cải cách, mô hình cải cách. Như mô hình thu hút đầu tư, Quảng Ninh thành lập hẳn một ban xúc tiến đầu tư, cơ quan thành lập đầu tiên ở nước ta, do phó chủ tịch hoặc chủ tịch UBND tỉnh phụ trách. Tất cả nhà đầu tư chỉ cần gặp cơ quan này là lập tức được giải quyết các vấn đề chứ không cần phải vất vả đến các sở ban ngành khác.
“Phương châm của tỉnh Quảng Ninh là theo sát bước chân của nhà đầu tư”, ông Lộc nói và kể thêm, có doanh nghiệp cho biết, giữa đêm lãnh đạo tỉnh gọi điện trao đổi cả tiếng đồng hồ để giới thiệu, tư vấn, mời gọi. Điều này, theo ông Lộc, đã là động lực cho doanh nghiệp có niềm tin khi đến Quảng Ninh đầu tư. Các tỉnh, thành phố trong cả nước cần tổ chức “du lịch thể chế” để về đây học tập Quảng Ninh.
Chia sẻ thêm góc nhìn về cách làm của Quảng Ninh, Giáo sư Hà Tôn Vinh, Chủ tịch Tổ hợp Giáo dục và Tư vấn quốc tế Stellar Management, chia sẻ: Khả năng lắng nghe với tầm nhìn xa của đội ngũ lãnh đạo đã mang lại bước phát triển cho Quảng Ninh, khơi dậy niềm tin và niềm tự hào của mọi người dân trong tỉnh, mang lại một mô hình phát triển kinh tế bền vững, đột phá mà nhiều địa phương hiện đang cố gắng vươn lên có thể tham khảo.
Quảng Ninh đang dần hiện thực hóa khát vọng chứa đựng trong nội hàm tên gọi: “Quảng” là rộng lớn, “Ninh” là yên vui, bền vững. Với tư duy phát triển dài hạn, một mô hình quản trị bền vững và đội ngũ lãnh đạo có tầm, dám quyết, dám làm, chắc chắn tỉnh sẽ đạt được những thành tựu đặt ra như mong đợi.
Trong nghị quyết phát triển không gian kinh tế tỉnh, Quảng Ninh đã định hình không gian phát triển bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh không chỉ vươn lên tầm cao mới, mà còn khẳng định bước đột phá cho vùng đất trọng điểm của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Trước mắt, bên cạnh quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội đặt ra cho năm này và những năm tiếp theo, Quảng Ninh đang khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên cơ sở kế thừa tiếp thu các quy hoạch đã được phê duyệt, đặc biệt là 7 quy hoạch chiến lược của tỉnh.
Cùng với đó, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”; giải quyết đồng bộ và có hiệu quả các mâu thuẫn, thách thức nhằm đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa - đô thị hóa; kết hợp chặt chẽ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp.
Mặt khác, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nhanh, bền vững với phát triển văn hóa, con người, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh; giữa đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, xây dựng nông thôn mới, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền, bảo đảm an sinh xã hội, tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng sống mọi mặt của nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Quảng Ninh hôm nay đã và đang thực sự đổi khác về mọi mặt, khẳng định tầm vóc mới, diện mạo mới, vị thế mới của vùng phên dậu phía đông bắc Tổ quốc. Đây là tiền đề, nền tảng quan trọng, tạo đà cho Quảng Ninh phát triển nhanh, bền vững hơn nữa trong giai đoạn tới. Tin rằng, với những nỗ lực như vậy, thời gian tới, Quảng Ninh sẽ tiếp tục và tiếp tục trở thành địa phương có tốc độ tăng trưởng hàng đầu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.