Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Tại thời điểm đầu năm 2022, ông Nguyễn Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) đã tiết lộ về những mục tiêu chiến lược của công ty trong giai đoạn 2021-2025 với vốn hoá 5 tỷ USD vào năm 2025, lợi nhuận sau thuế 5.000 tỷ đồng, ROE lớn hơn 20%,…, cùng với đó là kế hoạch IPO. Ban lãnh đạo TCBS thời điểm đó cho biết đã chuẩn bị kế hoạch để IPO TCBS trong 1-2 năm tới, tuy nhiên đến nay vẫn "chưa thấy động tĩnh".
Tại buổi chia sẻ về triển vọng ngành ngân hàng năm 2024 với sự tham gia của ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank, HoSE: TCB), ông Nguyễn Xuân Minh đã giải đáp thắc mắc của các nhà đầu tư về kế hoạch IPO của TCBS.
Theo đó, ông Minh cho biết vấn đề này không chỉ nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cá nhân, mà nhiều nhà đầu tư tổ chức, quỹ đầu tư nước ngoài cũng đã đặt câu hỏi này cho TCBS. Tuy nhiên, việc IPO đối với TCBS vẫn chỉ đang là kế hoạch, chưa có thời gian thực hiện cụ thể.
“Với những người làm kinh doanh như chúng tôi, việc IPO TCBS không phải là bán vốn thu lãi mà chủ yếu là huy động vốn để kinh doanh. Với tốc độ mở rộng kinh doanh của TCBS như hiện nay, tôi nghĩ thời điểm năm nay hay năm sau, khi thị trường tốt hơn, nhu cầu vốn của TCBS sẽ cao hơn thì việc đề nghị ĐHCĐ chấp nhận cho công ty được niêm yết và huy động thêm vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước là việc tất yếu”, ông Nguyễn Xuân Minh cho hay.
Chủ tịch TCBS cho rằng, việc niêm yết và huy động thêm vốn sẽ giúp TCBS mở rộng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn về cho vay margin cũng như đáp ứng được kế hoạch 5 năm cho giai đoạn 2021-2025 đã đề ra trước đó.
Trong kế hoạch 5 năm, ông Nguyễn Xuân Minh nhận định một số chỉ tiêu khá thách thức đối với TCBS như đạt 5 triệu khách hàng. Hiện nay, số lượng khách hàng của công ty đạt được là 1 triệu khách hàng, chưa được một nửa kế hoạch dù đây đã là con số lớn trên thị trường, chiếm thị phần cao.
Chỉ tiêu 5.000 tỷ đồng lợi nhuận vào năm 2025 và vốn hoá 5 tỷ USD được Chủ tịch TCBS nhận định “trong tầm tay”. Năm 2024, TCBS kỳ vọng lợi nhuận đạt 3.700 tỷ đồng, dựa trên tốc độ tăng trưởng 30-40% mỗi năm trong 8 năm liên tiếp vừa qua.
Theo ông Nguyễn Xuân Minh, một trong những mảng kinh doanh chính của TCBS là trái phiếu doanh nghiệp đang phục hồi rất mạnh mẽ, cao hơn cả giai đoạn trước khi khủng hoảng thanh khoản trên thị trường xảy ra hồi cuối năm 2022. Thị trường trái phiếu đã bình ổn trở lại từ quý III/2023 cho tới nay, đánh giá dựa trên nhu cầu của nhà đầu tư vào những trái phiếu doanh nghiệp mà TCBS phát hành.
“Nhu cầu mua trái phiếu đối với những sản phẩm do chúng tôi phát hành, tư vấn phát hành đạt từ 250-300 tỷ đồng mỗi ngày, là giá trị cao kỷ lục của TCBS trong 8 năm qua. Đây là tín hiệu phục hồi mạnh mẽ và là điều đáng mừng cho thị trường trái phiếu. Chúng tôi kỳ vọng sự phục hồi này sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn trong năm 2024”, Chủ tịch TCBS cho hay.
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.