Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chiều 11/10, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị gặp mặt, tọa đàm với doanh nghiệp, doanh nhân năm 2019 với gần 200 đại diện các chủ doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tham dự.
Theo giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Trần Tú Anh, Hà Tĩnh hiện có 7.388 doanh nghiệp, trong đó có 6.620 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc đang hoạt động; 768 doanh nghiệp đang tạm ngừng hoặc bị cảnh bảo vi phạm không hoạt động.
Từ đầu năm đến nay, Hà Tĩnh thành lập mới 812 doanh nghiệp, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái; có 187 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại. Ngoài ra, có trên 1.385 hợp tác xã và hơn 3.686 tổ hợp tác, trên 60.000 hộ kinh doanh. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển, tiến tới thành lập doanh nghiệp.
Vốn điều lệ bình quân của các doanh nghiệp trong nước đạt 10 tỷ đồng. Trong đó, 4 doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 1.000 tỷ đồng trở lên.
Tỷ trọng vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong cơ cấu tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh. Năm 2010 đạt 35,85% năm và tăng lên 62,57% năm 2018; đóng góp 18,8% GDP năm 2010 lên 31,92% GDP năm 2018. Trong 9 tháng năm 2019, các doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước trên 3.000 tỷ đồng (chiếm 60% tổng thu ngân sách nội địa), giải quyết việc làm cho trên 83.000 lao động.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã chấp thuận đầu tư cho 88 dự án, trong đó có 82 dự án trong nước với số vốn 3.400 tỷ đồng; 6 dự án FDI với tổng số vốn 12,8 triệu USD.
Hiện Hà Tĩnh là địa phương đứng thứ 9 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với trên 80 dự án có tổng vốn đầu tư gần 13 tỷ USD. Toàn tỉnh có trên 1.300 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký trên 370.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 16 tỷ USD).
Tại hội nghị, nhiều ý kiến của các doanh nghiệp bày tỏ các vướng mắc về các cuộc thanh kiểm tra chồng chéo; kiểm soát hóa đơn thuế còn nhiều bất cập. Ngoài ra, vướng mắc trong tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thời gian thuế đất, thủ tục hành chính một số lĩnh vực còn làm khó doanh nghiệp trong quá trình đầu tư.
Với những ý kiến từ các doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cùng các sở, ngành liên quan đã đã trực tiếp đối thoại, giải đáp các thắc mắc, kiến nghị liên quan đến cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp.
Tại buổi tọa đàm, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành triển khai thiết lập đa dạng các kênh thông tin để tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp về kết quả thực hiện các thủ tục hành chính, các vấn đề vướng mắc gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Đồng thời phát hiện, điều tra kịp thời, xử lý nghiêm minh và giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của doanh nghiệp đối với các vụ việc vi phạm cạnh tranh, nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong kinh doanh.
Trước thực trạng các đoàn thành, kiểm tra chồng chéo, trùng lặp, nhiều lần gây bất lợi và làm khó cho doanh nghiệp, người đứng đầu chính quyền Hà Tĩnh đề nghị tất cả các kế hoạch thanh, kiểm tra của các đơn vị đều phải trình thanh tra tỉnh trước khi thực hiện.
"Đối với kế hoạch thanh, kiểm tra tại doanh nghiệp, các sở ngành đều phải gửi xin ý kiến của thanh tra tỉnh kể cả đột xuất lẫn thường xuyên. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm xây dựng hệ thống theo dõi, tuyệt đối không để các đoàn thanh, kiểm tra làm khó doanh nghiệp", Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng nhấn mạnh.
Cũng trong dịp này, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức vinh danh 53 doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2019.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.