VNF

Trong năm 2023, TP. Đà Nẵng sẽ triển khai thực hiện nhiều giải pháp mang tính căn cơ, quyết định nhằm khơi thông nguồn lực, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để thu hút đầu tư, đặc biệt từ các tập đoàn lớn. Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đã có cuộc trao với ông Lê Trung Chinh – Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng xung quanh vấn đề này.


Năm 2023, Đà Nẵng chọn chủ đề “Năm tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội”. Ông có thể chia sẻ vì sao thành phố lại chọn chủ đề này không, thưa ông?

Ông Lê Trung Chinh: Trong năm 2022, mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế, tuy nhiên, thành phố vẫn gặp phải những khó khăn nhất định, nguồn lực của thành phố vẫn chưa được khơi thông khiến cho việc thu hút đầu tư vẫn còn hạn chế.

Cụ thể, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công vượt kế hoạch trung ương giao nhưng kế hoạch thành phố giao chưa đạt do nhiều nguyên nhân; việc triển khai đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện vẫn đang trong giai đoạn tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện thủ tục khai thác vận hành; quỹ đất tái định cư có quy mô lớn còn thiếu cục bộ, nhiều khu đất sạch chưa đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, làm cơ sở thu hút đầu tư...

Bên cạnh đó, thành phố đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, bản án của tòa; tình trạng mất cân đối về cơ cấu cung - cầu lao động chưa được khắc phục, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng, thiếu lao động trong những tháng đầu năm 2022...

Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 là khơi thông và khai thác hiệu quả lợi thế, tiềm năng của thành phố, hướng đến các nguồn lực phát triển mới, từ đó, giữ vững tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Với chủ đề trên, ông có thể nói rõ hơn nhiệm vụ trọng tâm mà Đà Nẵng đặt ra trong năm 2023 không?

Ông Lê Trung Chinh: Bước sang năm 2023, thành phố dự kiến sẽ triển khai thực hiện nhiều giải pháp mang tính căn cơ, quyết định. Cụ thể, thành phố sẽ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về khơi thông các nguồn lực, giữ vững tăng trưởng kinh tế, sớm vượt qua các khó khăn thách thức, phấn đấu tổng sản phẩm xã hội (GRDP, giá so sánh 2010) tăng 6,5-7% so với ước thực hiện năm 2022; GRDP bình quân đầu người đạt 4.500 USD; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt và vượt tổng thu ngân sách thực hiện năm 2022.

Tập trung phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để khẩn trương tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan đến kết luận thanh tra; vướng mắc liên quan đến quy hoạch, thủ tục đầu tư (đặc biệt vướng mắc các dự án bất động sản, đô thị) theo Kế hoạch triển khai “Phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố của Chính Phủ”. Đồng thời triển khai “Kế hoạch tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để khơi thông nguồn lực đất đai đối với các dự án, khu đất không thuộc phạm vi xử lý của tổ công tác theo Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính Phủ”.

Thành phố sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch TP. Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn thành các quy hoạch phân khu theo quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 359/QĐ-TTg, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng đồ án, bảo đảm tính kế thừa và không ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư xây dựng đang triển khai. Giao kế hoạch, công khai và phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 theo quy định để có cơ sở triển khai thực hiện và giải ngân từ đầu năm 2023. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các công trình động lực, trọng điểm, liên kết vùng như Cảng Liên Chiểu, mở rộng Quốc lộ 14B, mở rộng đường tránh Nam Hải Vân (đoạn Hòa Liên - Túy Loan), đường kết nối Khu công nghệ cao với đường cao tốc Bắc - Nam…

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả 15 chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố do HĐND và UBND thành phố ban hành, đặc biệt là Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức vay vốn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế xã hội quan trọng trên địa bàn thành phố. Sớm trình HĐND ban hành Nghị quyết quy định chính sách khuyến khích xã hội hóa trên địa bàn thành phố; tiếp tục hoàn thiện thủ tục, quy trình tiếp cận thuận lợi nguồn vốn vay từ Quỹ Đầu tư phát triển thành phố.

Thành phố cũng sẽ tổ chức Diễn đàn đầu tư 2023; hoàn thiện và đưa vào sử dụng chính thức Bản đồ số về các dự án kêu gọi đầu tư vào TP. Đà Nẵng; sửa đổi quy trình chuẩn bị đầu tư đối với các dự án đầu tư không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện ngoài các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung phù hợp Luật đầu tư 2020 và Luật đất đai (sửa đổi)... Tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc, tiến tới khởi công triển khai đầu tư một số dự án có quy mô đầu tư lớn đã được cấp phép đầu tư. Hỗ trợ nhà đầu tư nghiên cứu thực hiện các dự án đã được trao thông báo nghiên cứu đầu tư, ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác.

Việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong thực hiện kết luận thanh tra, bản án qua công tác xử lý sau thanh tra của Thanh tra Chính phủ, đến nay thành phố đã thực hiện đến đâu, thưa ông?

Ông Lê Trung Chinh: Hiện nay, TP. Đà Nẵng đang triển khai thực hiện 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ. Để thực hiện từng kết luận, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch và nghiêm túc chỉ đạo các ngành, các cấp và các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện kết luận đã tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ hàng quý báo cáo kết quả về UBND thành phố.

Căn cứ kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại 4 Kết luận thanh tra, UBND thành phố đã ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, các thông tin công khai liên quan đến đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất, công trình xây dựng và công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất; xây dựng và đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu không gian đô thị và quy hoạch thành phố trên hệ thống GIS thuộc Đề án xây dựng thành phố thông minh; vận hành hệ thống dữ liệu đất đai của thành phố.

Đồng thời, thành phố cũng chỉ đạo tăng cường kiểm tra thường xuyên về tiến độ sử dụng đất và xử lý nghiêm đối với các dự án, công trình đã được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhưng không sử dụng đất hoặc chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng... Thành phố cũng đã truy thu nghĩa vụ tài chính theo kiến nghị tại các kết luận thanh tra với số tiền đã nộp vào ngân sách hơn 1.000 tỷ đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện các kết luận thanh tra, bản án liên quan đến đất đai tại Đà Nẵng, có nhiều nội dung chưa hoàn thành do vấn đề phát sinh từ thực tiễn, vướng các quy định pháp lý, một số nội dung đã xảy ra rất lâu nên rất khó khăn trong việc xác định lại giá trị hoặc dự án.

Từ thực tiễn thực hiện các kết luận thanh tra hiện nay, có thể thấy nếu áp dụng pháp luật thì việc thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đó, thành phố đã đề nghị Thanh tra Chính phủ, Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành vận dụng các văn bản hiện hành và thực tiễn để cùng TP. Đà Nẵng tháo gỡ khó khăn, tham mưu Thủ tướng Chính phủ trình cấp có thẩm quyền tạo điều kiện khắc phục các vi phạm đã chỉ ra tại các kết luận thanh tra, chia sẻ những khó khăn với doanh nghiệp, từ đó khơi thông nguồn lực cho sự phát triển của thành phố nói riêng và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.

Qua Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance cũng như nhiều cơ quan truyền thông chúng tôi mong muốn Chính phủ, các Bộ, ngành hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đà Nẵng hoàn thành tốt các mục tiêu và sứ mệnh của mình.

Thu hút đầu tư được xem là nhiệm vụ chính trị quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Đà Nẵng đã và sẽ làm gì trong thời gian tới để hấp dẫn nhà đầu tư, thưa ông?

Ông Lê Trung Chinh: Xác định đây là mục tiêu lâu dài, kiên trì vì vậy trong suốt thời gian qua Đà Nẵng không bằng lòng với những gì đã đạt được, luôn nỗ lực cải thiện, “làm mới” mình để hấp dẫn hơn với nhà đầu tư. Bên cạnh việc đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để tạo thuận lợi, rút ngắn thời gian, chi phí cho nhà đầu tư, thành phố còn công khai minh bạch quỹ đất kêu gọi đầu tư và các dự án kêu gọi đầu tư; đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về đất đai, quy hoạch, đầu tư... Điển hình thành phố đã lập các tổ công tác liên ngành 509, 602 và Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Với những nỗ lực đó cùng với việc đa dạng các hình thức xúc tiến, vì vậy trong bối cảnh kinh tế vừa phục hồi, Đà Nẵng vẫn thu hút đầu tư ấn tượng. Đơn cử tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng năm 2022, thành phố đã thu hút tổng số vốn đầu tư đề xuất hơn 5,6 tỷ USD cho 27 dự án. Những con số đó là minh chứng và ghi nhận những nỗ lực luôn cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn hơn của Đà Nẵng.

Với mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, đóng vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ…, Đà Nẵng đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong thời gian tới, thành phố tập trung thu hút nguồn vốn FDI từ các thị trường truyền thống, trọng điểm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hoa Kỳ, Đức...; đồng thời tận dụng và khai thác có hiệu quả mối quan hệ với các đối tác chiến lược (đối tác toàn diện, đối tác chiến lược toàn diện); chú trọng vận động và thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn. Bên cạnh đó, thành phố sẽ tăng cường quảng bá môi trường đầu tư, kinh doanh tại các thị trường tiềm năng khác, tiêu biểu như Ấn Độ.

Xin cảm ơn ông!

sử dụng iframe bình luận có sẵn
Chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng, Bầu Đức vẫn chưa thể trả hết nợ

Chủ tịch 82 tuổi nhận thù lao 7 tỷ/tháng, Bầu Đức vẫn chưa thể trả hết nợ

(VNF) - Nữ Chủ tịch 82 tuổi Nguyễn Bạch Tuyết nhận thù lao 7 tỷ/tháng, bầu Đức quyết tâm xóa lỗ lũy kế cuối năm nay, 'công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

DN thua lỗ nhưng cổ phiếu tăng sốc: Đầu cơ đổ tiền vào AAV, ai hưởng lợi?

DN thua lỗ nhưng cổ phiếu tăng sốc: Đầu cơ đổ tiền vào AAV, ai hưởng lợi?

(VNF) - Sau nhiều phiên “làm mưa làm gió”, cổ phiếu AAV đã kết thúc xu hướng tăng bằng 3 phiên nằm sàn. Đáng nói, đà tăng phi mã của mã này trong thời gian ngắn giúp 2 thành viên chủ chốt của doanh nghiệp có thêm hàng trăm tỷ đồng.

Giới trẻ cần biết 4 kỹ năng này, nếu không muốn bị “tổn thương” tài chính

Giới trẻ cần biết 4 kỹ năng này, nếu không muốn bị “tổn thương” tài chính

(VNF) - Các bạn trẻ đang đối mặt với áp lực về việc đảm bảo cuộc sống độc lập, chuẩn bị cho tương lai và xây dựng sự nghiệp thành công. Chình vì vậy, việc hiểu biết về tài chính cá nhân giúp họ tự chủ và tự tin hơn trong việc quản lý tiền bạc.

Xây dựng Chính phủ số: Mấu chốt là 'mở khóa' liên thông dữ liệu

Xây dựng Chính phủ số: Mấu chốt là 'mở khóa' liên thông dữ liệu

(VNF) - Thừa nhận vấn đề liên thông dữ liệu số trong thời gian qua đã có bước chuyển khá mạnh về mặt nhận thức nhưng nếu dữ liệu số không được liên thông, kết nối và chia sẻ, đồng nghĩa với việc chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, Chính phủ điện tử cũng sẽ không thể đến đích.

Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'

Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'

(VNF) - Tổng giám đốc SJC đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng, bởi từ năm 2012 đến nay, doanh nghiệp không được sản xuất và nhập khẩu vàng nguyên liệu, nên không hưởng lợi từ việc vàng tăng giá mà còn bị mang tiếng trục lợi.

Ông Dương Văn Thái và ông Mai Tiến Dũng bị khai trừ Đảng

Ông Dương Văn Thái và ông Mai Tiến Dũng bị khai trừ Đảng

(VNF) - Ngày 16/5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét việc thi hành kỷ luật ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang và ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Ông Lê Thanh Hải bị cách tất cả chức vụ trong Đảng

Ông Lê Thanh Hải bị cách tất cả chức vụ trong Đảng

(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải bằng hình thức Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.

Ông Lê Minh Hưng làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Ông Lê Minh Hưng làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

(VNF) - Ngày 16/5, ông Lê Minh Hưng được Bộ Chính trị phân công giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương kiêm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Chân dung 4 nhân sự được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị

Chân dung 4 nhân sự được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị

(VNF) - Tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII diễn ra vào ngày 16/5, Trung ương đã cho ý kiến về công tác nhân sự.

Bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác

Bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác

(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa đồng ý cho bà Trương Thị Mai thôi làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nhiệm kỳ 2021-2026 theo nguyện vọng cá nhân.

Đại tướng Lương Cường làm Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường làm Thường trực Ban Bí thư

(VNF) - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - Đại tướng Lương Cường được Bộ Chính trị phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư.