Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 tổ chức ngày 25/6, một cổ đông của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đặt câu hỏi rằng liệu Hòa Phát có tham gia làm thép cho ngành ô tô trong nước hay không.
Trong phần trả lời, Chủ tịch Trần Đình Long nhấn mạnh rằng: "Hòa Phát phải làm cái gì nhiều, số lượng lớn, thô nên trong ngắn hạn không nghĩ đến làm thép cho ô tô. Bao giờ sản lượng trong nước phải bằng Thái Lan thì Hòa Phát mới nghĩ đến".
Chiến lược "làm số lượng lớn" được ông Long đề cập xuyên suốt trong câu trả lời với các cổ đông. Chẳng hạn như câu hỏi tại sao Hòa Phát quyết định làm thép cuộn cáp nóng (HRC), ông Long cho biết năm 2019, toàn thị trường Việt Nam tiêu thụ 11 triệu tấn HRC, trong đó Formosa chiếm 4 triệu tấn. Dây chuyền của Hòa Phát tối đa 3 triệu tấn, nghĩa là tổng cầu lớn hơn tổng cung.
"Một ngành mà chỉ có 2 đơn vị sản xuất thì quá ít. Các ngành khác hàng nghìn doanh nghiệp cạnh tranh nhau", ông Long nói.
Vị tỷ phú USD cho biết thêm mặc dù HRC có biên lợi nhuận thấp hơn thép thành phẩm nhưng số lượng rất lớn. Đây là lý do khiến Hòa Phát lựa chọn HRC để phát triển.
Chủ tịch Hòa Phát cho hay vừa qua, Hòa Phát đã cho ra lò sản phẩm HRC đầu tiên và ước tính sẽ chạy thử trong khoảng 3 - 4 tháng. Dự kiến đến tháng 9 năm nay sẽ chạy thương mại. Ông Long tiết lộ tham vọng rằng ở giai đoạn 2 - mở rộng khu liên hợp thép Dung Quất, Hòa Phát cũng đang tính đến sẽ chủ yếu làm HRC.
Liên quan đến câu hỏi Hòa Phát sẽ làm thế nào để tiêu thụ hơn 8 triệu tấn thép khi khu liên hợp thép Dung Quất cơ bản hoàn thành vào năm 2021, Chủ tịch Trần Đình Long nhấn mạnh: "Chính sách của chúng ta là ra bao nhiêu bán hết từng đó. Nếu phần thép bán chậm thì tăng bán phôi. Làm sao sản lượng thép thô 8 triệu tấn bán được hết".
Quý II/2020, lãnh đạo Hòa Phát ước tính tập đoàn ghi nhận lợi nhuận sau thuế khoảng gần 2.700 tỷ đồng, 6 tháng ước đạt khoảng 5.000 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Một trong những nguyên nhân khiến Hòa Phát đạt được thành quả này bất chấp Covid-19 là do trong nửa đầu năm, tập đoàn đã đẩy mạnh xuất khẩu phôi ra nước ngoài, vì từ phôi ra thép xây dựng chỉ thêm một công đoạn.
Một cổ đông đặt câu hỏi rằng việc Hòa Phát xuất khẩu ra nước ngoài mà phần lớn là vào thị trường Trung Quốc thì có bền vững hay không. Tổng giám đốc Trần Tuấn Dương cho biết "khó trả lời" việc xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ được duy trì trong dài hạn hay ngắn hạn. "Nếu không xuất khẩu sang Trung Quốc thì xuất khẩu sang các nước khác như các nước Đông Nam Á", ông Dương nói.
Tại đại hội lần này, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long cũng dành nhiều thời gian chia sẻ về vấn đề môi trường.
"Chúng ta làm thép là ngành công nghiệp có vấn đề lớn về môi trường. Trường hợp Dung Quất rất phức tạp. Người dân xung quanh bị ảnh hưởng. Chúng ta giải phóng mặt bằng, bồi thường cho dân để đi tái định cư, Hòa Phát đã xin ứng trước tiền nhưng chưa được.
Một là phía lãnh đạo tập đoàn thông cảm và chia sẻ. Hai là sẽ làm tất cả những gì sớm nhất có thể (ứng trước tiền làm tái định cư, thuê nhà cho bà con)", ông Long bày tỏ.
Hoặc như vấn đề môi trường khi làm nông nghiệp - ngành vốn có nhiều khó khăn như dịch bệnh, mùa vụ, môi trường…, ông Long cho hay tất cả trang trại của Hòa Phát làm như nuôi bò, nuôi lợn, tập đoàn đều dành kinh phí đầu tư xử lý môi trường. Trong quá trình làm không tránh được những vấn đề mới. Chẳng hạn như Hòa Phát từng không tính đến yếu tố hướng gió, làm ảnh hưởng đến người dân. Giải pháp là đối mặt và thuê tư vấn chuyên gia để khắc phục tốt nhất có thể.
"Nhiều người cứ chê C.P. Lợi nhuận C.P năm nay tôi dự đoán không dưới 30.000 tỷ. Sao nước ngoài không làm trang trại tử tế mà cứ thuê nông dân làm, vì họ muốn đẩy vấn đề môi trường cho người dân", Chủ tịch Hòa Phát nêu quan điểm.
Theo tờ trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, Hòa Phát đặt kế hoạch doanh thu toàn tập đoàn năm nay ở mức 86.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến ở mức 9.000 tỷ đồng.
Như vậy, so với năm 2019, doanh thu năm 2020 của Hòa Phát dự kiến tăng 33%, lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 19%.
HĐQT Hòa Phát cũng thông qua phương án chia cổ tức năm 2019 với tổng tỷ lệ chi trả 25%. Hình thức chi trả là 5% bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu. Thời gian thực hiện là trong quý II và quý III năm 2020. Cổ phiếu phát hành từ chia cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu sẽ được niêm yết ngay sau khi thực hiện.
Đáng chú ý, HĐQT Hòa Phát cũng thông qua tỷ lệ cổ tức dự kiến năm 2020 là 20%.
Về vấn đề cổ tức, ông Trần Đình Long chia sẻ thêm: "Trong bối cảnh tập đoàn đang dành nguồn lực để đầu tư khu liên hợp Dung Quất thì việc dành tiền mặt ra để chia cổ tức là một sự cố gắng lớn".
Ông Long cho hay trong tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến 20% cho năm 2020, Hòa Phát sẽ cố gắng chia từ 5-10% cổ tức bằng tiền mặt.
Về dự án mở rộng khu liên hợp thép Dung Quất với tổng mức đầu tư dự kiến 60.000 tỷ đồng, Chủ tịch Hòa Phát cho biết dự án rất lớn, phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
"Vừa rồi Hòa Phát có xin trước ý kiến của cổ đông. Tuy nhiên cá nhân tôi dự tính thời gian hoàn thành đầy đủ yêu cầu pháp lý kéo dài không dưới 2 năm. Văn bản hiện chưa xong ở cấp tỉnh. Vì vậy, chúng tôi sẽ lấy ý kiến cổ đông một lần nữa sau khi đã đáp ứng tất cả các quy định pháp lý", ông Long thông tin.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.