Bên trong dự án ở Đắk Lắk từng đạt giải Quy hoạch đô thị quốc gia
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.
‘Giá container đường thuỷ phía Bắc cao gần bằng đường bộ’
Ông Lê Duy Hiệp cho biết: Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), thị phần vận chuyển ĐTNĐ mới chỉ 18%, trong khi vận tải đường bộ vẫn chiếm tới 76,8%. Đáng chú ý, vận tải ĐTNĐ phía Bắc quá nhiều hạn chế, dù tiềm năng nhưng chưa được khai thác và hỗ trợ đúng mức khiến các doanh nghiệp “quay lưng” với vận tải thuỷ.
Cụ thể, theo báo cáo của các doanh nghiệp vận tải container khu vực phía Bắc gồm: Bắc Kỳ, Lokaport, ICD Quế Võ, Hải Linh, Nam Dương sản lượng vận tải container bằng phương tiện đường thuỷ Hải Phòng – Bắc Ninh khoảng 4.000 Teus/tháng, chưa được 1% lượng hàng container qua cảng Hải Phòng. Lý do có quá ít doanh nghiệp container lựa chọn đường thuỷ vì mức giá hiện cao xấp xỉ so với đường bộ.
Ví dụ như tuyến đường thuỷ nội địa Bắc Ninh – Hải Phòng trên sông Đuống thuộc hàng lang đường thuỷ số 1 (Quảng Ninh – Hải Phòng - Phả Lại – Hà Nội – Việt Trì), khoảng cách từ cảng ICD Tân Cảng Quế Võ tới cụm cảng Đình Vũ (Hải Phòng) khoảng 115km và tới cảng HICT khoảng 135km có thời gian từ Quế Võ (Bắc Ninh) đến Hải Phòng là 8-11h tuỳ thuộc vào con nước .
Như vậy, thời gian vận chuyển dài gấp 3 lần đường bộ, bù lại chi phí chỉ giảm được 20% so với đường bộ. Ước tính 1 container đi đường thuỷ (sau khi đóng phí hạ tầng cảng biển Hải Phòng) mất 2.650.000 đồng, còn đường bộ là 3.200.000 đồng (bằng 83%). Chi phí này là quá cao, chưa hấp dẫn các doanh nghiệp đi đường thuỷ.
‘Chỉ sử dụng đường thuỷ, vẫn phải đóng phí hạ tầng’
Cũng theo ông Lê Duy Hiệp, từ ngày 1/1/2017, Tp. Hải Phòng đã tiến hành thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ (gọi là phí cơ sở hạ tầng) trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng.
Mức thu phí tuỳ thuộc loại hàng hoá xuất nhập khẩu (gồm hàng rời và container). Sau 2 lần điều chỉnh nhỏ giọt, mức thu phí vẫn ở mức cao. Ví dụ như container 20 feet là 230.000 đồng; container 40 feet là 460.000 đồng; hàng lỏng, hàng rời là 14.000 đồng/tấn.
“Việc thu phí trên của Tp. Hải Phòng đã làm gánh nặng tăng chi phí logistic cho doanh nghiệp, giảm năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất nhập khẩu và nền kinh tế nói chung”, ông Hiệp nói.
Ông Lê Duy Hiệp cũng nêu bất cập: "các phương tiện đường thuỷ nội địa hoạt động trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng, chỉ sử dụng luồng đường thuỷ, không sử dụng công trình, hạ tầng đường bộ, nhưng vẫn phải đóng phí."
"Trong khi, tuyến luồng đường thuỷ do Trung ương đầu tư, còn các cầu bến trong cảng biển Hải Phòng thì do các doanh nghiệp đầu tư. Vì thế, các phương tiện thuỷ đã đóng phí và lệ phí theo quy định tại Thông tư số 248/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Khi doanh nghiệp sử dụng cầu bến của các doanh nghiệp cảng/ICD đã phải thanh toán phí cầu bến theo quy định của biểu giá các cảng".
"Việc đóng thêm phí hạ tầng cảng biển dù doanh nghiệp đường thuỷ không sử dụng kết cấu hạ tầng không khác gì làm tăng gánh nặng cho doanh nghiệp, nảy sinh tình trạng phí chồng phí".
Ông Lê Duy Hiệp cũng cho biết thêm: Năm 2018, Hải Phòng thu được từ phí hạ tầng cảng biển là 1.563 tỷ đồng. Trong khi, lượng hàng container đường thuỷ đi qua Hải Phòng chỉ chiếm 1%, tương đương mức thu phí chỉ khoảng 15,63 tỷ đồng. Mức phí này là quá nhỏ so với mức thu hàng năm của Hải Phòng.
“Vì thế, để tăng lượng hàng container đi đường thuỷ nội địa, giảm tải cho các tuyến đường bộ, phía VLA đề nghị các cơ quan có thẩm quyền và UBND Tp. Hải Phòng xem xét không thu phí hạ tầng cảng biển, hoặc chí ít giảm 2/3 mức thu phí hiện hành”, ông Hiệp nói.
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.