'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Trương Nguyện Thành là GS Đại học Utah (Mỹ), đảm nhận Phó hiệu trưởng điều hành Trường Đại học Hoa Sen đã 1 năm. Hội đồng quản trị trường này vừa bầu ông Thành giữ chức hiệu trưởng với số phiếu 16/18 và có văn bản gửi UNND TP. HCM, Bộ Giáo dục và đào tạo xin phê duyệt công nhận.
Tuy nhiên, chiếu theo Điều 20 Luật Giáo dục đại học, ông là người "không đủ tiêu chuẩn". Cụ thể, điều khoản này quy định tiêu chuẩn hiệu trưởng có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín về khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm, có trình độ tiến sĩ đối với trường Đại học, giám đốc học viện, đại học, có sức khỏe tốt.
Đánh giá về việc GS. Trương Nguyện Thành, Phó Hiệu trưởng điều hành Trường Đại học Hoa Sen không đủ tiêu chuẩn công nhận hiệu trưởng do chưa đủ 5 năm làm công tác quản lý, các chuyên gia giáo dục cho rằng đây là quy định lỗi thời, cứng nhắc.
Cụ thể, hiệu trưởng một trường Đại học ở TP. HCM cho rằng, Luật Giáo dục Đại học quy định tiêu chuẩn hiệu trưởng đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm là lỗi thời, trong điều kiện thu hút trí thức từ nước ngoài về.
Cũng theo vị này: "Cần tạo điều kiện cho người trẻ bằng cách sửa quy định này ở Luật Giáo dục đại học, hoặc trong trường hợp được Hội đồng trường hay HĐQT thông qua thì được “vượt rào”.
Theo ông, hiện nay, một số nước đã thực hiện thuê hiệu trưởng từ nước ngoài. Tại Việt Nam, Luật Giáo dục đã đặt ra Hội đồng trường có vai trò lớn nhất vì vậy nên để Hội đồng trường tự quyết định việc bổ nhiệm. “Không nên can thiệp vào quá sâu vào việc của các trường bằng cách "ôm" tất cả, trong đó có việc phê duyệt”, ông nói.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng khoa Luật, Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng cần phân biệt rạch ròi việc người có tài năng quản lý và tài năng nghiên cứu sẽ làm quản lý. Đây cũng là sự phân biệt giữa chức vụ quản lý và chức vụ khoa học.
Theo ông Sơn, một nhà nghiên cứu xuất sắc chưa chắc sẽ trở thành một nhà quản lý xuất sắc và ngược lại. Vì vậy, để thu hút một nhà khoa học mà thay đổi tiêu chuẩn chức vụ quản lý không phải là một giải pháp hay.
Tuy nhiên, pháp luật quy định muốn làm hiệu trưởng phải có 5 năm kinh nghiệm làm quản lý trưởng các đơn vị khoa, phòng ở cơ sở giáo dục đại học lại đang “ngáng chân” các trường đại học tự chủ.
“Điều quan trọng nhất của một hiệu trưởng là phải thuyết phục được Hội đồng trường (trường công) hoặc HĐQT (trường tư). Năng lực quản lý của hiệu trưởng sẽ do Hội đồng trường hoặc HĐQT chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu. Nếu trường công thì chịu trách nhiệm trước nhà nước, còn trường tư chịu trách nhiệm trước các cổ đông. Việc giữ quan điểm hiệu trưởng phải có 5 năm làm trưởng đơn vị phòng/khoa là tư duy sống lâu năm lên lão làng”, ông Sơn nói.
Trong khi đó, phản hồi những ý kiến về trường hợp GS. Trương Nguyện Thành, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho rằng khi sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học, các chuyên gia đã đặt vấn đề thay đổi quy định này.
Theo Điều 20 Luật Giáo dục đại học hiện hành, hiệu trưởng phải đảm bảo các tiêu chuẩn: Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín về khoa học, giáo dục, có năng lực quản lí và đã tham gia quản lí cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm...
Ở 3 dự thảo đầu của Luật Giáo dục đại học đang được sửa đổi, bổ sung, ban soạn thảo quy định nội dung trên theo hướng mở, theo đó, hiệu trưởng cần có "phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín khoa học, có năng lực quản lý, quản trị giáo dục đại học".
Năng lực quản lý, quản trị giáo dục ĐH này sẽ do hội đồng trường, hội đồng quản trị xác định, lựa chọn mà không cần phải có 5 năm kinh nghiệm làm trưởng khoa. Tuy nhiên, qua tổ chức lấy ý kiến tại 5 hội thảo ở 5 vùng (Thái Nguyên, Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM và Cần Thơ, với thành phần tham gia là đại diện các trường đại học, chuyên gia giáo dục, doanh nghiệp…), nhiều ý kiến cho rằng không nên hạ thấp tiêu chuẩn.
Theo bà Phụng, tiếp thu ý kiến góp ý, từ dự thảo lần thứ tư, ban soạn thảo tiếp tục quy định: "Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín khoa học, có kinh nghiệm tham gia quản lý giáo dục đại học ít nhất 5 năm từ cấp khoa, phòng, ban trở lên".
Ở dự thảo lần thứ tư và năm đến nay, không có ý kiến góp ý về nội dung này. Tuy nhiên, bà Phụng cũng cho rằng, đây mới chỉ là dự thảo, những nội dung thay đổi sẽ tiếp tục được xin ý kiến Quốc hội.
GS. Trương Nguyện Thành sinh năm 1962, là tiến sĩ khoa học ngành hóa và tính toán do ĐH Minnesota (Mỹ) cấp năm 1990. Cũng năm này, ông giành được Giải thưởng của Hội đồng Khoa học quốc gia Mỹ. Sau đó, học tiếp sau tiến sĩ ngành mô phỏng cơ cấu sinh lý; năm 1992, làm GS chính thức giảng dạy môn hóa lượng tử tại ĐH Utah (Mỹ).
Năm 1993, ông đoạt giải “Một trong những nhà khoa học trẻ tuổi có nhiều triển vọng của Mỹ”. Năm 2002, ông được phong GS cao cấp (cấp cao nhất trong ba cấp GS ở Mỹ) khi mới 41 tuổi. Năm 2005, ông được Phó chủ tịch UBND TP. HCM khi đó là ông Nguyễn Thiện Nhân (nay là Bí thư Thành ủy TP. HCM) mời về nước để diễn thuyết về tầm quan trọng của khoa học và công nghệ tính toán. Sau đó, GS. Trương Nguyện Thành được mời lập đề án thành lập Viện Khoa học và công nghệ tính toán TP. HCM.
Được biết, trong văn bản Sở GD&ĐT TP. HCM gửi UBND TP. HCM có đề cập tới việc Bộ GD&ĐT trả lời về hồ sơ công nhận GS Thành:
“Ở ĐH Utah, vị trí mà ông Trương Nguyện Thành tham gia là chủ tịch một số hội đồng (committee) của các nhóm công việc chuyên môn, hoặc liên quan hoạt động của ĐH Utah và không phải là các Khoa hoặc Phòng của trường. Việc xác định vị trí quản lý tương đương hiện nay chưa có quy định và tiêu chí để xác định mức độ tương đương cấp Phòng/Khoa của các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài với các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Do vậy không đủ cơ sở pháp lý được xác nhận ông Thành làm quản lý Phòng/Khoa”.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.