'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thị trường chứng khoán ngày 13/11: VN-Index tăng 11,13 điểm lên mức 879,34 điểm tương ứng với mức tăng 1,28%, HNX-Index tăng 0,41 điểm lên mức 106,79 điểm tương ứng mức tăng 0,39%, UPCOM-Index giảm 0,37 điểm xuống còn 52,47 điểm tương ứng mức giảm 0,7%.
Thanh khoản trên thị trường chứng khoán hôm nay tiếp tục duy trì ở mức rất cao nhờ giao dịch thỏa thuận, trong đó, có tới 342,98 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, tương ứng giá trị giao dịch đạt 14.165 tỷ đồng với 8.707 tỷ đồng đến từ giao dịch thỏa thuận.
Khối ngoại trên thị trường chứng khoán tiếp tục giao dịch sôi động và đi theo chiều hướng tích cực. Nhà đầu tư nước ngoài mua vào gần 50 triệu cổ phiếu, trong khi bán ra 49,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua vào đạt 7.473 tỷ đồng và giá trị bán ra là 7.225,5 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 617.628 cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng đạt hơn 247,5 tỷ đồng.
Trên sàn HOSE, khối ngoại nối dài chuỗi mua ròng lên còn số 13, với giá trị giảm 79,3% so với phiên trước, tương ứng khối lượng mua ròng đạt 225.948 cổ phiếu. Như vậy sau 13 phiên giao dịch, khối ngoại sàn HOSE đã mua ròng tổng cộng hơn 9.158,88 tỷ đồng.
Khối ngoại tại HOSE vẫn mua ròng mạnh nhất mã VNM(+6,2%), đạt gần 286 tỷ đồng. Điểm đáng chú ý trong giao dịch của khối ngoại đối với cổ phiếu VNM phiên hôm nay là hầu hết được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận.
Cụ thể, theo phương thức thỏa thuận, khối ngoại đã mua vào hơn 3,6 triệu cổ phiếu VNM (6.685,4 tỷ đồng), trong khi bán ra hơn 3,4 triệu cổ phiếu (6.370 tỷ đồng).
Tiếp đến hai mã VJC(-0,7%) và BMP(+6,9%) được mua ròng lần lượt 29 tỷ đồng và 28 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, MSN(-0,8%) bị bán ròng mạnh nhất với hơn 91,7 tỷ đồng. CCQ ETF nội E1VFVN30 cũng bị bán ròng hơn 42,3 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại vẫn chỉ mua ròng hơn 3,7 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng đạt 391.680 cổ phiếu.
Khối ngoại trên HNX mua ròng mạnh nhất mã PVS(+1,2%), đạt 3,2 tỷ đồng. HUT(-0,9%) cũng được mua ròng hơn 2 tỷ đồng. Trong khi đó, VGC(+0,5%) và NTP(+10%) bị bán ròng lần lượt 1,6 tỷ đồng và 1,58 tỷ đồng.
Như vậy, với việc sở hữu 5,53% vốn tại Vinamilk, JC&C đã trở thành cổ đông nước ngoài lớn thứ 2 của Công ty này, sau Tập đoàn F&N, của Singapore hiện đang sở hữu 18,7% vốn tại Vinamilk. Còn cổ đông lớn nhất hiện nay của Vinamilk là SCIC nắm 36% cổ phần.
Được biết, JC&C là đơn vị thành viên của Tập đoàn đầu tư đa ngành Jardine Matheson có trụ sở tại Hongkong. JC&C đã đầu tư vào thị trường Việt Nam hàng chục năm nay, tuy nhiên, việc tập đoàn này quan tâm tới lĩnh vực sữa là bất ngờ, bởi trước đó chủ yếu hướng vào cơ điện lạnh và sản xuất - phân phối ôtô với việc đang sở hữu 25% cổ phần của Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) và 23% cổ phần của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE).
VIS - Kyoei Steel Ltd, một công ty thép của Nhật Bản vừa thông báo đã mua hơn 14,76 triệu cổ phiếu VIS của Công ty cổ phần Thép Việt Ý, tương ứng với 20% vốn cổ phần của VIS. Giao dịch thực hiện ngày 3/11/2017. Trước giao dịch Kyoei Steel không sở hữu cổ phiếu VIS nào.
Đây cũng chính là số cổ phiếu mà Thái Hưng bán ra cùng ngày cho khối ngoại với giá thỏa thuận 25.597 đồng/cổ phiếu, thu về khoảng 378 tỷ đồng.
Sau giao dịch này, Thái Hưng giảm lượng cổ phiếu VIS đang nắm giữ xuống còn 33,72 triệu đơn vị, tương ứng giảm tỷ lệ nắm giữ từ 65,66% xuống còn 45,66%.
VRE - Công ty cổ phần Vincom Retail - Tổ chức WP Investments III B.V đã bán 195.335.842 cổ phiếu, giảm lượng sở hữu từ 288.332.239 cổ phiếu (tỷ lệ 15,71%) xuống 92.996.397 cổ phiếu (tỷ lệ 4,89%) và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 9/11/2017.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.