Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Phát biểu tại lễ khánh thành nhà máy, ông Nguyễn Hữu Đông - Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn La bày tỏ niềm vui với chuỗi dự án xanh của TH, gồm dự án phát triển rau củ quả và dược liệu Sơn La, cùng nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Sơn La vừa hoàn thành và đi vào hoạt động.
Bởi chưa bao giờ tỉnh có một chuỗi khép kín, gồm trồng trọt các loài cây ăn quả có giá trị kinh tế, người tiêu dùng ưa chuộng và có nhà máy chế biến bao tiêu ngay sản phẩm, tránh tình trạng "được mùa mất giá", phải giải cứu nông sản diễn ra ở nhiều nơi.
Là một vùng trồng cây ăn quả mới nổi lên gần đây, nhưng Sơn La đã có đến 16 loại sản phẩm xuất khẩu đi 15 quốc gia trên thế giới, sản phẩm nông sản Sơn La như xoài, nhãn, chanh dây… cũng đã có mặt ở các hệ thống siêu thị uy tín. Nhưng muốn mở rộng thêm sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng thì như thế vẫn là chưa đủ.
Năm 2017, UBND tỉnh Sơn La đã trao quyết định chủ trương và cam kết đầu tư cho 47 dự án, trong số này có 2 dự án kể trên, đều do Tập đoàn TH thực hiện.
Ngay sau khi nhận quyết định, Tập đoàn TH đã triển khai xây dựng nhà máy tại huyện Vân Hồ, một vùng đất còn hoang sơ nhưng khí hậu rất tốt, gần kề ngay vùng nguyên liệu do bà con người Mông, Kinh và các dân tộc anh em ở Vân Hồ trồng theo đúng quy trình nuôi trồng và thu hái sạch, sản phẩm sau thu hái được vận chuyển về nhà máy để sản xuất ra các loại đồ uống và trái cây chế biến bổ dưỡng, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
So với các đơn vị cùng đầu tư vào nông nghiệp khác, TH rất có kinh nghiệm bởi doanh nghiệp này đã có nhiều năm đầu tư vào chuỗi dự án khép kíp chăn nuôi - trồng trọt và chế biến, tại nhiều vùng nông nghiệp lớn của cả nước (Nghệ An, Lâm Đồng, Thái Bình, gần đây là Sơn La và Kon Tum).
Không những thế, TH còn đầu tư dự án chăn nuôi và chế biến sữa tại Nga, với các chuyên gia từ Việt Nam sang hỗ trợ dự án mới tại Nga, cho thấy những kinh nghiệm quản lý nhà máy lớn, hiện đại của Việt Nam đã được áp dụng rất tốt tại Nga. Giờ đây, những kinh nghiệm ấy được áp dụng tại Sơn La, vùng Tây Bắc giàu tiềm năng và đang đi đúng hướng trong nông nghiệp công nghệ cao.
Đây là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam chế biến sản phẩm cam, nhãn cô đặc, trên dây chuyền hiện đại hàng đầu thế giới.
Phát biểu tại lễ khánh thành nhà máy, bà Thái Hương (Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH) chia sẻ về quyết tâm đồng hành cùng người nông dân làm nông nghiệp công nghệ cao: “Với tấm lòng của mình, chúng tôi luôn muốn hướng đến việc làm thế nào để đưa bà con nông dân gần xa và các tỉnh nghèo khó phát triển, xóa đói giảm nghèo. Và xóa đói giảm nghèo bền vững nhất là đưa họ vào một phương thức canh tác sản xuất…
Chúng tôi gọi đó là THX kiểu mới. Hợp tác xã kiểu mới giúp doanh nghiệp kết nối với nông dân. Doanh nghiệp sẽ phụ trách thị trường, sẽ ứng dụng khoa học kỹ thuật để hướng dẫn cho bà con. Cuối cùng, bà con, với tài sản là đồng ruộng, bà con sẽ đi cùng TH, trở thành một mắt xích của TH”.
Tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 của dự án này là 1200 tỷ đồng, công suất chế biến 300 tấn rau quả/ngày. Nhưng Tập đoàn TH cũng đã có kế hoạch nâng mức đầu tư giai đoạn 2 lên 3500 tỷ đồng, cho thấy tập đoàn rất tin tưởng khả năng điều phối, xây dựng vùng nguyên liệu ở Sơn La.
Đây cũng là hy vọng về đầu ra cho các loại trái cây ngon của Sơn La như cam, chanh leo, sơn tra, nhãn, xoài…, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, hợp tác xã kết nối chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bền vững.
Dự án cũng là bài học cho nhiều vùng nông nghiệp muốn đầu tư sản xuất lớn. Ít ai biết rằng nhà máy này được hoàn thành trong thời gian rất nhanh chóng, chỉ 2,5 năm, trong khi thời gian xây dựng gặp rất nhiều khó khăn: địa hình phức tạp, ngập úng, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến chuyên gia nước ngoài không vào lắp đặt thiết bị được trong giai đoạn hoàn thiện nhà máy…
Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ là một phần trong chuỗi dự án xanh mà Tập đoàn TH thực hiện tại vùng Tây Bắc.
“Đây là một điểm sáng trong thu hút đầu tư của tỉnh Sơn La về tiến độ triển khai, hỗ trợ hạ tầng phục vụ nhà máy, công nghệ sản xuất hiện đại nhất trong các nhà máy trên địa bàn, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với hộ dân...”, ông Nguyễn Hữu Đông, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Sơn La nhận định.
Chính vì thế, tại lễ khánh thành nhà máy, lãnh đạo tỉnh Sơn La rất mong muốn mời bà Thái Hương và Tập đoàn TH sớm đầu tư thêm vào Sơn La. Tập đoàn TH là doanh nghiệp rất mạnh về đầu tư cho nông nghiệp. Việt Nam có gần 100 triệu dân và cũng là quốc gia mạnh về nông nghiệp, nhưng giờ đây muốn làm nông nghiệp công nghệ cao 4.0, trồng và chế biến sạch phục vụ nhu cầu của người dùng thì rất cần những nhà đầu tư có kinh nghiệm như TH.
Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ sử dụng công nghệ trích ly hoàn toàn tự động và công nghệ chế biến áp suất cao HPP. Quá trình chế biến sản phẩm sử dụng áp suất cao, chứ hoàn toàn không dùng nhiệt, bởi vậy sẽ lưu giữ được tối đa màu sắc, hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng của rau củ, trái cây mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cũng trên địa bàn huyện Vân Hồ, tập đoàn TH đang tiếp tục triển khai Dự án Phát triển rau, củ, quả và dược liệu Sơn La. Dự án có quy mô đầu tư 1.100 tỷ đồng, tạo nguồn nguyên liệu trên diện tích đất hơn 1.000 hecta. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.